Pages

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012

Lối nói phi thường của Cộng Sản


Ông Bút (Danlambao) - *37 năm qua, cán bộ phụ nữ ngồi trong xe hơi, không còn đội nón lá nữa, xe đạp của cán bộ không còn đeo bảng số nữa. Hình thức họ tiến bộ rất xa, bề ngoài trông rất văn minh lịch sự, văn minh hơn người. Lớp cán bộ xa xưa đã lùi về quá khứ khá sâu, sinh ra tầng lớp cán bộ mới, tên tuổi lớp mới ngoài chức danh đi kèm, còn thêm học vị: Tiến Sĩ, Giáo Sư, Nhà Sử Học… lớp mới hơn hẳn anh cha về mặt đi nhiều nơi trên thế giới, từ những nước còn sót lại chế độ Cộng Sản tới các nước Tư Bản, họ đã đi khắp nơi trên địa cầu này. Song cách nghĩ, lời nói và việc làm của lớp mới không hơn gì lớp cũ…
Bây giờ nếu kể lại những lời nói có thật của Cộng Sản, từ ba chục năm trước, cho con cháu trong nhà nghe, chắc chắn chúng nó nghĩ cha mẹ ghét, hận Cộng Sản nên nói thêm, sự thật làm gì có!
Ngày đó trong các nhà giam, gọi là cải tạo, suốt từ Nam chí Bắc, cán bộ đều kể câu chuyện Tạ Đình Đề, ám sát bác Hồ, đại khái: Tới bữa ăn bác bảo chú cần vụ, lấy thêm một cái chén, một đôi đũa, chú cần vụ ngẩn ngơ, vì hôm nay đâu có khách, chén đũa vừa đặt xuống mâm, bác gọi chú Đề ra dùng cơm với bác, cần vụ hoảng hồn vía, Tạ Đình Đề là người nấp trong nhà của bác, đặng ám sát bác, nhưng vì cử chỉ cao thượng đó Tạ Đình Đề giác ngộ…
Đơn cử thêm một, trong muôn vàn chuyện cán bộ kể: Sở dĩ ta bắn được nhiều B 52 của Mỹ, vì bộ đội Không Quân của ta bay lên trời, chọn đám mây rậm, núp trong đấy đợi B 52 bay ngang, bắn!
Hai chuyện trên đây, thuộc diện phổ thông, không chỉ kể trong nhà giam Quân Cán Chính VNCH, mà bên ngoài xã hội, cán bộ vẫn kể cho dân nghe, hầu hết những ai sau 30/4/1975 đã hơn mười tuổi đều nghe, đều nhớ.
Thêm một chuyện khác, thật 100%, nhưng không phổ biến, vì cán bộ chỉ kể cho một lớp học bồi dưỡng nghiệp vụ giáo viên, ở Bù Đăng, Bình Long. Trong giờ giải lao cán bộ hướng dẫn nói rằng: Liên Xô đã bay thám hiểm và đã có tàu đáp xuống mặt trời. Một trong những giáo viên nói: Thưa cán bộ, không biết cán bộ có lộn không, chứ mặt trời nhiệt độ bề mặt tới sáu ngàn độ c, ở trung tâm tới 15 triệu độ c, đâu có thứ thép nào chịu nhiệt nổi? Bay gần nó e ra nước rồi, làm sao đáp xuống, cán bộ đáp: Giời ơi, Liên Xô ta tinh vi lắm, đợi ban đêm mới cho đáp!
Trong trại giam sau 75, về tôn giáo đầy đủ cả: Linh Mục, Mục Sư, Thầy của Giáo Hội Phật Giáo, rồi chức sắc Cao Đài, Hòa Hảo… đảng phái cả chục đảng, Dân Biểu VNCH, Sĩ Quan xuất thân từ Bộ Binh Thủ Đức hoặc Đà Lạt, về hành chánh trưởng ty, phó ty, cán sự… Bác Sĩ, Kỹ Sư v.v… cán bộ Cộng Sản không cần biết, họ lên lớp nói như nói với gỗ đá, nói tỉnh bơ. Sự bạo gan, can đảm của họ đạt tới mức phi thường!
37 năm qua, cán bộ phụ nữ ngồi trong xe hơi, không còn đội nón lá nữa, xe đạp của cán bộ không còn đeo bảng số nữa. Hình thức họ tiến bộ rất xa, bề ngoài trông rất văn minh lịch sự, văn minh hơn người. Lớp cán bộ xa xưa đã lùi về quá khứ khá sâu, sinh ra tầng lớp cán bộ mới, tên tuổi lớp mới ngoài chức danh đi kèm, còn thêm học vị: Tiến Sĩ, Giáo Sư, Nhà Sử Học… lớp mới hơn hẳn anh cha về mặt đi nhiều nơi trên thế giới, từ những nước còn sót lại chế độ Cộng Sản tới các nước Tư Bản, họ đã đi khắp nơi trên địa cầu này. Song cách nghĩ, lời nói và việc làm của lớp mới không hơn gì lớp cũ.
Sau hội nghị 6, đại biểu quốc hội, ông Dương Trung Quốc, phát biểu: “Thái độ thành khẩn của Thủ tướng làm an lòng dân. Tâm lý người dân đã nghe nhiều sự thành khẩn, thừa nhận khuyết điểm ở mức độ khác nhau của các thành viên Chính phủ, giờ đây là người đứng đầu Chính phủ, nên điều mong muốn là có hình thức giám sát để có thể đánh giá sự sửa chữa đó được thể hiện trong thực tiễn…”
 
Làm gì có thái độ thành khẩn? Nguyễn Tấn Dũng chỉ nhìn nhận điều hành sai chính phủ, chứ ông Dũng không đề cập tới tài sản của ông ta do đâu mà có, chưa đá động tới nhà ông từ con gái, rễ, chị em, anh em dòng họ, ra sức làm giàu trên mồ hôi nước mắt đồng bào, Nguyễn Tấn Dũng chưa hứa hoàn trả của phi nghĩa cho ngân khố quốc gia, thì có chút gì để gọi là thành khẩn? Còn phe cánh đồ sộ của Nguyễn Tấn Dũng? Bao nhiêu năm trời vét tận xương tủy, dollars như lá mít. Trước tòa tên trộm chưa hứa hoàn trả hiện vật, hoặc hiện kim cho khổ chủ, thì lấy gì để làm tin ngày mai “thể hiện thực tiễn”?
Ngoài đại biểu Quốc Hội DTQ, còn ông Đại Tướng Nguyễn Quyết cũng phấn khởi không kém, sau hội nghị 6.
Gọi là trao đổi với báo Cựu Chiến Binh, trích:
- Đại tướng đánh giá như thế nào về báo cáo của Chính phủ do thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa trình bày trước Quốc hội?
 
- Tôi đánh giá cao báo cáo kết quả của Chính phủ về phát triển kinh tế – xã hội năm 2012 mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trình bày. Thành tựu mà chúng ta đã đạt được như vậy là do nỗ lực hết mình của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, trong đó có vai trò lãnh đạo của tập thể Ban chấp hành TƯ Đảng, Bộ Chính trị và đặc biệt là sự cố gắng rất lớn về điều hành của Thủ tướng. 
 
Trong bối cảnh kinh tế thế giới hiện nay biến động rất phức tạp, thương mại sụt giảm tăng, trưởng toàn cầu thấp có tác động tiêu cực và ảnh hưởng đến nền kinh tế của nước ta, đồng thời ở trong nước phải đối phó với thiên tai dịch bệnh, các âm mưu thủ đoạn gây mất ổn định chính trị xã hội và đe dọa chủ quyền quốc gia…, nhưng Chính phủ vẫn quyết liệt điều hành, kiên trì mục tiêu kiềm chế lạm phát ổn định kinh tế vĩ mô, tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ chặt chẽ, kinh tế vĩ mô có những tiến bộ hơn ở số lĩnh vực quan trọng của đất nước… Đây là một thắng lợi vô cùng to lớn cần phải phát huy. (Ngưng trích)
Một khoảng cách thời gian khá lớn, từ 1975 đến nay, những cán bộ cao cấp của đảng CSVN, vẫn xem chín chục triệu dân không khác những “cải tạo viên” năm xưa bao nhiêu. Có quyền nói cứ nói, người dân chỉ có bổn phận nghe. Các ông nói để được ăn và được sống, tới đây tôi chạnh lòng thương cảm câu ca:
“Chiều chiều trước bến Ninh Kiều
 Dưới chân tượng bác đĩ nhiều hơn dân”
Rõ ràng câu ca này ra đời sau “giải phóng,” thương cảm thật sự những mảnh đời bất hạnh, cùng cực phải bán thân nuôi miệng, xét ra mặt đạo đức, an toàn bệnh tật hẳn nhiên đáng lo ngại, nhưng chưa nguy hiểm, chưa tác hại bằng những cái lưỡi của cán bộ cao cấp của đảng CSVN, lẽ ra xã hội nên cho ngành Mại Dâm, được hành nghề công khai, được lập công đoàn, tạo điều kiện cho họ ứng cử. Không chừng lời nói của họ không làm phiền lòng dân, hơn ông Trung Quốc và ông Đại Tướng.
Đảng cho thành lập ngành Mại Dâm, cũng yên lòng Tố Hữu nơi dạ đài không ít, bởi lúc sinh tiền ông ta hứa với đĩ nhiều lắm, nào là:
Ngày mai cô sẽ từ trong tới ngoài 
Thơm như bông nhụy hoa lài 
Sạch như nước suối ban mai giữa rừng. 
Ngày mai gió mới ngàn phương 
Sẽ đưa cô tới một vườn đầy xuân 
Ngày mai trong nắng trắng ngần 
Cô thôi sống kiếp đày thân giang hồ 
Ngày mai bao lớp đời dơ 
Sẽ tan như đám mây mờ đêm nay 
Cô ơi tháng rộng ngày dài 
Mở lòng ra đón ngày mai huy hoàng.
Nếu tính từ ngày bác “khai sinh” nước VNDCCH tới nay đã 67 năm, tính từ ngày bác và thực dân Pháp chia đôi Việt Nam 58 năm, riêng Miền Nam tội nghiệp vì duyên số “đi trước về sau,” thế mà cũng đã sém 38 năm rồi đấy! Ai muốn chọn số nào thì tùy, riêng kẻ viết bài này “bị” sinh ra bên trong nam vĩ tuyến 17, từ đó suy ra có tới mười ba ngàn CÁI NGÀY MAI rồi, mà thấy đĩ chưa sạch như nước suối ban mai, nên làm sao thơm được, gió mới ngàn phương đến từ khuya rồi, không phải gió mà bão nữa kìa, nhưng Công An bắt đem đi nhốt, chứ có thấy đưa tới vườn đầy xuân nào đâu?
Tố Hữu vừa là nhà thơ lớn, vừa là phó thủ tướng, cán bộ cao cấp trung ương đảng, 74 (1) năm trước Việt Nam dưới sự cai trị của Pháp, chắc chắn đĩ thời gian này không nhiều tính theo tỷ lệ dân số. Sau “giải phóng” đĩ nhiều vô số, đến nỗi phải tưởng tượng “nhiều hơn dân”. Thế nhưng đảng làm lơ, không lập thành nghề như những ngành nghề khác, chỉ có cách này mới “Mở lòng ra đón ngày mai huy hoàng,” ngoài ra vô phương.
Truyện Thủy Hử, bọn giang hồ hại mọi người, trừ hai giới đáng thương là đĩ và phạm nhân. Đảng mafia CSVN ngày nay trông bề ngoài lịch sự, văn minh, nhưng tệ hơn bọn lục lâm thảo khấu ngàn xưa, lừa phỉnh tới đĩ cũng không ngoại lệ. Từ khởi thủy đến hiện tại và tương lai (nếu còn đảng CSVN) thì sẽ còn những lưỡi gỗ phi thường! Nói để được ăn, được sống trên thiên hạ, từ những nhỏ nhặt tầm thường đã làm cho những người CS có lời nói hết sức phi thường và rất phi lý.
_________________________________________________
(1) 74 Tố Hữu làm bài thơ: Tiếng hát sông Hương năm 1938

Không có nhận xét nào: