Pages

Thứ Năm, 4 tháng 10, 2012

Ngoại trưởng Nhật Bản: “Không thể nhân nhượng những gì không thể”; Mỹ điều siêu cơ tàng hình đắt tiền nhất đến Nhật


NDĐT-Hôm qua, Hãng tin Tân Hoa Xã của Trung Quốc dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố các tàu hải giám của Trung Quốc sẽ tiếp tục tuần tra tại các vùng nước chung quanh quần đảo Điếu Ngư (phía Nhật Bản gọi là Senkaku).
Trả lời câu hỏi sau khi có báo cáo của giới truyền thông rằng các nhà hoạt động cánh hữu của Nhật Bản đi vào vùng nước chung quanh quần đảo Điếu Ngư/ Senkaku vào hôm qua, Người phát ngôn BNG Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố, các tàu hải giám của Trung Quốc cũng sẽ tuần tiễu tại vùng nước này, rằng “Trung Quốc đang theo dõi chặt chẽ sự phát triển của vấn đề. Các tàu hải giám của Trung Quốc sẽ tiếp tục tuần tra tại các vùng nước chung quanh quần đảo Điếu Ngư”.
Trung Quốc phản đối mạnh mẽ việc xâm nhập trái phép của các nhà hoạt động cánh hữu Nhật Bản vào vùng nước của quần đảo này, Người phát ngôn Hồng Lỗi nói: “Mục đích của các nhà hoạt động cánh hữu trong việc lặp lại hành động khiêu khích chung quanh quần đảo Điếu Ngư, đặc biệt khi Trung Quốc và Nhật Bản đang gay gắt với nhau chung quanh tranh chấp này là gì? Tại sao chính phủ Nhật Bản tiếp tục cho phép họ làm như vậy?”
Trong khi đó, hãng tin Kyodo đưa tin, theo báo cáo của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản, trong ngày hôm nay, bốn tàu hải giám của Trung Quốc đi vào khu vực tiếp giáp với lãnh hải của Nhật Bản chung quanh Senkaku/Điếu Ngư.

Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản báo cáo, từ đầu tuần đến nay đã có hơn 15 tàu hải giám của Trung Quốc đi vào vùng nước chung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, trong đó trong ngày hôm qua có 4 tàu đi vào lãnh hải của Nhật Bản chung quanh Senkaku/Điếu Ngư. Bên cạnh đó, Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Gemba đã bày tỏ thiện chí tiếp tục đối thoại với Trung Quốc trong nỗ lực giảm căng thẳng giữa hai nước chung quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản nói: “Chúng ta phải giải quyết vấn đề này một cách bình tĩnh mà không để mất đi tầm nhìn rộng”.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Nhật Bản Gemba vẫn tái khẳng định “Dẫu quan hệ với Trung Quốc là một trong những mối quan hệ song phương quan trong nhất, chúng ta không thể nhân nhượng những gì chúng ta không thể nhân nhượng”.
Trong một diễn biến khác, Hãng tin Kyodo dẫn lời của các nhà quản lý Nhật Bản cho biết nhà máy và siêu thị của Nhật Bản tại Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, bị thiệt hại nặng nề bởi các cuộc biểu tình phản đối Nhật Bản tháng trước sẽ mở cửa hoạt động lại.
Tập đoàn Panasonic cho hay, nhà máy điện tử tại Thanh Đảo sẽ hoạt động trở lại hoàn toàn vào giữa tháng này, trong khi đó công ty Aeon cho biết siêu thị Jusco, vốn bị thiệt hại 700 triệu Yên từ các cuộc biểu tình hồi tháng trước sẽ mở cửa trở lại vào cuối tháng 11.
Tại nhà máy Panasonic ở Thanh Đảo, công việc sản xuất một số sản phẩm đã bắt đầu lại. Các nhà máy sản xuất tại Tô Châu, tỉnh Giang Tô, và Chu Hải ở tỉnh Quảng Đông, cũng đã hoạt động lại.
Người quản lý của Panasonic cho biết thiệt hại vật chất tại các nhà máy của hãng tại Trung Quốc chắc chắn sẽ không tác động tiêu cực tới doanh thu trong năm tài khóa hiện tại của hãng cho tới tháng 3 năm sau.
Còn theo công ty Aeon, khách hàng địa phương tại Trung Quốc đã kêu gọi siêu thị Jusco mở cửa trở lại. Công ty cũng đang có kế hoạch mở các siêu thị và trung tâm thương mại tại các thành phố Bắc Kinh, Thiên Tân và tỉnh Quảng Đông.
Aeon cũng cho biết doanh thu của hãng sẽ không bị ảnh hưởng bởi thiệt hại tại cửa hàng Jusco ở Thanh Đảo, do số thiệt hại 700 triệu Yên sẽ được bảo hiểm bồi thường. Về mặt con người, các báo cáo cho biết không ai bị thương trong cuộc va chạm ngày 15-9 sau khi Nhật Bản tuyên bố quốc hữu hóa quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
T.T
(Nguồn: Kyodo và Tân Hoa Xã)


Hãng tin Kyodo của Nhật cho biết Mỹ sẽ triển khai các máy bay chiến đấu tàng hình tối tân nhất thế giới hiện nay là F-35 tới căn cứ Kadena tại Okinawa.

Siêu cơ chiến tàng hình thế hệ thứ năm tối tân F-35 của Mỹ
F-35 là dòng máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm của Mỹ, là loại chiến đấu cơ tiêm kích đa năng tàng hình hiện đại và cơ động bậc nhất thế giới. F-35 có thể tác chiến không-đối -không và không-đối-đất.
Máy bay này được phát triển để thực hiện các nhiệm vụ như tấn công các mục tiêu trên mặt đất, trinh sát và phòng không, có thể bay với tốc độ lên tới hơn 1.920 km/h.
Vũ khí mà F-35 được trang bị bao gồm 1 khẩu pháo GAU-12/U 25 mm – gắn từ 180 quả đạn đến 220 quả đạn tuỳ phiên bản nâng cấp.
Trong thân máy bay, tối đa có 4 tên lửa đối không hoặc 2 tên lửa đối không và 2 tên lửa đối đất.
Còn trong ngày hôm nay, lô máy bay vận tải MV-22 Osprey đã được các bộ phận lính thủy đánh bộ của Mỹ đưa vào vận hành tại căn cứ Futenma, quận Okinawa.
Máy bay Osprey có thể bay xa gấp 4 lần loại trực thăng dùng trong chiến tranh Việt Nam, và giúp 15.000 lính thủy đánh bộ có thể mau chóng tới những điểm nóng như Đài Loan hay nhóm đảo tranh chấp giữa Nhật và Trung Quốc (Senkaku/Điếu Ngư) ở Hoa Đông.
Mỹ coi việc chuyển máy bay trên như một phần kế hoạch của chính quyền Obama nhằm tăng cường sự hiện diện của quân đội Mỹ tại châu Á – Thái Bình Dương theo chiến lược “hướng Á” của Washington.
Tuy nhiên, hoạt động này lại diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản đang dâng lên mức cao nhất từ trước tới nay, liên quan tới tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Tokyo gọi là Senkaku, Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư.
Sau một loạt các cuộc biểu tình nổ ra tại Trung Quốc nhằm phản đối Nhật mua các đảo từ chủ sở hữu tư nhân, lời qua tiếng lại từ lãnh đạo đôi bên, hiện nay cả Tokyo và Bắc Kinh đều duy trì sự hiện diện tại gần quần đảo tranh chấp.
Phía Nhật cho biết các tàu giám sát biển của Trung Quốc liên tục xuất hiện từ đầu tuần này tại khu vực liền kề ngay bên ngoài lãnh hải của Nhật, sát với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Phát ngôn viên Hồng Lỗi của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng xác nhận việc này, và nói thêm rằng các tàu giám sát của Trung Quốc sẽ còn tiếp tục tuần tra ở khu vực này.
Lê Thu (theo Kyodo/ Xinhua)


 Trung Quốc có lý do để đứng ngồi không yên trước việc lính thủy đánh bộ Mỹ triển khai nhiều máy bay cất cánh thẳng đứng hiện đại MV-22 Osprey ở Okinawa.
Vốn lo lắng trước việc Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố rằng quần đảo Senkaku nằm trong phạm vi của Hiệp ước an ninh Nhật-Mỹ, việc thay thế máy bay trực thăng CH-46 bằng MV-22 Osprey có tính năng vượt trội chắc chắn sẽ khiến cho Trung Quốc nhấp nhổm trên đống lửa và vô cùng tức giận.
Máy bay cất cánh thẳng đứng hiện đại MV-22 Osprey trên tàu sân bay.
Ảnh mediaaerosociety.com

Không có nhận xét nào: