Pages

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2011

Tản mạn chuyện công nhân dưới chế độ cộng sản

TTBL

Đã gọi là tản mạn thì là gặp đâu nói đấy, không có chủ đề mà chỉ biết gì nói đấy và cũng không lý luận như bài văn chính luận, tản mạn chỉ là những chuyện xảy ra.
Người công nhân dưới chế độ cộng sản tức là dưới chế độ do chính giai cấp mình lãnh đạo cho nên được ưu tiên cả cho cuộc sống và cả ưu tiên lao vào chỗ chết. Trong cuộc sống thì được ưu tiên vào các trường học đào tạo thành công nhân, ra trường được ưu tiên bố trí việc làm. Thật công bằng và khách quan mà nói thì đó là sự ưu tiên thật sự, lại được ưu tiên kết nạp vào Đảng, nhưng đây lại là vấn đề. Người công nhân sinh ra trong gia đình công nhân vốn không có tài sản gì mà sống chủ yếu bằng bán sức lao động.
Như vậy là người công nhân chỉ sống bằng lương (do bán sức lao động), nếu muốn đời sống lên thì phải được đào tạo nâng cao tay nghề, thế nhưng công nhân (xuất thân trong gia đình công nhân) lại được ưu tiên giới thiệu vào đối tượng Đảng, thế là bỏ bồi dưỡng tay nghề để học chính trị, tức là học những cái để biết về chính mình đã có những cái ấy, nào là giác ngộ giai cấp, sứ mệnh của giai cấp công nhân trong lịch sử…thông thường anh nào dốt tay nghề, hay nịnh nọt lại được ưu tiên nhiều hơn, anh nào tay nghề giỏi thì bất cần, hay bướng bỉnh, thế là bị đánh giá này khác. Anh dốt phấn đấu một thời gian vào Đảng thì được đề bạt, tối thiểu cũng là anh Công đoàn, thế là lên lãnh đạo anh giỏi. Anh giỏi lại bướng thời gian chiến tranh lại được ưu tiên đi bộ đội, xét lý lịch hoàn toàn trong sách (đã được kết nạp Đảng chậm hơn anh dốt) nên được ưu tiên giao cho nhiệm vụ khó khăn, được giao cho sử dụng vũ khí tối tân mới được Liên xô viện trợ…. (ở Mỹ 30 năm sau được công bố bí mật, ở ta khác).

Sống sót sau chiến tranh điều này được ưu tiên thực sự đó là ưu tiên đi bồi dưỡng tay nghề ở nước ngoài (khi mới manh nha đổi mới thì được đi theo dự án hợp tác đào tạo) không phải là nước XHCN. Điều đầu tiên ra nước ngoài thì thấy ngay tình trạng ông sư đi đâu cũng đường hoàng trong bộ đồ cà sa, còn anh cộng sản thì giấu, không dám nhận mình là cộng sản trong khi đó hồi còn trong nước thì cảm thấy vinh dự.
Ở nước ngoài mới thấy mình thực sự được đào tạo tay nghề vì không bị chính trị hoá kỹ thuật như ở trong nước. Được cái trời phú cho con người Việt Nam tiếp thu không đến nỗi chậm như một vài nước khác ở Châu Phi và ngay cả ở châu Á, lại thêm khéo tay thích hợp với các nghề tinh xảo. Chỉ phải cái nhược điểm là tính kỷ luật và tác phong công nghiệp kém và không đủ sức dẻo dai như học sinh các nước khác, điều này do chế độ dinh dưỡng hồi ở trong nước thiếu thốn.
Nhưng điều làm cho mình mở mắt là sao công nhân ở nước tư bản bị bóc lột thậm tệ mà sao họ sướng hơn công nhân nước XHCN, giai cấp công nhân làm chủ, mà mức sướng lên tới vài chục lần. Thế là đâm ra nghi ngờ chế độ của nhà ta. “Đi một ngày đàng học một sáng khôn”, sáng mắt ra được một bước. Cứ anh nào ra nước ngoài về nước cũng kêu ca, đây là tình trạng chung mặc dù khi ra đi thì nước nghèo hơn khi về. điều đầu tiên là thấy rõ cách làm ăn vừa bất hợp lý, vừa tiêu cực, cảnh thằng làm mướt mồ hôi cả ngày thì vẫn đói, còn người ngồi không lý thuyết dông dài thì sướng quá sức tưởng tượng. Bây giờ mới thấy lời ông Lỗ Tấn nói cách đây gần trăm năm là đúng: “đừng tưởng làm nô lệ cho dân tộc mình sướng hơn làm nô lệ cho dân tộc khác.” Mình là công nhân mà bị chính những đồng chí bóc lột mình. Trong nước đã hình thành giai cấp tầng lớp đảng viên chủ và đảng viên thợ làm thuê. Nhìn ra giai cấp liên minh với giai cấp mình là nông dân thì còn khốn khổ khốn nạn hơn mình vì bị cướp mất ruộng đất.
Không biết ai định ra cái chế độ tiền lương tối thiểu là như thế nào, căn cứ vào đâu mà định ra như thế trong khi lương thực tập ở nước ngoài cao hơn lương chính của thợ bậc cao tột bậc của ta. Đành gửi lại thẻ đảng đã trải qua nhiều năm phấn đấu mới được để ra bán sức lao động cho công ty nước ngoài (nếu là đảng viên thì họ không nhận), thế là lại một lần nữa thấy cách nhìn về Đảng ngay trong nước. Rồi biết bao tiêu cực khác diễn ra hàng ngày ngay trước mắt.
Kết luận chính giai cấp công nhân bị Đảng lừa dối, Đảng chỉ cần khi nào lợi cho Đảng, Đảng bây giờ khác trước quá nhiều. Nhà nước công nông nhưng có đại biểu Quốc hội là doanh nhân tức tư bản nhưng lại không có đại biẻu là công nhân. Như vậy Đảng cần phải xem lại minh hay cần thay lại Đảng. Nhiều nước không có Đảng Cộng sản lãnh đạo nhưng họ tiến gấp hàng trăm lần nước XHCN do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Giai cấp nông dân chiếm khoảng 73- 75% dân số, còn giai cấp công nhân chiếm khoảng 10-11% dân số, như vậy họ chiếm đại đa số dân tộc. Họ là những ai? Họ là con em của nhân dân Việt Nam, họ là thành phần lớn trong dân tộc.
Trong chiến tranh hay trong hoà bình họ đều là lực lượng lao động chiếm số đông, như vậy có thể nói họ là lực lương quyết định không nhỏ trong việc giữ gìn cũng như xây đựng đất nước. Giai cấp nông dân chỉ bám vào ruộng đất mà sống, còn giai cấp công nhân là giai cấp vô sản thì sống bằng gì? Họ sống bằng tay nghề, bằng bán sức lao động. Họ có niềm an ủi và nói theo ngôn ngữ của các người học cao là họ có triết lý sống “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” hay “ruộng bề nề không bằng nghề trong tay”. Đây là câu được truyền từ đời nọ sang đời kia của những người chỉ biết đi làm thuê.
Nhưng làm gì thì làm, ai mà chẳng muốn đời sống ngày càng khấm khá, con cái được học hành. Vậy muốn vươn lên thì người công nhân phải phấn đấu thế nào? Nói cách khác là phải có hướng tiến thủ, có hai loại tiến thủ, một loại đúng và một loại sai lầm dẫn đế tai hại. đúng là phải phấn đấu tay nghề ngày một tiến bộ để vươn lên, trước thì có thể gọi là mơ ước trở thành vua thợ, dùng từ “vua” thì có vẻ phong kiến, dưới thời XHCN thì gọi là “tổng bí thư thợ”. Đây là hướng đúng, còn hướng sai thì thường gặp ở những kẻ cơ hội, không phấn đấu được tay nghề thì phấn đấu thành cán bộ lãnh đạo, đi theo con đường phấn đấu chính trị, kết quả thầy chẳng ra thầy, thợ chẳng ra thợ, nhưng vì là đảng viên nòng cốt (cũng có thể do nịnh hót) nên được đề bạt chức nọ chức kia.
Ở các nước tiên tiến, cụ thể như Nhật thì người ta có phương châm sử dụng người là “nếu không có bụt thì đừng nặn đất lên mà thờ, vì vái mãi cũng không thiêng mà lại là chướng ngại vật cho người khác.” Trong thực tê sản xuất thì đã có trường hợp này xẩy ra, ông phó bí thư đảng uỷ tỏ ra quan tâm đến anh em công nhân, trong giờ sản xuất xuống thăm phân xưởng, thấy công nhân dùng thép phi lớn tiện lại thành nhỏ thì bảo sao không lấy thép nhỏ mà làm đỡ mất công tiện. Ông này dốt kỹ thuật góp ý bừa bãi, không biết rằng mỗi loại thép khác nhau thì dùng vào việc khác nhau. Gặp nhau anh thợ trẻ miền Nam tay nghề cao, tính tình nóng nẩy, lại làm trong lúc phải tập trung tư tưởng, lền buông ra một câu: “Cút mẹ mày đi cho bố mày làm việc.” Xấu hổ và danh dự hão, ông Đảng bảo đuổi CN, nhưng cậu trẻ có tay nghề cao không sợ, lúc này chẳng biết vì đoàn kết giai cấp hay vì phân xưởng cần cậu ta nên anh em CN phản đối việc đuổi cậu ta. Thế là nẩy sinh CN mâu thuẫn với đảng.
Điều đó nói lên ý nghĩa gì? Đó là trong nhà máy thì công nhân phải lãnh đạo công nhân, chứ không phải đảng lãnh đạo CN. Đảng lãnh đạo các lĩnh vực chuyên môn khác cũng thế thôi, nếu cứ xen vào khi không biết thì chuyện “cút mẹ mày đi cho bố mày làm việc” xẩy ra là chuyện bình thường. Giai cấp CN cần lương cao chứ không cần Đảng lãnh đạo. Chuyện ngành nào lãnh đạo ngành ấy và tạo điều kiện cho CN tay nghề cao để lương cao thì dễ nhận ra. Họ cũng giáo dục kiểu như các cụ ta ngày trước nhưng bài bản và khoa học hơn, tôi sẽ trình bày tản mạn trong phần sau, vì nó có liên quan tới chiến lược đào tạo con người để xây dựng đất nước.
Quan hệ giữa chủ (Phó Bí thư Đảng ủy) và thợ trong nước thì như vậy, nhưng ở nước ngoài không bao giờ xẩy ra hiên tượng như vậy, vì cách tổ chức nhân sự của họ khác. Ở ta, trong giờ làm việc thì thợ là thợ, chủ là chủ, ngoài giờ làm việc cũng thế. Nhưng ở nước tư bản thì khác,trong giờ làm việc thì chủ là chủ, thợ là thợ, nhưng ngoài giờ làm việc thì đố ai biết chủ và thợ khác nhau thế nào, chủ lái xe về nhà, thợ cũng lái xe riêng về nhà. Đây là mới nói về vật chất, điều này không quan trọng lắm mà muốn nói về văn hoá thì chủ và thợ cũng có phong cách như nhau. Điều này là do cả hai đều được giáo dục trong môi trường giáo dục như nhau trước trước khi vào đời để kiếm sống theo khả năng và hoàn cảnh hoặc ý thích của mỗi người. Họ được giáo dục những điều hầu như là công thức hành xử trong từng trường hợp của người có văn hoá, người nào cũng mẫu mực, chứ không phải giám đốc thì lịch sự, còn công nhân thì ba láp như ta.
CN biết sử dụng hầu như tối thiểu một ngoại ngữ (thông dụng là tiến Anh, có người biết tiếng Ý hoặc tiếng Tây ban nha là tiếng nước láng giềng). Nay ở ta thì cũng có sự khác nhau trong nội bộ giai cấp CN nhưng tôi không dùng từ phân hoá vì như vậy dễ hiểu thành mất đoàn kết, cần hiểu sự hơn kém này là lẽ tư nhiên, như trong một gia đình nhiều con thì có người nọ người kia, người tài người kém, người giỏi người dốt. Trong xã hội cũng thế thôi. Đảng thì phân biệt giai cấp thì thành đấu đổ máu chém giết lẫn nhau rồi đổ cho giai cấp công nhân vùng lên đấu tranh chống áp bức bóc lột.
Cần nhắc lại nhiều lần là công nhân cần lương cao chứ không cần làm lãnh đạo, không cần làm chủ. Làm thợ mà chỉ cần nâng cao tay nghề đơn thuần cũng không đúng hoàn toàn, vì sao. Điều này thì ở nước văn minh và các cụ ta ngày xưa sao giống nhau thế. Đó là do quan điểm giáo dục giống nhau, nhưng tên gọi có khác nhau. Thợ của ta ngày xưa thường là thợ thủ công cha truyền con nối. Các bí quyết hành nghề được giáo dục cụ thể từng ly từng tý rất cẩn thận, nước ngoài gọi là kỷ luật lao động và đạo đức nghề nghiệp, phấn đấu vươn lên làlý tưởng nghề nghiệp. Học nghề có hai lý do: học để làm người và học để kiếm sống, muôn kiếm sống lâu dài thì phải có lương tâm , đừng làm ăn dối trá và bắt chẹt khách. Học để sau này dạy con cái. Hình như bây giờ nhiều trí thức trong ngành giáo dục gọi những đIều trên là “triết lý giáo dục” cần nghiên cứu làm luận án tiến sĩ, các cụ ngày xưa không dùng từ ngữ thật kêu nhưng đã có từ lâu.
Cách mạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì cần đội ngũ công nhân có tay nghề cao, đó là yếu tố quyết định thắng lơi và để nước ta tiến gần kịp các nước tiên tiến, Người công nhân có tay nghề cao như công nhân các nước thì cũng phải đạt mặt bằng văn minh như các nước, như vậy thì tối thiểu cũng phải được hưởng đồng lương bằng khoảng 1/20 của các nước. Cái giáo dục sai lầm của Đảng là chính trị hoá kỹ thuật và bóc lột giai cấp công nhân một cachs quá tàn nhẫn, thậm chí nhẫn tâm. Nếu đi sâu vào thực tế thì nói điều này không quá đálà biến người công nhân người chẳng ra người , ngợm chẳng ra ngợm, hiện tương CN ăn cắp vật tư đem bán là điều phổ biến. Thậm chí một bộ phận CN biến thành lưu manh, nghiện hút, họ không còn thấy tương lai chứ chưa nói gì đến lãnh đạo CM. TRong CM hay trong việc phản đối đường lối của lối của người cầm quyền không mang lại quyền lợi cho giai câp CN và dân tộc thì hai gia cấp CN và ND có vị trí không nhỏ, các vị trí thức nên nhớ điều này vì lực lương họ đông, họ lại không có cái để mất như Mác đã nói. Khi họ phản đối Đảng thì Đảng sẽ lung lay.
Hữu Thiện
http://thongtinberlin.de/diendan/nov2011/tanmanchuyencong%20vietnamduoichedocongsan.htm

Không có nhận xét nào: