Pages

Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

Thượng Hải lập vùng ‘Internet tự do’?


Hiện đang có các tin trái ngược nhau về ‘khu vực tự do sử dụng Internet’ ở Thượng Hải nhưng một phần của dự án Khu vực Thương mại Tự do Thượng Hải (Shanghai Free Trade Zone - SFTZ), dự kiến khai trương từ tháng 10/2013.
Các hãng tin nước ngoài từng cho hay trong khu vực thương mại tự do tại Thượng Hải, người dùng Internet sẽ có thể vào các mạng trong và ngoài Trung Quốc hoàn toàn tự do.

Giới thiệu về dự án kinh tế khổng lồ 45 tỷ USD được Quốc vụ viện Trung Quốc thông qua, ông Vương Cẩm Hiệp, giám đốc công nghệ tại khu Qianhai nói:
Tại đây, theo một số báo ở Hong Kong và Hoa Kỳ hồi đầu tuần, hệ thống chặn và lọc mạng toàn cầu của chính quyền Trung Quốc, hay còn gọi là Vạn lý Tường lửa, sẽ không hoạt động và các trang YouTube, Facebook, Twitter đều được dùng thoải mái.

“Tại Tiền Hải, chúng ta sẽ thấy những gì thấy ở Hong Kong,”
“Chúng tôi sẽ cố gắng có một kênh thông tin riêng để các trang như Facebook, Twitter có thể vào được tự do,” ông được báo chí Trung Quốc trích lời hôm 26/9/20013.

'Không phải nhượng địa'

Nhưng ngay sau đó, một quan chức Bộ Thương mại Trung Quốc có bài trên tờ Nhân dân Nhật báo bản hải ngoại bác bỏ chuyện chính quyền “nhượng bộ về kiểm soát Internet” ở Thượng Hải.
Ông Mai Tân Dục viết trên trang báo này rằng SFTZ chỉ là “một đặc khu kinh tế, không phải đặc khu chính trị”.
Ông nói không có chuyện Trung Quốc “lập ra một vùng nhượng địa về chính trị” liên quan đến Internet tại Thượng Hải, theo BBC Tiếng Trung từ Hong Kong hôm 27/9.
Cách dùng từ này gợi ra thái độ bài ngoại trong dư luận Trung Quốc vốn thù oán các nước Phương Tây đã cưỡng bức nhà Thanh lập ra các nhượng địa tại Quảng Châu, Thượng Hải...hồi trước.
Được sự ủng hộ mạnh mẽ của Thủ tướng Lý Khắc Cường như một sáng kiến làm mới chính sách kinh tế, SFTZ đã có 1700 tập đoàn nước ngoài, gồm nhiều công ty dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm...đăng ký tham gia.
Số vốn đăng ký với Trung Quốc tại đây đã lên tới 23 tỷ USD tính tới giữa tháng 9 năm nay, theo Reuters.
Trong số các đại công ty thuộc danh sách Fortune 500 có 20 công ty đã đăng ký tham gia đặc khu kinh tế Tiền Hải ở Thượng Hải, gồm HSBC, Hang Seng, và Standard Chartered.
Trung Quốc có tham vọng đầu tư mạnh vào dịch vụ tài chính, hậu cần và công nghệ thông tin để biến Tiền Hải thành một Hong Kong nhỏ, và đưa đồng nhân dân tệ thành loại tiền tệ trong giao thương hải ngoại cho dịch vụ chứng khoán, trái phiếu.

Không có nhận xét nào: