Pages

Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013

Bắc Hàn trong 'tình trạng chiến tranh'



Bắc Hàn bước vào 'tình trạng chiến tranh'
Bắc Hàn tiếp tục leo thang với những lời lẽ và tuyên bố cứng rắn đe dọa chiến tranh
Bắc Hàn nói nước này bước vào "tình trạng chiến tranh” với Hàn Quốc trong bước leo thang về tuyên bố mới nhất chống lại quốc gia láng giềng và Hoa Kỳ.
Tuyên bố của Bình Nhưỡng hứa có "hành động cụ thể và nghiêm khắc " chống lại "bất kỳ hành động khiêu khích" nào.

Tuy nhiên, rất ít người nghĩ rằng miền Bắc dám tiến hành một cuộc xung đột toàn diện, trong lúc hai miền Triều Tiên vẫn luôn ở trong ‘tình trạng chiến tranh’ thường trực trên danh nghĩa kể từ năm 1953 khi không ký kết hiệp ước hòa bình.
Bắc Hàn có các đe dọa tấn công hầu như hàng ngày sau khi bị trừng phạt do thử hạt nhân lần thứ ba vào tháng Hai.

Hiệp ước đình chiến vào cuối cuộc chiến Triều Tiên vẫn chưa bao giờ trở thành một hiệp ước đầy đủ.

'Chiến tranh là tự sát'

"Tình hình trạng kéo dài không hòa bình mà cũng không hẳn chiến tranh của bán đảo Triều Tiên cuối cùng đã chấm dứt"
Tuyên bố của Bắc Hàn
Bắc Hàn đã tiến hành thử nghiệm hạt nhân lần thứ ba vào ngày 12/2, dẫn đến việc bị áp đặt các lệnh trừng phạt mới.
Các cuộc tập trận quân sự Mỹ - Hàn thường niên diễn ra cũng chọc giận Bình Nhưỡng thêm.
Nhiều nhà phân tích tin rằng một cuộc chiến tranh thực sự và đúng nghĩa xảy ra với Hàn Quốc và đồng minh Hoa Kỳ của miền Nam sẽ là một cuộc tự sát đối với miền Bắc, theo phóng viên BBC Lucy Williamson tại Seoul.
Nhưng việc cả hai bên đều đe dọa trả đũa nặng đã tạo nguy cơ cho các cuộc xung đột nhỏ leo thang, vẫn theo phóng viên của chúng tôi.
Một tuyên bố của Bắc Hàn loan vào ngày thứ Bảy nói: "Từ lúc này, mối quan hệ Bắc - Nam sẽ bước vào tình trạng chiến tranh và tất cả những vấn đề nảy ra giữa miền Bắc và miền Nam sẽ được xử lý phù hợp.
"Tình hình trạng kéo dài không hòa bình mà cũng không hẳn chiến tranh của bán đảo Triều Tiên cuối cùng đã chấm dứt."

'Đe dọa là nghiêm túc'

Lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong-un
Bắc Hàn vừa đe tấn công Nam Hàn vừa dọa đánh đòn 'hạt nhân phủ đầu' nhắm vào 'đế quốc Mỹ'
Tại Washington, Caitlin Hayden, phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia nói Hoa Kỳ đã biết tin tức về “một tuyên bố mới và không xây dựng từ Bắc Hàn".
"Chúng tôi coi những mối đe dọa là nghiêm túc và vẫn có liên hệ chặt chẽ với các đồng minh Hàn Quốc của chúng tôi," quan chức này nói.
Bắc Hàn đã đưa ra nhiều đe dọa đối với cả Hoa Kỳ lẫn Hàn Quốc trong những tuần gần đây, trong đó có một cảnh báo "tấn công hạt nhân phủ đầu" nhắm vào Hoa Kỳ.
Hôm thứ Năm, truyền thông nhà nước Bắc Hàn đưa tin nhà lãnh đạo Kim Jong-un “đánh giá rằng đã tới lúc thanh toán với Đế quốc Mỹ".
Ông được cho là đã lên án các phi vụ Hoa Kỳ điều phi cơ ném bom B-2 bay trên không phận Hàn Quốc trong các cuộc tập trận quân sự như là một "giai đoạn liều lĩnh" đại diện cho một "tối hậu thư rằng chúng sẽ châm ngòi cho một cuộc chiến tranh hạt nhân với bất kỳ giá nào trên bán đảo Triều Tiên".
Lãnh thổ nội địa của Hoa Kỳ và các căn cứ ở Hawaii, Guam và Hàn Quốc đều được đặt là mục tiêu tiềm năng.
"Chúng tôi rất quan ngại rằng... hành động đơn phương xảy ra đối với Bắc Hàn đang làm gia tăng hoạt động quân sự"
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov
Truyền thông nhà nước của miền Bắc cho thấy hàng ngàn binh sĩ và học sinh, sinh viên tham gia một cuộc biểu tình đông đảo ở Bình Nhưỡng ủng hộ tuyên bố của ông Kim Jong-un
Các hỏa tiễn tiên tiến nhất của Bắc Hàn được cho là có thể phóng tới Alaska, nhưng không tới được các phần còn lại ở nội địa của Hoa Kỳ.

'Hành động đơn phương'

Phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest nói các lời lẽ đe dọa chỉ làm sâu sắc thêm sự cô lập của Bắc Hàn.
Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Bắc Hàn, đã nhắc lại lời kêu gọi các bên giảm bớt căng thẳng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hồng Lỗi nói với một cuộc họp báo thường nhật rằng "những nỗ lực chung" phải được tiến hành để hóa giải "tình hình căng thẳng".
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov
Ngoại trưởng Sergei Lavrov nói Nga lo ngại căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên 'tuột khỏi kiểm soát'
Ngoại trưởng Nga Lavrov còn đi xa hơn, bày tỏ lo ngại rằng "chúng ta có thể đang để tình hình trượt ra khỏi tầm kiểm soát".
Ông nói: "Chúng tôi rất quan ngại rằng... hành động đơn phương xảy ra đối với Bắc Hàn đang làm gia tăng hoạt động quân sự".
Ngày 16/3, Bắc Hàn đã dọa tấn công nhóm đảo nằm ở vùng biên giới của Hàn Quốc, và khuyên các cư dân rời khỏi các đảo này.
Trong năm 2010, miền Bắc đã nã pháo vào đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc, làm bốn người chết.
Hôm thứ Tư, Bình Nhưỡng cắt đường dây nóng quân sự với miền Nam - liên kết chính thức trực tiếp cuối cùng giữa hai nước.
Đường dây nóng của Hội Chữ thập đỏ và một đường khác dùng để giao tiếp với Bộ Tư lệnh Liên Hợp Quốc tại Bàn Môn Điếm cũng bị cắt.
Tuy nhiên, một đường dây nóng không kiểm liên Triều vẫn tồn tại và khu công nghiệp Kaesong, liên doanh giữa hai miền, vẫn còn hoạt động.

Không có nhận xét nào: