Pages

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012

Việt Nam sẽ vất vả mới đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2012


Bloomberg News
Lê Quốc Tuấn/XcafeVN chuyển ngữ

Theo các nhà kinh tế và một cố vấn của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nếu không bơm thêm tiền vào nền kinh tế, Việt Nam sẽ vất vả mới đạt được mục tiêu tăng trưởng của năm 2012.
Hôm qua, thủ tướng đã tuyên bố với các nhà lập pháp tại Quốc hội ở Hà Nội, kinh tế Việt Nam phải tăng trưởng 6,5% trong quý thứ tư để đạt được mục tiêu tăng trưởng toàn năm ở múc 5.2% của chính phủ., chủ tịchUỷ ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Văn Giàu nói với các nhà lập pháp rằng: tăng trưởng kinh tế năm 2012 của Việt Nam có thể đạt từ5% đến 5,2%.

Ngày hôm qua, nói về mức tăng trưởng của quý 4 để có thể đạt được mức ấy, ông Lê Đăng Doanh, một cựu chuyên gia kinh tế cao cấp tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, người từng là một cố vấn cho ông Dũng nói ”Tôi nhìn thấy một cơ hội rất nhỏ cho điều này”. Ông nói, ”Trong tình hình hiện nay, khi xuất khẩu chậm và mức tiêu thụ trong nước còn hạn chế, chính phủ có thể hành động như đã thường làm để thúc đẩy tăng trưởng, đó là gia tăng cung ứng tiền qua việc chi tiêu cho cơ sở hạ tầng và tăng trưởng tín dụng cao hơn. Điều ấy là không thể bền vững. “
Nền kinh tế của Việt Nam được kế hoạch để phát triển ở mức thấp nhất trong 13 năm qua sau khi mức nợ xấu giatăng tại các ngân hàng đã kềm hãm việc cho vay trong khi mức đầu tư và chi tiêu tiêu dùng chậm lại. Phát triển năm nay sẽ là năm thứ năm liên tiếp của mức tăng trưởng dưới 7 phần trăm, đấy là thời gian dài nhất kể từ cuộc cải cách mở cửa kinh tế của đất nước từ năm 1986. Trong bài phát biểu ngày hôm qua, ông Dũng đã xin lỗi về những sai lầm của chính phủ trong việc quản lý các doanh nghiệp nhà nước.
“Các nhiệm vụ cho những tháng cuối năm vừa qua là lựa chọn hợp lý”, ông Dũng cho biết trong bài phát biểu. Việc đạt được mục tiêu tăng trưởng cả năm “đòi hỏi phải có các giải pháp đồng bộ từ hệ thống chính trị, các cơ quan của chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp”.
Mục tiêu được phê duyệt
Năm ngoái, Quốc hội đã thông qua mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ  6% đến 6,5% cho năm 2012. Chính phủ và các doanh nghiệp cần phải “tích cực chuẩn bị các điều kiện để tăng trưởng cao hơn trong năm 2013″, ông Dũng nói với các nhà lập pháp trong bài nói chuyện của mình ngày hôm qua.
Thủ tướng Chính phủ đề xuất một mục tiêu tăng trưởng kinh tế là 5,5% trong năm 2013 để Quốc hội phê duyệt. Ngày hôm qua, Dũng nói với cơ quan lập pháp là, thâm hụt thương mại của Việt Nam có thể đạt 1 tỷ USD vào cuối năm 2012, trong khi kế toán thanh toán thặng dư của nước này có thể vượt quá 8 tỉ.
Nền kinh tế có thể sẽ tăng trưởng hàng năm khoảng 5% đến năm 2015,khi hệ thống ngân hàng yếu ớt của đất nước này đóng vai trò như một lực cản đối với nền kinh tế, theo Matt Hildebrandt, một nhà kinh tế tại JPMorgan Chase & Co.
Mức độ nợ xấu tại một số công ty cho vay có thể là “cao hơn nhiều” so với những gì họ đã báo cáo, thống đốc ngân hàng trung ương Nguyễn Văn Bình cho biết trong tháng Tư. Tính đến tháng Sáu, các khoản nợ xấu có thể chiếm đến8,82% tổng dư nợ của ngân hàng, ông Giàu, người đứng đầu Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nói với các nhà lập pháp tại Hà Nội ngày hôm qua.
“Thế là Khá lắm”
“Nếu họ đạt được mức  5% đã là một kết quả khá lắm rồi”, Jonathan Pincus, nhà kinh tế thuộc chương trình Việt Nam của trường Havard kenedy ở thành phố Hồ Chí Minh cho biết hôm qua. “Mức tăng trưởng có thể nhích lên một chútkhi chính phủ chi luợng tiền mặt sẵn có trên tay mình nhiều hơn một chút và thực hiện tốt các kế hoạch của mình vào cuối năm nay, vốn đấy là những gì xảy ra, nhưng tôi không mong đợi một sự thay đổi lớn trong cả hai chiếu hướng.”
Suy giảm trong tăng trưởng kinh tế đã làm tổn thương đến cổ phiếu, với điểm chuẩn VN Index (VNINDEX), mạnh nhất châu Á trong năm 2011, đã tụt giảm 19% kể từ đỉnh cao của nó trong năm nay vào ngày 08 tháng 5. Chỉ số này tăng 0.2% lên đến 397,71 vào thời điểm đóng cửa ở thành phố Hồ Chí Minh ngày hôm nay.
Lợi nhuận từ trái phiếu 5 năm của chính phủ đã giảm 225 điểm cơ bản kể từ đầu năm 2012 đến 10,30%, khi lạm phát giảm tốc và các nhà cho vay tìm kiếm sự an toàn tương đối của các khoản nợ do nhà nước hỗ tr.
Tái cấu trúc Cơ bản
Dũng cho biết, đất nước này sẽ hoàn thành việc tái cấu trúc cơ bản các ngân hàng yếu kém vào cuối năm tới, và rằng Việt Nam sẽ nghiên cứu việc thành lập một cơ quan quản lý nợ trong năm 2013. Ông đã thông qua một kế hoạch tháng Ba vốn sẽ cho phép Bộ Tài chính mua lại các tái sản thế chấp không hiệu quả từ các ngân hàng thương mại để củng cố bảng cân đối kế toán của họ.
“Quý vị phải làm sao cho các ngân hàng hoạt động hữu hiệu trở lại để nền kinh tế có thể bắt đầu tăng trưởng trở lại,nghĩa là phải giải quyết những vấn đề này chứ không chỉ trì hoãn và bàn bạc ”, ông Adam McCarty, kinh tế trưởng của Mekong Economics tại Hà Nội cho biết. “Khó khăn chính ở chỗ lĩnh vực ngân hàng thì đang hấp hối, không phát hành đủ tín dụng và các khoản vay bởi vì họ đã không được giải quyết các vấn đề nợ nần này.”
Nhận xét của Dũng về những thiếu sót của chính phủ đã được đưa ra một tuần sau khi Tổng bí thư đảng Cộng sản, Nguyễn Phú Trọng xin lỗi cả nước về những sai lầm của các Bộ Chính trị và Ban Bí thư, bao gồm cả việc đã không ngăn chặn được nạn tham nhũng và sự ”suy thoái trong một số đảng viên”.
Xin lỗi cả nước
Trước quốc hội ngày hôm qua, ông Dũng tuyên bố: ”Tôi nghiêm túc nhận trách nhiệm chính trị lớn của người đứng đầu Chính phủ và xin thành thật nhận lỗi trước Quốc hội, trước toàn Đảng, toàn dân về tất cả những yếu kém, khuyết điểm của Chính phủ trong lãnh đạo, quản lý, điều hành, nhất là những yếu kém, khuyết điểm trong kiểm tra, giám sát hoạt động của tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước”.
Ông nhắc đến Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam và Công ty Vận chuyển Việt Nam như những ví dụ về các công ty nhà nước không hiệu quả đã “gây ra thiệt hại, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, và ảnh hưởng rất nhiều đến uy tín và vai trò của khu vực kinh tế nhà nước.”
Nguồn: Business Week

Không có nhận xét nào: