Pages

Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012

Chọn Romney Cho Kinh Tế Trước Những Gian Giảo Trung Quốc.


TS Nguyễn Phúc Liên.

Cuộc bầu phiếu lựa chọn giữa OBAMA và ROMNEY làm Tổng Thống Hoa kỳ chỉ còn ít ngày nữa là xẩy ra và tất nhiên đây là vấn đề thời sự mà chúng tôi muốn đóng góp hôm nay 25.10.2012. Thời sự không phải riêng cho dân chúng Mỹ mà còn cho những quốc gia khác trên Thế giới.

OBAMA và ROMNEY
Vào máy điện tử để đọc tin trên Internet, chúng tôi thấy ngay đầu đề sau đây:
“ROMNEY TAKES LEAD ON ECONOMY “ By Gary LANGER, ABC News, 25.10.2012

Mở đầu bài viết, tác giả viết ngay rằng: “Mitt Romney has advanced to a lead over Barack Obama in trust to handle the economy “ (Mitt Romney đã tiến lên dẫn đầu trên Barack OBAMA về sự tin tưởng lãnh đạo Kinh tế)

Trong cuộc Khủng hoảng Kinh tế Hoa kỳ, Liên Au và Trung quốc hiện nay, vấn đề chính yếu của mỗi khối là giải quyết Thất nghiệp, phục hồi Kinh tế và chạy đua Thương mại. Việc chọn Oâng ROMNEY làm Tổng Thống Hoa kỳ không còn mang tính cách lựa chọn theo tiêu chuẩn đảng phái mà là theo sự cần thiết khách quan để giải quyết Khủng hoảng Kinh tế.
Cái nhìn về OBAMA
Cuộc Khủng hoảng Tài chánh, rồi Kinh tế Hoa kỳ là từ năm 2008 kéo dài cho đến ngày nay. Chúng tôi liên tục theo rõi cuộc Khủng hoảng này và cho xuất bản cuốn sách tựa đề “TÀI CHÁNH/KINH TẾ THẾ GIỚI: KHỦNG HOẢNG 2007-2008 & HẬU QUẢ CHO VIỆT NAM“ do Nhà Xuất Bản DAY & NIGHT, Ventura, California USA 2009. Chúng tôi đã viết những nhận định sau đây ngay khi OBAMA bước chân vào Tòa Bạch Oác:

=> TT.OBAMA chỉ nói chung chung về Kinh tế như một Sinh viên trẻ ở Đại học, trong khi ấy về chi tiêu Kinh tế, phải có những chi tiết rõ rệt, cụ thể của những người đã từng làm ăn. Tỉ dụ: Thứ Hai 24.11.2008, trong cuộc họp báo tại Chicago, OBAMA tuyên bố về một Chương trình Kích cầu lên tới gần 800 tỉ đo-la mà không nói tối thiểu chi tiêu vào những lãnh vực nào cụ thể. Báo Le Monde thứ Tư 26.10.2008, trang 12, phê bình ngay rằng: “Il était attendu sur son plan de relance, mais refusé d’en préciser les détails !” (Người ta đợi ông nói về chương trình phát động, nhưng ông từ chối không nói được về những chi tiết). Thực ra khi diễn thuyết chung chung, thì Obama nói khéo, nhưng vào chi tiết cụ thể, nhất là Kinh tế, thì Obama tìm cách tránh né. Về Kinh tế, không thể nói chung chung cho khéo được để tiêu ra những tiền tỉ !

=> Những tuyên bố của Obama trong chức vị Tổng Thống về những biện pháp thắt chặt thuế khóa và kiểm soát Tài chánh những người giầu đã là nguyên cớ thất thoát vốn của Hoa kỳ ra nước ngoài hoặc những Công ty liên quốc gia Mỹ cất giấu Lợi nhuận ngoài lãnh thổ Hoa kỳ.

=> Khuynh hướng chi tiêu mang tính cách “xã hội“ chưa cần thiết khi mà Kinh tế Mỹ đang ở trong tình trạng Khủng hoảng cần những chi tiêu thuần túy Kinh tế để phục hồi. Phải “Có thực, mới vực được Đạo !” Phải làm ăn cho có tiền, rồi mới có khả năng tiêu cho đạo “xã hội “ !

=> Đối với những gian giảo Kinh tế Trung quốc, Obama chỉ nói khi có ai công kích, nhưng sau đó không dám làm mạnh tay. Tỉ dụ đối với sự gian giảo của Trung quốc về Tỷ giá đồng Yuan/Dollar, Obama như sợ sệt không dám làm mạnh đến nỗi hơn 100 thành viên của Quốc Hội Hoa kỳ đã phải lên tiếng yêu cầu Oâng phải cứng tay. Ký giả Daniel DOMBEY, từ Hoa Thịnh Đốn, đã viết trên tờ Financial Times ngày 16.03.2010, trang 1, như sau: “More than 100 members of the US Congress yesterday called on the Obama administration to label China a currency manipulator, in a move that highlighted the pressure on Washington to take a more confrontational stance towards Beijing “ (Trên 100 thành viên của Quốc Hội Hoa kỳ đã yêu cầu Chính quyền Obama phải dán nhãn hiệu cho Trung quốc là người sử dụng biến hóa Tiền tệ, trong một Phong trào nhấn mạnh áp lực lên Hoa Thịnh Đốn để lấy vị trí mạnh hơn đối với Bắc Kinh)
Cái nhìn về ROMNEY
Chúng tôi chưa biết nhiều về ROMNEY, nhưng tin tưởng vào một con người đã từng làm Kinh tế với kinh nghiệm đã hơn 25 năm nay. Kinh tế có những thủ đoạn gay gắt mà kinh nghiệm làm ăn lâu ngày mới có thể biết chi tiết rành rẽ được.

Qua cuộc chạm trán đối thoại tay đôi lần thứ nhất giữa OBAMA-ROMNEY, người ta mới khám phá ra chương trình Kinh tế mạnh tay và rõ rệt để phục hồi Kinh tế của ROMNEY. Ông nói vắn gọn và rành mạch về những điểm sau đây:

1. Chúng ta sẽ đạt độc lập về năng lượng bằng cách cho khai thác dầu hoả, gaz và than đá
2. Mở rộng thương mại, đặc biệt là ở Châu Mỹ Latin và trừng phạt Trung Quốc nếu họ gian lận
3. Đảm bảo rằng người dân có các kỹ năng cần thiết để thành công và có những trường tốt nhất trên thế giới
4. Một ngân sách cân bằng để giảm thâm hụt
5. Giúp đỡ các doanh nghiệp nhỏ vì họ là nguồn lớn nhất (2/3) cho công ăn việc làm.
Người Mỹ đã khám phá ra rằng ROMNEY là người có kinh nghiệm về Kinh tế, rành mạch và dám cứng tay hành động. Người Mỹ đã cho ROMNEY thắng 67% trên OBAMA chỉ có 39% qua cuộc đối thoại tay đôi này.
(Xin quý vị đọc 3 bài Phân tích đăng kèm sau đây về sự lựa chọn OBAMA hay ROMNEY để làm Tổng Thống Hoa kỳ.)
Muà bầu cử Mỹ: Cơ hội thắng cử cuả Romney (1/2)
Trần Mạnh Trác 10/22/2012
Lên voi xuống chó:

Những Thăm Dò Dư Lu ận tuần vừa qua cho thấy cuộc diện tranh cử thu hẹp lại chỉ còn một vài tiểu bang giới tuyến (sôi đậu), cách riêng ở tiểu bang Ohio.

Hầu như nếu ai thắng ở Ohio thì sẽ là người chiến thắng cuộc bầu cử Tổng Thống năm nay.  Trở lại ba tháng trước, Obama có vẻ chắc ăn lắm, tỷ số ‘ Dư Lu ận’ cho thấy ông dẫn đầu với hai con số (14%) và số lượng ‘Cử Tri Đoàn’ được dự liệu là có trên 100 phiếu (320/218).

Lúc đó đảng Cộng Hoà còn uể oải qua một cuộc Tranh Cử Sơ Bộ khó khăn mà các ứng viên không ngần ngại đâm sau lưng nhau cách tàn nhẫn. Ngay cả sau khi Romney đã hội đủ số phiếu đề cử cần thiết, nhiều bộ phận cuả đảng vẫn tiếp tục mặc cả những điều kiện nhỏ nhặt nhằm mang lại lợi thế cho phe mình. Tuy phần đông cho rằng chiêu bài kinh tế sẽ là đề tài quyết định cuộc tranh cử năm nay, nhưng Romney vẫn chưa thể mặc cả một chương trình kinh tế khả tín.

Trong lúc đó phe Obama đã có nhiều thời gian để tổ chức một hạ tầng cơ sở làm hậu thuẫn ở khắp nơi, dồn quyết tâm sẽ dùng chiêu bài ‘xã hội’ để xin thêm một nhiệm kỳ nữa và bắt đầu một chương trình tuyên truyền bôi nhọ cá nhân ông Romney một cách ồ ạt.

Nhưng kể từ sau cuộc tranh luận công khai lần thứ nhất mà Obama thua kém rõ rệt, vận hội cuả Obama suy giảm không ngừng. Hôm nay, 2 tuần trước ngày bầu cử, những cơ quan truyền thông thân với Obama như tờ NY Times, CNN, CBS cũng đã phải công bố cuộc tranh cử là ‘Huề’ theo như kết quả Thăm Dò cuả ‘NBC News/Wall St. Jrnl’, là cuộc thăm dò cuối cùng không còn đánh giá Omama thắng.

Các cơ quan Thăm Dò chuyên môn có uy tín khác như Gallup, Rasmussen, Pew thì đã cho Romney thắng từ hơn một tuần trước. Gallup thậm chí còn kết luận Romney thắng với điểm thuyết phục là 7%. (3% được coi như còn nghi ngờ.)
Lý do của sự thay đổi vận mệnh này?
Hai lý do. Những nhược điểm cuả Obama và sự hiểu biết hơn về con người và chương trình cuả Romney.
Những nhược điểm cuả Obama:

A -Thất bại kinh tế là nhược điểm lớn nhất cuả Obama, nhưng quan trọng hơn cả là sự bất lực cuả ông đã không đưa ra một chương trình khả thi nào để cứu vãn nền kinh tế đang xuống dốc. Khẩu hiệu “Hãy Cứ Tiến” (“Forward”) cuả ông được người dân hiểu là “Vẫn Như Cũ”, nghiã là vẫn còn thất nghiệp, giá xăng vẫn cao, tương lai vẫn mờ mịt.
Lý do đổ tội cho chính phủ cuả Bush (đã gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế) không có sức thuyết phục bởi vì sau 4 năm chấp chánh, Obama phải làm được một cái gì chứ, tại sao chỉ số kinh tế càng ngày càng tồi tệ hơn? Một luận điệu mà Romney không ngừng lập đi lập lại.
Đổ lỗi cho vận hạn kinh tế cuả thế giới cũng không thuyết phục được ai, phe Cộng Hoà đã khoe rằng dưới thời tổng thống Reagan cuả họ, Hoa K ỳ cũng đã trải qua một trường hợp bi đát hơn, nhưng ông đã xoay hướng làm cho Hoa K ỳ và cả thế giới thịnh vượng chỉ trong một thời gian ngắn ngủi có 2 năm mà thôi, phần lớn dựa vào một chính sách năng lượng dầu hoả. Một trong những cột trụ chính để vãn hồi nền kinh tế mà Romney chủ trương cũng sẽ là dầu hoả.

Những thất bại kinh tế cuả Obama đưa đến một hậu quả khác mà phe Obama đã không lường trước được, đó là số phiếu phụ nữ suy giảm rõ rệt sau khi họ được nghe Romney phân tích một cách mạch lạc rằng giới phụ nữ là những người chịu thiệt thòi nhiều nhất dưới chế độ cuả Obama, tỷ số thất nghiệp lên cao nhất, tỷ số sống dưới mức nghèo lên cao nhất, phải xin Welfare cũng cao nhất.

Thăm dò cho thấy giới phụ nữ ‘lao động’ như các chiêu đãi viên, quét dọn, may vá, làm thuê đang dồn phiếu về cho Romney.

Nói chung về tỷ số cuả tất cả các phụ nữ thì Romney vẫn còn thua Obama, tỷ số là 47/48. Nhưng khi mà tỷ số sai lệch là 3% thì sự thua 1% được coi là huề.
B -Các chương trình ‘xã hội’ không có thực chất.
Ba chương trình lớn cuả ông đưa ra trong những tháng cuối cùng cuả nhiệm kỳ để tạo bất ngờ là ‘ngừa thai’, ‘đồng tính’ và ‘di dân Latin’ (Hispanic).

1- Sắc lệnh Y Tế bắt buộc mọi chủ nhân phải cung cấp bảo hiểm ngừa thai được chính quyền Obama đưa ra với ý định duy trì sự ủng hộ cuả phụ nữ ở mức 13% hơn địch thủ như hồi năm 2008. Tỷ số vượt trội này sẽ xoá bỏ tất cả những thua thiệt cuả sự ủng hộ cuả phái nam, trung bình là 6%.

Nhưng thực tế sắc lệnh này không đem lại lợi ích hơn cho giới phụ nữ bởi vì các loại thuốc và dịch vụ ngừa thai đã có sẵn và giá rẻ (giá mua thuốc ngừa thai ở Wal Mart chỉ tốn $7 một tháng). Tuy nhiên sắc lệnh này lại vi phạm giáo huấn cuả Công Giáo và vi phạm đến quyền tự do lương tâm của giới chủ nhân (kể cả không Công Giáo). Hàng trăm cơ quan và hãng xưởng Công Giáo và Tin Lành đã nộp đơn kiện chính phủ.

Cuộc vận động dư luận ào ạt cuả chính quyền tấn công vào Giáo Hội Công Giáo với chủ đề là ‘một số giám mục đàn ông tấn công vào giới phụ nữ’ chỉ đem lại những tiêu cực cho chính quyền, tạo cho số giáo dân ủng hộ các giám mục Công Giáo tăng lên đến 75% (thăm dò cuả Pew), và tất cả các giáo phái Tin Lành đều nhất tề đứng hậu thuẫn cho Công Giáo trong chiến dịch ‘Tự Do Tôn Giáo’.

Trong nội bộ Dân Chủ, nhiều người nghĩ rằng Obama đã ‘mất trí’ vì tại sao ngay đầu muà bầu cử, lại tự nhiên đem ra một chương trình vô ích và gai góc như thế, để làm gì?
Lợi thế đang có là 13% phiếu phụ nữ, sau khi sự việc kinh tế được phơi bày, đã suy giảm chỉ còn 1% (48/47.)

2- Vấn đề ‘hôn nhân đồng tính’ cũng vậy. Lời tuyên bố cuả Obama ủng hộ giới đồng tính chỉ là một hành động ‘môi mép’ (lip service) bởi vì luật hôn nhân là cuả các Tiểu Bang, nó nằm ngoài quyền hạn cuả chính quyền Liên Bang.

Dĩ nhiên đây chỉ là một trò gây quĩ và Obama nhằm vào số tiền tranh cử lớn từ các tài tử Holywood, nhưng thay vào đó ông mất đi 6% số phiếu Da đen là những người ủng hộ hôn nhân truyền thống mạnh mẽ (Cơ quan nghiên cứu Pew cho thấy chỉ có 36% người da đen ủng hộ hôn nhân đồng tính, tuy nhiên người ta vẫn nghĩ rằng dân Da Đen sẽ dồn phiếu 100% cho Obama trong ngày bầu cử một cách miễn cưỡng), mất đi tiểu bang North Carolina và mất tất cả những phiếu cuả phái Tin Lành Truyền Giáo.

3- Vấn đề ‘xã hội’ thứ 3 là ‘di dân Latin’, Obama ra lệnh ngưng thi hành đạo luật hiện hành và không trục xuất một vài thành phần bất hợp pháp. Ngay lập tức ông đã được các đoàn thể Hispanic ủng hộ nồng nhiệt.
Nhưng đây cũng chỉ là một viên đạn ‘lép’ bởi vì sau thời gian hăm hở ban đầu, người ta nhận thấy rằng ý tưởng cuả ông chỉ là những vay mượn cuả thượng nghị sĩ Cộng Hoà gốc Cuba Marco Rubio của Florida, chứ trên thực tế ông đã không lo cho dân Hispanic như ông muốn họ tin. Trên những chương trình phát hình cuả người Hispanic, ông liên tiếp không thể trả lời thẳng thắn về câu hỏi tại sao ông đã không đệ trình một bộ luật di trú trong năm đầu tiên khi mà đảng Dân Chủ của ông có đa số ở luỡng viện quốc hội.

Người Hispanic hầu như chấp nhận lập luận cuả Romney là cần phải cải tổ luật di trú cho hợp thời, không ai cần phải mướn luật sư để xin di trú, và khi mà đã có trên 4 triệu người muốn nộp đơn xin vào Mỹ cách hợp pháp, thì không nên để những người bất hợp pháp giành lấy những chỗ ấy (Tuy nhiên Romney hứa sẽ tôn trọng những người đã có giấy phép cuả Obama.) Những phân tích gần đây cho thấy số Hispanic ủng hộ Romney tăng cao, tỷ số đàn ông vượt trên sự ủng hộ cho Obama là 6%. Giống như phần đông gia đình Việt Nam, gia đình Hispanic thường bỏ phiếu một đảng và người chủ gia đình là kẻ dẫn đầu.

Sự mất số phiếu phụ nữ và Hispanic làm cho Obama mất nhiều hy vọng ở hai tiểu bang Colorado và Florida. Thăm dò ở hai nơi này trong 10 ngày qua đã liên tiếp đưa thắng lợi về phiá Romney.
C -Bị động trên trường quốc tế.

Công bình mà nói, Obama đã giữ nhiều lời hứa về ngoại giao. Không còn những ‘hành động đơn phương’ rất ‘cao bồi’ cuả thời Bush, và ngoại trừ những tên khủng bố thì không còn việc nghe lén điện thoại khi không có trát toà, không còn giam giữ vô thời hạn mà không đưa ra xét xử. Chấm dứt sự tham gia cuả Mỹ ở Iraq và một chương trình chặt chẽ để chấm dứt sự tham gia ở Afghanistan.

Ông đã được thưởng giải Nobel Hoà Bình.

Nhưng ông không có một chính sách ngoại giao rõ rệt và nhất quán. Nếu có chăng chỉ là một vài chủ trương dùng viện trợ để thúc đẩy phá thai và hôn nhân đồng tính. Những sự cổ võ có tính cách ‘xã hội’ này chỉ làm cho các quốc gia đồng minh khó xử với Hoa K ỳ nếu không nói là tức tối như trường hợp các quốc gia Hồi Giáo, Công Giáo và các xã hội trọng truyền thống ở Á Châu và Phi Châu.

Việc thiếu một chính sách ngoại giao biểu hiện rõ rệt qua phản ứng cuả Hoa K ỳ trước ‘Muà Xuân Ả rập’, một cuộc cách mạng chống lại các chính thể độc tài ở vùng Trung Đông và Tiểu Á.
Phần nhiều các chính phủ bị lật đổ từng là những đồng minh cuả Hoa K ỳ hoặc đang trở nên thân thiện hơn với Hoa K ỳ như Lybia và Syria.

Hoa Kỳ trắng tay ở Ai Cập, không thể giải thích tại sao có sự thù địch ở Lybia và không biết phải làm gì với nhóm phiến quân đang tìm cách lật đổ Bashar Assad, một nhân vật mà chính quyền Obama tâng bốc là có tinh thần cải cách tích cực ở Syria trong khi chân dung đích thực cuả Assad phải bị mô tả là một tên đồ tể, là cái móng vuốt cuả nước thù địch Iran.

Dĩ nhiên Obama không phải là một tổng thống duy nhất phải đương đầu với những cái gai nhọn nhức nhối ở vùng Trung Đông và Tiểu Á, nhưng rõ ràng uy tín cuả Hoa K ỳ bị xụp đổ trên một vùng đất trải dài từ Tripoli cho đến Tehran đã bắt đầu vì sự thơ ngây cuả Obama.
Đó là chưa kể những thiệt thòi về kinh tế với Trung Hoa , đã trở thành một đề tài tranh cử lớn cuả Romney.

Những thất bại ngoại giao có ảnh hưởng gì trên lá phiếu bầu cử ?

Xin thưa tuy ít so với những quan ngại kinh tế, nhưng khi mà việc thắng thua đã thu hẹp vào con số 1 hay 2 phần trăm thì con số 6% cuả những người chưa định đoạt là cao lắm.

Miễn là Romney không mắc phải một lỗi lầm nghiêm trọng nào trong các tuyên bố về ngoại giao thì người dân sẽ sẵn sàng với một sự đổi mới.
Muà bầu cử Mỹ: Cơ hội thắng cử cuả Romney (2/2)
Trần Mạnh Trác 10/23/2012
Chương trình và nhân cách cuả Romney
Buổi tranh luận định mệnh.

Nếu người ta thường nói, ngày 26 tháng 9-1960, 52 năm trước, mà không nhờ TV trực tiếp truyền hình buổi tranh luận giữa Kennedy và Nixon thì có lẽ Kennedy đã không thắng cử.

Nhiều người nghĩ rằng lịch sử đã tái diễn.
Trong một thời gian dài, Romney chỉ là một cái tên mơ hồ. Mà có lẽ còn là một cái tên đáng sợ, tham lam, không một chương trình, lật lọng, bán đứng công nhân cho ngoại bang, theo như những tuyên truyền dai dẳng trên truyền hình mà phe Obama đã mua đứt từ lâu.

Nhưng sau buổi tranh luận lần thứ nhất được phát sóng toàn quốc ngày 3 tháng 10, sự nhận thức về Romney đã hoàn toàn bị đảo ngược. Người ta thấy ông là một con người lưu loát, lý trí, nhân đạo và tuy tuổi đời đáng vào bậc cha chú cuả Obama, người ta vẫn thấy ông đẹp trai, nhanh nhẹn, chăm chú nghe và dễ làm quen.

Tất cả chỉ là một sự nhận thức chủ quan, nhưng lại rất nguy hiểm cho phe Obama bởi vì bỗng nhiên nhiều người Mỷ tự đặt ra một câu hỏi: “phải chăng những tuyên truyền cuả Obama là láo khoét?”

Số điểm về sự đáng tin cậy dành cho Obama đã xuống dốc từ đó. Số điểm này sẽ trở thành những lá phiếu quyết định.

Các cuộc tranh luận kế tiếp không giúp Obama lật ngược lại thế cờ dù cho sự nhận thức về ông có vẻ hồi phục phần nào.

Vấn đề Ngoại Giao vẫn là từng một yếu kém cuả Romney, cơ quan Pew cho thấy ông ta thua tới 15% trong tháng 9. Vì có sẵn sự nhận thức thua kém như vậy cho nên bất kỳ một cuộc tranh luận được coi là ‘huề’ hay ‘không thua đậm’ nào cũng sẽ chỉ cải tiến tỷ số cuả Romney.
Trong đêm thứ Hai, cuộc tranh luận Ngoại Giao mau chóng đã bị Romney xoay hướng trở thành một cuộc tái tranh luận về kinh tế, là một điểm mạnh cuả Romney. Và ngạc nhiên thay, Obama vẫn bị lôi kéo vào những cuộc cãi vã thiệt thòi ấy.

Vậy hãy lướt qua buổi tranh luận định mệnh đầu tiên.
Diễn tiến buổi tranh luận.

Mitt Romney đã mạnh mẽ giành lấy ưu thế ngay từ đầu với việc liên tục và mạnh mẽ bác bỏ những nỗ lực của Obama đánh vào kế hoạch thuế của ông như là một việc giảm thuế khổng lồ cho người giàu. Ông giải thích rất mạch lạc và dễ hiểu lý do tại sao nước Mỹ cần giảm thuế, bởi vì các hãng xưởng sẽ bỏ chạy qua các nơi khác ít thuế hơn và công việc ở Mỹ sẽ bị mất đi. Trong quá trình, ông cho thấy một thoáng hài hước trong nhân cách cuả ông, khi ông nhắn với người trọng tài buổi tranh luận Jim Lehrer là ông sẽ cắt giảm trợ cấp cuả PBS, mặc dù ông vẫn thích Big Bird và cả ông Jim Lehrer nữa.

Thái độ thoải mái và dễ tính cuả ông thường xuyên biểu lộ qua những thêu dệt vào câu trả lời bằng những chuyện cuả những người ông đã gặp trên con đường tranh cử. Trái lại, Obama có một bộ mặt khó chịu và lạc lõng, hay nhăn nhó và gắt gỏng, thậm chí ông có lần khiếu nại về hệ thống giáo dục của quốc gia và về mã số thuế, là những trách nhiệm cuả chính phủ cuả ông, làm như thể ông không phải là vị nguyên thủ cầm quyền quốc gia trong bốn năm qua.

Romney dường như thông thạo pháp luật và chính sách hơn vị tổng thống. Có lúc ông phải giải thích cho Obama về luật thương mại, về thủ tục xuất khẩu, có khi khác ông chê Obama một cách thẳng thừng, “Tôi đã ở trong ngành kinh doanh 25 năm, tôi không hề có ý tưởng về những gì ông đang nói.”

Sự thiếu hiểu biết làm cho Obama bỏ mất nhiều cơ hội. Trước một vấn đề mà đảng Dân chủ đã thống trị trong nhiều năm là vấn đề an sinh xã hội, Obama cho rằng không có khác biệt gì giữa lập trường của hai người. Quả là một sự nhượng bộ phi thường.

Khi cuộc bàn cãi đi vào vấn đề Obamacare, Romney lập luận về những lý do phải hủy bỏ nó, là vì tác động tiêu cực với công ăn việc làm và vì việc tri trả tùy thuộc vào một Hội đồng tư vấn. Ông trách Obama đã dồn nỗ lực tới 2 năm cho Obamacare, thay vì tập trung vào công ăn việc làm.

Một điều kỳ lạ và tối kỵ trong lúc tranh luận là ca ngợi đối thủ, ấy vậy mà Obama lại phản pháo rằng Obamacare cuả ông là rập theo cái khuôn cuả Romneycare ở tiểu bang Massachusetts. Romney lập tức chỉ ra sự khác biệt giữa hai kế hoạch, kế hoạch của ông đã không cắt giảm Medicare, đã không đặt một ‘hội đồng quản trị’ nhằm hạn chế dịch vụ y tế và không đánh thuế những người không mua bảo hiểm. Ông nhấn mạnh kế hoạch của ông là một nỗ lực lưỡng đảng. Quả là một diễn xuất tuyệt vời và hiệu quả.

Nhưng kỳ lạ hơn nữa, Obama tiếp tục bảo vệ ‘hội đồng quản trị,’ cho rằng đó là một ý tưởng tốt vì nó được thực hiện bởi một nhóm chuyên gia. “Huh?” Romney tiếp tục đâm theo một nhát gươm chí tử “15 người sẽ có quyền dạy bảo tất cả chúng tôi phải lo sức khoẻ cuả mình như thế nào à ?”, ông thà để cho hằng trăm ngàn bác sỹ cá nhân lo cho từng bệnh nhân làm công việc đó. Ông nói thêm về ý tưởng bảo hiểm như sau: “Quan điểm của tôi là muốn có một kế hoạch bảo hiểm cho riêng mình chứ không muốn bị chính phủ cho phép chỉ được dùng những loại dịch vụ nào. Tôi muốn có thể mua một bảo hiểm. Nếu tôi không thích bảo hiểm ấy, tôi sẽ loại bỏ chúng và tìm một công ty bảo hiểm khác. ”

Nhưng quan trọng nhất vẫn là kinh tế. Về vấn đề này Obama chỉ có thể đưa ra những ý tưởng tiêu cực: “Có thể nào chúng ta tăng chi phí gấp đôi vào các chính sách kinh tế ‘từ trên xuống dưới’ (top-down economic policies, làm giầu những người đã giầu rồi) mà có thể gỡ rối mớ hỗn độn này chăng? Hay là chúng ta cần phải tỏ lòng yêu nước theo nghĩa kinh tế, nghiã là nước Mỹ sẽ hoạt động tốt nhất khi tầng lớp trung lưu được tốt nhất?”

Kế hoạch kinh tế cuả Romney thì rõ ràng hơn: “1- chúng ta sẽ đạt độc lập về năng lượng bằng cách cho khai thác dầu hoả, gaz và than đá 2- Mở rộng thương mại, đặc biệt là ở Châu Mỹ Latin và trừng phạt Trung Qu ốc nếu họ gian lận 3 -Đảm bảo rằng người dân có các kỹ năng cần thiết để thành công và có những trường tốt nhất trên thế giới 4- Một ngân sách cân bằng để giảm thâm hụt 5-Giúp đỡ các doanh nghiệp nhỏ vì họ là nguồn lớn nhất (2/3) cho công ăn việc làm. “
Một cuộc đối đầu giữa hai nhân cách?
Nhiều người cho rằng cuộc tranh luận, ngoài cơ hội làm sáng tỏ những kế hoạch cuả Romney, còn là một cơ hội để so sánh hai nhân cách.

Obama, rất có thể là người tự tin nhất nhất trên đời, đến độ gần như kiêu ngạo và tự hủy. Chưa hề có một vị tổng thống nào đã giám lên tiếng chê bai các thành viên của Tòa án Tối Cao khi họ đến dự bài diễn văn về tình trạng liên bang. Tại trường The George Washington University ông cũng chế nhạo các đối tác của đảng Cộng hòa, khi họ được chính phủ cuả ông mời đến ngồi ngay trước mặt ông, với hy vọng là họ sẽ nghe thấy một câu trả lời cho những vấn đề đang tranh cãi sôi nổi.

Chỉ vài tuần trước, người ta cũng đồn rằng ông tỏ ý khinh thường đối thủ Romney, cho rằng ông này không xứng đáng với cưong vị tổng thống.

Cho nên khi bất ngờ gặp một đối thủ cứng cựa và có chuẩn bị, ông không biết phải làm gì, ngoại trừ đưa ra những lập luận ‘chung chung’ và tránh né. ông là một ứng viên không còn sống trong thực tại mà chỉ cố bấu víu vào thành quả quá khứ. Tiếc thay cái quá khứ đó lại không huy hoàng gì cho lắm.

Kết quả cuối cùng cuả cuộc tranh luận là sự đảo ngược vai trò cuả hai ứng viên và những kỳ vọng cuả khán giả.

Những gì người ta phê phán Obama thì đảo ngược lại làm nên những gì mà người ta khen ngợi Romney.
Hậu quả:

Như đã bàn ở chương trên, sự thay đổi nhận thức cuả giới phụ nữ và cuả dân Hispanic đã làm thay đổi cán cân tranh cử. Nhưng một trào lưu mới cũng đang ló dạng, đó là sự xoay giòng cuả vùng vòng đai kỹ nghệ mà người Mỹ goị là Rust Belt (vòng đai rỉ sét).

Đây là những vùng cơ xưởng nằm hai bên con đường I-70, I-80, nói cách khác là những tiểu bang kỹ nghệ từ Pennsylvania cho đến Iowa, trong đó có Ohio.

Hồi xưa nơi đây là lãnh địa cuả đảng Cộng Hoà, nhưng từ khi nghành kỹ nghệ sắt thép và than đá cuả Mỹ xuống dốc thảm khốc, thì những chủ trương an sinh xã hội cuả đảng Dân Chủ đã giúp đảng này lấn lướt, coi như đây là một vòng đai an toàn.

Trong năm 2008 Obama đã thành công rực rỡ ở các vùng ngoại ô Philadelphia, Pittsburgh, Cleveland, Columbus, Cincinnati, Milwaukee và Des Moines là vì những cử tri ở đây nói chung thì tuy bảo thủ về mặt tài chánh hơn đảng Dân Chủ nhưng lại tự do về mặt xã hội hơn đảng Cộng Hòa, làm cho những thông điệp hoà hợp lưỡng đảng của ông Obama ăn khách.

Nhưng bây giờ, các chính sách xã hội quá khích của Obama đã gây ra một phản ứng mong mỏi có sự thay đổi.

Và sau khi Romney trình bày về viễn vọng kinh tế dựa vào một lợi thế cuả vùng là năng lượng, người ta nhận thấy có một sự thay đổi lớn trong khối cử tri.

Theo các thăm dò, Romney có vẻ ít đe dọa hơn với lớp cử tri nghèo sau khi họ nhìn ông ta rõ hơn, trong lúc đó thì Obama có vẻ đang phải vật lộn với lớp cử tri có thu nhập cao hơn $ 50,000.
Mà bây giờ, đối với Romney, chỉ cần chiến thắng ở ‘một’ Ohio nữa là dư đủ.
ĐỦ RỒI, ĐỦ RỒI … TỪ BIỆT NHÉ!
Đại-Dương
Oct 17, 2012
Xuyên qua các bài diễn văn, độc thoại suốt gần 4 năm liên quan đến đối nội, đối ngoại, kinh tế, chính trị, quân sự thì lúc nào Tổng thống Barack Obama cũng chỉ ca tụng thắng lợi như nhân vật AQ của nhà văn Lỗ Tấn ở Trung Hoa , bất chấp thất bại ràng ràng mà ai cũng thấy.

Kiểu đổ lỗi của Tổng thống Obama tương tự như cách hành xử của đảng cộng sản Việt Nam được dân chúng đúc kết “Mất mùa là tại thiên tai, được mùa là bởi thiên tài đảng ta”.

Sau gần 4 năm cầm quyền, Tổng thống Obama đã bơm khối nợ công từ dưới 11,000 tỉ USD lên trên 16,000 tỉ, tương đương 108% GDP. Bình quân, mỗi người Mỹ phải gánh trên vai 50,000 USD nợ. Thâm hụt ngân sách 1,100 tỉ USD mỗi năm. Mỹ nợ Trung Cộng 1,160 tỉ USD.

Hoa Kỳ hiện có 50 triệu người nghèo, 47 triệu người lãnh phiếu thực phẩm, 23 triệu người thất nghiệp do Obama thực thi chính sách phân bố tài sản xã hội.

Bức tranh này làm cho 58% người Mỹ cho rằng Hoa K ỳ đang đi sai đường trong khi Tổng thống Obama cố xin thêm một nhiệm kỳ nữa để hoàn thành sự nghiệp “vay, chi, nợ”.

Năm 2008, ứng viên Obama cam kết có đủ khả năng hốt đống rác do Chính quyền George W. Bush để lại, nhưng, đống rác đó ngày càng to và cao như núi.

Vì Bush, tại Châu Âu, do suy trầm kinh tế quá lớn hay bởi Obama thiếu viễn kiến, thiển cận, chẳng có kinh nghiệm, kém năng lực nên dù đã bơm vào nền kinh tế 787 tỉ USD khi mới nhậm chức và tiếp tục nhiều gói kích thích nhỏ vẫn không đẩy cỗ máy kinh tế lớn nhất thế giới vượt qua mức tăng trưởng 3%. Tổng thống Obama nhấp nhỏm muốn tung thêm một gói kích thích nữa nên bị Quỹ Tiền tệ Quốc tế cảnh cáo hồi đầu tháng 10-2012 “Nếu Hoa K ỳ nâng thêm trần [ceiling]vay nợ thì sẽ rơi vào đợt suy trầm thứ hai”.

Một số doanh nhân, kể cả gốc Do Thái, bơm tiền vào quỹ tranh cử của Đảng Dân Chủ năm 2008 vì biết rõ chỉ có loại “tay mơ” như Obama mới cứu họ khỏi mất tiền.

Họ trở thành khách quý khi Barack Obama bước vào Toà Bạch Ốc tạo ra mô hình “dân chủ thân hữu”.

Tổng thống Obama lấy tiền của dân ban cho các hãng chế tạo ô tô, các ngân hàng, quỹ đối ứng vay để rồi biến thành tiền lương cao ngất ngưởng, bổng lộc dồi dào cho các nhóm cầm đầu, gây phẫn nộ.

Chính quyền Obama tự hào đã tóm thâu các hãng General Motors, Chrysler trong khi hãng Ford Motors không nhận tiền cứu nguy của nhà nước vẫn đứng vững và phát triển mạnh hơn.

Toà Bạch Ốc chi 90 tỉ USD cho kỹ nghệ năng lượng sạch để rồi chỉ có 5% trong giấc mơ 1 triệu chiếc xe chạy bằng điện vào năm 2015 được bán ra. Hãng A123 chuyên chế tạo bình điện cho kế hoạch đã khai phá sản hôm 31-08- 2012. GM ngưng sản xuất xe Volt chạy bằng điện. Số bán của xe Leaf thuộc hãng Nissan giảm 28%. Một số hãng chế tạo tấm pin mặt trời tại Hoa K ỳ cũng phá sản hoặc phải mua từ Trung C ộng để lắp ráp cho khách hàng. Khoảng 90% sản phẩm về điện mặt trời của Trung Cộng xuất cảng ra ngoại quốc. Liên Âu và Hoa K ỳ đang kiện Trung C ộng bán phá giá loại hàng này. Bảng phúc trình công bố hôm 15-10-2012 cho biết 180 nhà máy chế tạo tấm pin mặt trời, bao gồm 88 nhà máy ở Mỹ, Đức, Gia Nã Đại phải đóng cửa vì không cạnh tranh nổi với Trung Cộng.
Bốn dự án trại phong điện gần căn cứ Không quân ở Oregon do Trung C ộng trúng thầu bị Chính phủ Mỹ ra lệnh ngưng vì lý do an ninh.
Bao nhiêu tiền tung vào nền kinh tế không quan trọng bằng hiệu quả do nó mang lại. Gói kích thích kinh tế lớn mà không-hiệu-quả chỉ gây thiệt hại trầm trọng tới nền kinh tế quốc dân.

Tổng thống Obama mơ tới thời kỳ phát triển kinh tế của Tổng thống Bill Clinton. Nhưng tình hình thế giới, bối cảnh xã hội lúc ấy hoàn toàn thuận lợi cho nền công nghệ Hoa Kỳ do hệ thống cộng sản trên thế giới bắt đầu chuyển sang mô hình tư bản nên đói tiêu thụ từ hàng hoá cho chí máy móc.Thuế cao trở thành chuyện nhỏ trong xã hội bấy giờ.

Bối cảnh toàn-cầu-hoá tạo ra hai hiệu ứng trái ngược. Tiền đầu tư trên thế giới ít chảy vào Hoa K ỳ mà sang thế giới thứ ba, đặc biệt, Trung Cộng thu hút hàng trăm tỉ đô la mỗi năm. Tư bản Mỹ cũng chạy sang các thị trường đói thiêu thụ, công nhân rẽ, được ưu đãi về thuế, điều kiện kinh doanh dễ dàng để làm ăn.

Hàng hoá từ Đông Bắc Á, Nam Á, Đông Nam Á, đặc biệt hàng hoá của Trung C ộng, tràn ngập thị trường thế giới với giá rẻ và phẩm chất ngày càng tốt, kể cả hàng công nghệ cao.

Hoa Kỳ luôn luôn dẫn đầu về chỉ số cạnh tranh toàn cầu đã tụt xuống hạng 7 sau 4 năm cầm quyền của Tổng thống Obama phơi bày môi trường kinh doanh của Mỹ khó hấp dẫn giới đầu tư. Khi bị chỉ trích không phản ứng mạnh đối với Bắc Kinh, Tổng thống Obama viện dẫn Chính quyền đã kiện Trung C ộng trước Tổ chức Mậu dịch Thế giới nhiều hơn người tiền nhiệm. Trung C ộng trở thành hội viên thứ 142 của WTO vào cuối năm 2001 với tham vọng thay đổi luật chơi quốc tế, nên ngày càng hung hăng. Kiện nhiều, nhưng, kết quả chẳng bao nhiêu, khác nào tiền mất, tật mang.

Châu Âu, Nhật Bản, Hoa K ỳ bị nghiệp đoàn trói tay nên khó đương đầu với hàng hoá từ khối kinh tế đang phát triển, và nhóm kinh tế mới nổi.

Ai muốn đầu tư vào môi trường với lương, bổng công nhân đòi cao chất ngất, điều lệ khó khăn, nay tăng thuế mai dọa trừng phạt giới triệu phú?

Cần phá vỡ mô hình “vay, chi, nợ” mới có điều kiện kiến thiết Hoa Kỳ theo tinh thần lập quốc của các bậc tiền nhân.

Bất chấp 60% dân Mỹ phản đối, Luật Bảo hiểm Y tế Toàn dân, tục gọi Obamacare, vẫn thông qua khung cửa hẹp Quốc hội do Đảng Dân Chủ kiểm soát.

Tổng thống Obama biện minh “hầu hết các quốc gia giàu và tiến bộ nhất thế giới đều có Luật Bảo hiểm Y tế Toàn dân, và đã áp dụng tại tiểu bang Massachusetts thời Thống đốc Mitt Romney”.

Châu Âu, Nhật Bản, Massachusetts làm ra bộ luật này trong thời kỳ thịnh vượng và nay đang gặp cảnh lao đao.

Tổng thống Obama rêu rao “Tôi đã chấm dứt chiến tranh Iraq và sẽ chấm dứt chiến tranh A Phú Hãn. Osama bin-Laden đã bị giết, al-Qaeda đang lẩn trốn”.

Tổng thống George W. Bush đã sang Baghdad cuối tháng 12 năm 2008 để ký Hiệp ước rút quân khỏi Iraq. Vì thế, bất cứ ai làm tổng thống cũng theo đó thi hành nếu không phản bác. Liên quân Mỹ-NATO rút toàn bộ khỏi A Phú Hãn thì Taliban tức khắc trở lại nắm quyền chứ Chính phủ Hamid Karzai khó tồn tại như Iraq.

Nhóm lãnh đạo của al-Qaeda đã chuyển sang địa bàn Bắc Phi và Trung Đông từ nhiều năm trước và mọi biến động trong Mùa Xuân Á Rập đều có bàn tay của Tổ chức này.

Các chính quyền thế tục, thân Mỹ đều bị thay thế bằng các đảng chính trị, tôn giáo từng công khai chống Mỹ và Israel.

Dân tộc, tổ quốc vạn niên, chính quyền tạm thời.

Người lãnh đạo thiếu khả năng phải “đi”. Đảng vì quyền lợi riêng tư phải “đi”. Đón luồng gió mới để quét sạch tham vọng cá nhân, phe nhóm mà cùng nhau xây dựng và duy trì một Hợp Chủng Quốc Hoa K ỳ hùng mạnh mãi mãi.
Đại-Dương
 
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 25.10.2012

Không có nhận xét nào: