Pages

Thứ Tư, 29 tháng 2, 2012

Tự do tôn giáo theo kiểu của Việt Nam

Chỉ có những đất nước không có tự do tôn giáo mới có công an chuyên trách về tôn giáo. Như kiểu Hồi Giáo Iran thì bắt những ai không theo đạo Hồi. Còn nhà nước Việt Nam thì không từ một tôn giáo nào. Hễ chức sắc tôn giáo nào không làm theo ý họ là bắt giam. Ngay cả dàn dựng những hành vi bỉ ổi để vu khống nhằm bắt giam các chức sắc tôn giao thì không có trò gì mà cộng sản Việt Nam không gớm tay. Nhiều chức sắc tôn giáo đến tỵ nạn ở Phương Tây hiện nay là những nhân chứng sống về chính sách bắt bớ tôn giáo ở Việt Nam…
Ngày 28.2.2012 tại Hà Nội có hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện chỉ thị 01/2005/ CT-TTg và 3 năm chỉ thị 1940/CT-TTg của thủ tướng chính phủ. Hội nghị này liên quan đến tôn giáo và với mục tiêu: “Ngăn chặn lợi dụng tôn giáo làm tổn hại đến quốc gia”.
Chỉ thị 01/2005/ CT-TTg do thủ tướng Phan Văn Khải ký năm 2005 nhằm cởi trói cho đạo Tin Lành sau khi có nhiều cáo buộc bắt bớ đạo Tin Lành ở Tây Nguyên và Tây bắc Việt Nam. Nhờ cái chỉ thị này mà Việt Nam thoát khỏi danh sách những nước đặc biệt quan ngại về tôn giáo (CPC) của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ.
Chỉ thị 1940/2008/CT-TTg do thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký năm 2008 về quản lý nhà đất của các cơ sở Tôn Giáo.
Hội nghị ngày 28.2.2012 ngay sau khi một tướng công an được bổ nhiệm làm trưởng ban tôn giáo chính phủ gây ồn ào dư luận. Hiện nay Ban tôn giáo chính phủ thuộc Bộ Nội Vụ. Trước đây Ban tôn giáo chính phủ có trụ sở 55 Tràng Thi- Hà Nội là một cơ quan ngang bộ.
Trung tướng Phạm Dũng, Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương,
Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh II, Bộ Công an,
được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội vụ kiêm Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ.

Chỉ đạo Hội nghị về tôn giáo ngày 28.2.2012 là Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ông Phúc hiện là ủy viên cao cấp của Bộ Chính Trị. Ông Phúc là dân Quảng Nam có mối quan hệ với người vợ thứ 3 của ông Lê Đức Anh tại huyện Quế Sơn tỉnh Quảng Nam.
Các hội nghị tổng kết của nhà nước Việt Nam về một chính sách nào bao giờ cũng “thành công tốt đẹp” kế hoạch được giao.
Tại sao chỉ có Chỉ thị của Thủ tướng về Đạo Tin lành mà không có chỉ thị về Đạo Phật, Đạo Cao Đài hay các tôn giáo đang bị khủng bố hiện nay như là Hòa Hảo, Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất? Lyw do là để đối phó với những cáo buộc của Phương Tây về bắt bớ Đạo Tin lành. Sau chỉ thị 01/2005 thì các tín hữu Tin lành ở Tây Bắc và Tây Nguyên vẫn bị bắt bớ. Nhiều người Tin lành vẫn chạy trốn đến tận Bangkok để xin tỵ nạn tôn giáo. Lần này có nguy cơ trở lại danh sách CPC nên chính phủ cộng sản Việt Nam vội vã triệu tập các chức sắc tôn giáo về Hà Nội để tổ chức Hội Nghị này nhằm biểu diễn cho thế giới biết tự do tôn giáo kiểu Việt Nam.
Chỉ thị 1940/2008 của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về quản lý đất đai tôn giáo nhưng 3 năm nay hết Thái Hà, Vinh, Quảng Bình, La Vang người Công Giáo đứng lên đòi đất luôn bị phớt lờ. Người Tin Lành đòi gần 270 cơ sở tôn giáo bị nhà cầm quyền cộng sản chiếm từ năm 1975 đến nay thì nhà nước Việt nam im re chưa có phản hồi nầo. Nhiều chùa chiền bị biến thành trụ sở ủy ban, nhiều cơ sở tôn giáo bị biến thành tài sản của các quan chức mặc cho các tôn giáo kêu gào cộng sản Việt Nam luôn im lặng.
Hội nghị tôn giáo ngày 28.2.2012 tại Hà Nội nhằm mục tiêu: “nhiệm vụ trọng tâm là quán triệt, triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về tôn giáo cũng như tham mưu hoàn thiện chính sách pháp luật về tôn giáo. Đồng thời, phát huy hơn nữa trách nhiệm, tập trung tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công tác này để ngăn chặn tình trạng lợi dụng tôn giáo vào mục đích xấu, làm tổn hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội “. Các tôn giáo nào cũng chủ trương làm lành lánh dữ, họ có tôn chỉ, đường hướng, mục tiêu hoạt động rõ ràng họ đâu rãnh để tối ngày đi đấu tranh hay ra Hà Nội kêu gào nhà cầm quyền trả lại tài sản và trả tự do cho các chức sắc tôn giáo bị bắt bớ. Nếu lợi dụng tôn giáo thì chỉ có nhà nước cộng sản hiện nay lợi dụng các tôn giáo để làm món hàng, làm con tin để đòi Phương Tây đáp ứng nhu cầu xảo quyệt nào đó mà thôi.
Chỉ có những đất nước không có tự do tôn giáo mới có công an chuyên trách về tôn giáo. Như kiểu Hồi Giáo Iran thì bắt những ai không theo đạo Hồi. Còn nhà nước Việt Nam thì không từ một tôn giáo nào. Hễ chức sắc tôn giáo nào không làm theo ý họ là bắt giam. Ngay cả dàn dựng những hành vi bỉ ổi để vu khống nhằm bắt giam các chức sắc tôn giao thì không có trò gì mà cộng sản Việt Nam không gớm tay. Nhiều chức sắc tôn giáo đến tỵ nạn ở Phương Tây hiện nay là những nhân chứng sống về chính sách bắt bớ tôn giáo ở Việt Nam.
Và hôm nay trước ngày bộ ngoại giao Hoa Kỳ ra báo cáo về tự do tôn giáo thì ở Việt Nam, tại Hà Nội có một hội nghị biểu diễn “tự do tôn giáo theo kiểu Việt Nam” . Nhằm mùa bầu cử ở Hoa Kỳ thì chắc những ý định của cộng sản Việt Nam muốn đem các tôn giáo trong tay họ ra làm món hàng trao đổi liệu có thành công?
Thế giới tự do chắc chắn không chấp nhận kiểu ký hiệp ước một đường nhưng thực hiện thì một nẻo. Việt Nam cộng sản cũng hiểu cho là một khi họ đem anh ra khỏi danh sách CPC thì họ cũng có thể đem anh trở về danh sách đen này.
Tin liên quan:
Ngăn chặn lợi dụng tôn giáo làm tổn hại đến quốc gia
4:32 PM, 28/02/2012
(Chinhphu.vn) – Ngày 28/2, Ban Tôn giáo Chính phủ tổ chức hội nghị tổng kết công tác quản lý nhà nước về tôn giáo năm 2011, 5 năm thực hiện Chỉ thị 01/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị 1940/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao tinh thần vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ của ngành quản lý nhà nước về tôn giáo, những đóng góp của đồng bào có đạo đối với sự phát triển của đất nước. – Ảnh: Chinhphu.vn
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự và chỉ đạo Hội nghị.
Theo báo cáo của Ban Tôn giáo Chính phủ, công tác quản lý nhà nước về tôn giáo năm 2011 đã tập trung quán triệt, triển khai các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tham mưu hoàn thiện chính sách, pháp luật về tôn giáo. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo được đẩy mạnh; việc phối hợp đấu tranh chống lợi dụng tôn giáo, bảo vệ và đấu tranh nhân quyền, đối ngoại tôn giáo đạt nhiều thành quả.
Các hoạt động trên đã tạo được sự đồng thuận trong chức sắc tôn giáo, tín đồ các tôn giáo đối với chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước.
Các đại biểu dự hội nghị. – Ảnh: Chinhphu.vn
Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được, năm 2012, ngành quản lý Nhà nước về tôn giáo các cấp cần xác định các nhiệm vụ trọng tâm là quán triệt, triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về tôn giáo cũng như tham mưu hoàn thiện chính sách pháp luật về tôn giáo. Đồng thời, phát huy hơn nữa trách nhiệm, tập trung tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công tác này để ngăn chặn tình trạng lợi dụng tôn giáo vào mục đích xấu, làm tổn hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội…
Phó Thủ tướng cũng đề nghị các cơ quan có thẩm quyền cần quan tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất, tổ chức bộ máy, tiền lương cho cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo; đội ngũ cán bộ ngành quản lý Nhà nước về tôn giáo cần tăng cường trao đổi thông tin với các cơ quan hữu quan, lắng nghe nhu cầu của người có đạo để làm tốt công tác quản lý nhà nước về vấn đề này.
Lê Sơn

Không có nhận xét nào: