Pages

Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012

Tân Hoa xã đã viết gì về Không quân, Hải quân Việt Nam?


(GDVN) – Cách đây vài ngày, trên Tân Hoa xã, một trong những tờ báo chính thống của Trung Quốc đã đăng tải một bài viết nói về “mục đích xây dựng không quân của Việt Nam”.
Máy bay chiến đấu Su-22M của Không quân Việt Nam
Nội dung bài viết khá dài, chủ yếu phản ánh những nội dung mang tính chất suy đoán cá nhân của tác giả khi đánh giá về quá trình xây dựng và phát triển bình thường của Không quân Việt Nam hiện nay. 
Bài viết này sau đó đã được nhiều trang mạng, diễn đàn khác đăng lại, đáng chú ý những trang web, diễn đàn này là nơi thường xuyên đăng tải, bình luận  các vấn đề liên quan đến khả năng quân sự của Việt Nam, nhất là hải, không quân. 
Dưới đây là những nội dung của bài viết được đăng tải nguyên văn trên Tân Hoa xã. Một số bình luận, đánh giá, suy đoán cá nhân, quy chụp, gây tổn hại quan hệ ngoại giao của tác giả bài viết này khi nói về sức mạnh không quân của Việt Nam và Trung Quốc đã được loại bỏ.

“Làm thế nào để tiêu diệt các mục tiêu cách bờ biển tương đối xa là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu. Việt Nam đã bỏ tiền mua của Nga máy bay chiến đấu Su-27 và Su-30 trang bị tên lửa X29 và X-31. 



Máy bay chiến đấu Su-27UBK của Không quân Việt Nam

Để tiến hành tuần tra trên biển, năm 2008, Việt Nam đã thành lập Cảnh sát. Lực lượng này đã được trang bị máy bay tuần tra C-212 400 mua của Công ty máy bay quân dụng Airbus. 
Hiện nay, với mạng lưới phòng không nhất thể hóa, do Bộ tham mưu Không quân Việt Nam quản lý, được bố trí theo hình bậc thang, đồng thời có sự liên kết hệ thống trao đổi số liệu. 



Hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300PMU do Nga chế tạo.

Hệ thống phòng thủ tên lửa của Việt Nam có (*) trạm radar. Mỗi bộ phận của hệ thống phòng thủ tên lửa đều mang tính cơ động, có thể triển khai radar ở bất cứ khu vực nào, vì vậy khó mà bị gây tổn hại.” – Tân Hoa xã viết. 
“Lực lượng tên lửa đất đối không của Việt Nam sở hữu khoảng (*)  quả tên lửa các loại, từ hệ thống tên lửa phòng không SA-24 đến tên lửa S-300PMU-1. Ngoài ra, lực lượng phòng không còn sở hữu nhiều pháo cao xạ, đường kính từ 23-57 mm. 
Tháng 12/2003, Nga-Việt đã ký hợp đồng bán 4 máy bay chiến đấu Su-30MK2V cho Việt Nam, tổng kim ngạch 100 triệu USD, bàn giao cho Việt Nam sau 11 tháng. Sau đó, tháng 1/2009, Việt Nam tiếp tục mua 8 máy bay Su-30MK2V, trong đó 4 chiếc đã bàn giao năm 2011. 



Máy bay chiến đấu Su-30MK2V của Không quân Việt Nam.

5 tháng sau, Hà Nội tiếp tục mua 12 máy bay chiến đấu Su-30MK2V, dự kiến sẽ bàn giao toàn bộ vào cuối năm 2013. Tính chi phí cho máy bay, vũ khí và thiết bị mặt đất, tổng trị giá của giao dịch này đạt gần 1 tỷ USD. 
Hiện nay, Không quân Việt Nam sở hữu (*)  máy bay chiến đấu Su-27/Su-30, nhưng Bộ Tư lệnh Không quân có kế hoạch tham vọng hơn, sẽ xây dựng (*)  trung đoàn máy bay chiến đấu Sukhoi, đồng thời dự định tăng số lượng Su-27/Su-30 lên (*) chiếc. Hà Nội hy vọng lực lượng này sẽ là lực lượng xương sống của lực lượng phòng thủ và tấn công của Không quân. 



Máy bay trực thăng huấn luyện EC-120 của Việt Nam.

Ngoài ra, nếu tất cả được tiến hành theo kế hoạch, Hà Nội có thể còn quan tâm tới máy bay ném bom chiến đấu Su-34 của Công ty Sukhoi, Hà Nội hy vọng máy bay hiện đại có thể thay thế cho Su-22 cũ kỹ, Su-34 sẽ chủ yếu dùng làm máy bay cường kích trên biển.” – Tân Hoa xã viết. 



Máy bay trực thăng EC-225S của Hải quân Việt Nam.

“Hiện nay, loại máy bay chiến đấu nhiều nhất của Không quân Việt Nam là MiG-21, nhưng chúng đều sẽ nghỉ hưu trong 5-10 năm nữa, khoảng trống này sẽ được thay thế bằng máy bay chiến đấu hạng nhẹ, như máy bay chiến đấu JAS39 Gripen của Công ty Saab-Thụy Điển, loại máy bay đã trang bị cho Không quân Thái Lan. 
Đồng thời, Việt Nam còn có kế hoạch dùng máy bay Yak130 hiện đại hơn thay thế cho máy bay huấn luyện L-39 của Czech. Hiện nay, Việt Nam mong muốn mua 12 máy bay Yak130 trong thời gian từ năm 2015-2025. 



Máy bay C-212-400 của Cảnh sát biển Việt Nam.

Ngoài ra, để ứng phó với các mối nguy cơ và ưu thế của bên ngoài, Việt Nam đang tính toán mua máy bay cảnh báo sớm trang bị radar tầm xa với số lượng không dưới 2 chiếc. Máy bay EC-295 được Công ty chế tạo máy bay Tây Ban Nha đưa ra cách đây không lâu là một sự lựa chọn không tồi.” –Tân Hoa xã viết. 


Máy bay chiến đấu hạng nhẹ JAS-39 Gripen do Thụy Điển chế tạo.

Máy bay huấn luyện chiến đấu Yak-130 do Nga chế tạo.
Máy bay cảnh báo sớm EC-295 do Tây Ban Nha chế tạo.
(*) – số liệu cụ thể đã được  THX đăng tải

Không có nhận xét nào: