Pages

Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2012

HUMAN RIGHTS WATCH NHẬN XÉT LUẬT PHÁP CỘNG SẢN VIỆT NAM KHÔNG TÔN TRỌNG NHÂN QUYỀN



Tin Hoa Thịnh Đốn - Thế giới đang quan ngại trước tình trạng vi phạm nhân quyền ngày càng trầm trọng tại Việt Nam, với những sự chỉ trích đồng loạt từ Liên hiệp Châu Âu, Liên hiệp quốc, và Hoa Kỳ, nhất là sau bản án tổng cộng 26 năm tù dành cho blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần, và Anh Ba Saigon. Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc của Human Rights Watch phụ trách khu vực Châu Á, trong cuộc phỏng vấn trên đài VOA đã cho biết tình hình nhân quyền Việt Nam đang dần dần tuột dốc. Không gian cho người dân thực thi quyền tự do bày tỏ ý kiến, tự do tụ tập hay tự do lập hội ngày càng bị thu hẹp trong khi công an ngày càng đối phó mạnh tay hơn với những người bất đồng chính kiến.

HRW rất lo ngại rằng Cộng sản Việt Nam sẽ có thêm hành động quyết liệt đối với quyền sử dụng internet của công dân với nghị định về internet cho phép công an truy quét những ai đưa lên mạng những quan điểm cá nhân trái với nhà nước. Trong nhiều năm qua, Việt Nam có lợi thế khi Miến Điện cùng nằm trong nhóm các nước ASEAN có thành tích nhân quyền tệ hại. Hà Nội trước đây có thể chỉ vào Miến Điện mà nói nhân quyền của Miến còn tệ hại hơn Việt Nam nhiều, giờ đây tình hình đã thay đổi, nay Miến Điện đang có những tiến bộ đáng kể về nhân quyền, nhiều cơ quan nhân quyền quốc tế và các nước cấp viện đang có những cái nhìn khác đối với nhân quyền Việt Nam. Theo ông thì Cộng sản Việt Nam đã thế chỗ Miến Điện để trở thành nước có nhân quyền tồi tệ nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Ông Phil Robertson cũng ghi nhận rằng người dân Việt Nam vẫn tiếp tục sẵn sàng công khai đòi quyền của mình dù biết rằng sẽ bị nhà cầm quyền trả thù. Các nhà bất đồng chính kiến can đảm vẫn sẵn sàng lên tiếng thể hiện quan điểm và quyền tự do ngôn luận của công dân. Thế nhưng theo ông thì áp lực từ quốc tế vẫn chưa đủ đối với Việt Nam. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã nhắc tới nhân quyền của Hà Nội trong chuyến thăm Việt Nam năm nay, đó là điều tích cực. Nhưng nhiều nước khác chưa lên tiếng nhiều hay công khai như vậy, cộng đồng quốc tế và Liên hiệp quốc vẫn chưa lưu tâm đến tình trạng chà đạp nhân quyền tại Việt Nam. Ông kêu gọi mọi người cứ phải tiếp tục gây áp lực đòi Hà Nội phải thay đổi và tôn trọng nhân quyền.

Không có nhận xét nào: