Pages

Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012

Moody's hạ bậc tín nhiệm Việt Nam



ACB
Ngành ngân hàng Việt Nam đang đứng trước tình trạng nghiêm trọng
Ngày 28/9, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's vừa thông báo hạ bậc tín nhiệm chung của Việt Nam và tám ngân hàng thương mại trong nước.
Trái phiếu bằng đồng ngoại tệ và cả nội tệ của Việt Nam bị hạ bậc từ B1 xuống B2. Điều này đồng nghĩa với việc nước này sẽ phải đối mặt với chi phí vay mượn cao hơn nếu muốn bán trái phiếu mới.

Tám ngân hàng thương mại trong đó có ACB, BIDV, MB, SHB, Sacombank, Techcombank, Vietinbank và VIB đều bị hạ một bậc trong xếp hạng khả năng tín dụng độc lập từ E+ xuống E.
Trần xếp hạng tiền gửi ngoại tệ của Việt Nam cũng bị Moody’s hạ một bậc từ B2 xuống B3.
Moody cũng đánh giá triển vọng mức xếp hạng tín nhiệm mới lần này là "ổn định".

Hậu quả của tăng trưởng tín dụng

Moody's cho biết lý do hạ bậc lần này là do tăng trưởng tín nhiệm suốt một thời gian dài, cũng như sự thắt chặt tiền tệ trong thời gian gần đây.
Trong khoảng thời gian 5 năm từ 2007 đến 2011, tăng trưởng tín dụng vào mức 33,7% đã vượt qua cả mức tăng trưởng GDP trung bình thường niên trên danh nghĩa 21,3% và tăng trưởng thường niên trung bình thực sự 6,6%.
Ben Bland, cây bút chuyên về Đông Nam Á nhận xét trong bài cùng ngày trên tờ Financial Times: "Khối tín dụng rẻ trong suốt thời gian qua lại được bơm một cách lãng phí vào những doanh nghiệp Nhà nước và những thế lực đầu cơ ngành bất động sản cũng như thị trường chứng khoán, khiến ngành ngân hàng và khối doanh nghiệp của Việt Nam cưỡi trên đống nợ xấu và xé vụn uy tín thị trường hội nhập nóng nhất Châu Á của nước này."
Ben Bland nhận xét rằng, nỗ lực muộn màng của Chính phủ nhằm kiềm chế các khoản cho vay vô tội vạ đã kiểm soát được lạm phát, tuy nhiên lại ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP thường niên, đưa mức tăng trưởng GDP xuống dưới 5%.
Khối nợ xấu khổng lồ hiện tại đang hạn chế khả năng vay mượn của ngân hàng, làm ảnh hưởng đến tăng trưởng trung hạn của nền kinh tế và tăng quan ngại về một gói cứu trợ tốn kém cho ngành ngân hàng từ phía chính phủ.
Moody's nhận định rằng với chi phí tái hóa vốn cho ngành ngân hàng lên cao, chính phủ Việt Nam sẽ có thể đối mặt với những hạn chế trọng việc đưa ra một chính sách tiền tệ hợp lý để đáp ứng phù hợp với sự tăng trưởng chậm trên toàn cầu.

Yêu cầu minh bạch, cải cách

Trong bản thông cáo, Moody's cho rằng cần có một kế hoạch cải cách để cải thiện hồ sơ tín nhiệm của ngành ngân hàng, đồng thời hạ mức rủi ro bất thường cho chính phủ.
Moody's cũng yêu cầu minh bạch và quản lý chặt chẽ hơn đối với quản lý tài chính cũng như vĩ mô, đồng thời xây dựng một lý lịch ổn định vĩ mô dài hơn để đảm bảo độ cạnh tranh cũng như phát triển.
Hiện tại, xếp hạng của Moody's là thấp nhất trong ba Tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới so với xếp hạng của Standard & Poor (S&P) và Fitch.
Trước đó chỉ hai ngày, S&P còn nâng xếp hạng tín nhiệm của ba ngân hàng thương mại Việt Nam bao gồm Vietcombank, Sacombank và Techcombank và hạ mức xếp hạng rủi ro trong hệ thống ngân hàng của Việt Nam từ 10 xuống 9 với lý do chế độ vận hành đã có cải thiện mặc dù những rủi ro về cân bằng kinh tế vẫn còn.

Không có nhận xét nào: