Pages

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

‘Có cá nhân làm giàu từ DNNN yếu kém’


Bà Phạm Chi Lan từng là Phó Chủ tịch VCCI.
Bà Phạm Chi Lan nói khi các doanh nghiệp nhà nước làm ăn không hiệu quả thì những thất thoát vẫn có thể làm giàu cho các nhân nào đó.
Trả lời BBC trước khi Quốc hội Việt Nam thông qua dự thảo Hiến pháp sửa đổi trong đó tái khẳng định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, bà Phạm Chi Lan, cựu thành viên Ban tư vấn của Thủ tướng, nói chính phủ Việt Nam cần có các biện pháp mạnh dạn hơn với các doanh nghiệp nhà nước thua lỗ.
“Những doanh nghiệp nào thực sự đang ở tình trạng phá sản rồi thì nên để cho nó phá sản và bán tài sản đi để trả nợ.

“Vấn đề là ở chỗ khi các doanh nghiệp nhà nước thua lỗ thì chính phủ ra tay cứu trợ.
“Điều đó dẫn tới việc họ không có động lực thực sự và khả năng cạnh tranh và nếu để kéo dài các doanh nghiệp nhà nước làm ăn không có hiệu quả thì ảnh hưởng xấu chung tới cả nền kinh tế.”
Cựu Tổng Thư ký, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) mô tả việc xóa sổ các doanh nghiệp nhà nước làm ăn thiếu hiệu quả là hết sức cần thiết bởi “Mất ngay một lúc thì có thể không lớn nhưng về lâu dài là mất lớn bởi nhà nước cứ phải bù đắp cho các doanh nghiệp này hết năm này qua năm khác”.
Vào tuần này, theo dự kiến Quốc hội Việt Nam sẽ thông qua bản hiến pháp được sửa đổi trong đó tái khẳng định điều họ gọi là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và tái khẳng định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
Ổn định hay trì trệ?
Báo tài chính BấmBloomberg ngày 27/11 dẫn lời giới đầu tư nước ngoài cảnh báo việc Hà Nội tiếp tục duy trì khối doanh nghiệp nhà nước với vai trò khuynh đảo nền kinh tế đang là trở ngại cho nỗ lực cải cách.
Ông Mark Mobius, chủ tịch điều hành tập đoàn Templeton Emerging Markets Group, quản lý 53 tỉ đôla vốn tài sản, được Bloomberg dẫn lời nói “Việc làm chững lại cải cách tạo ái ngại cho giới đầu tư trước hệ thống thiếu minh bạch của Việt Nam.”
"Một số nhà đầu tư có thể nói việc không thay đổi lớn trong hiến pháp là ổn định nhưng những người khác xem đó là sự trì trệ"
Kinh tế gia Lê Đăng Doanh
Ông Mobius và các nhà đầu tư chứng khoán đã đóng vai trò đẩy chỉ số chứng khoán Việt nam lên 24% trong năm nay trong bối cảnh người ta dự kiến chính phủ sẽ tăng giới hạn sở hữu cho bên nước ngoài tại các công ty và ngân hàng được niêm yết.
Kinh tế gia Lê Đăng Doanh được dẫn lời nói rằng “Một số nhà đầu tư có thể nói việc không thay đổi lớn trong hiến pháp là ổn định nhưng những người khác xem đó là sự trì trệ.”
Trả lời BBC vào tuần này, Bấmông Doanh nói “Có nghiên cứu nói rằng trong bốn cỗ máy của nền kinh tế Việt Nam: Doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, nông nghiệp và đầu tư nước ngoài thì chỉ có đầu tư nước ngoài là hoạt động hiệu quả. Còn ba cỗ máy còn lại thì rất yếu kém."
Doanh nghiệp nhà nước là khu vực chính tạo bất ổn cho kinh tế Việt Nam, Quỹ Tiền Tệ Quốc tế nhận định hồi tháng Tám năm nay.
Giám đốc Tài chính của hãng đánh giá tín nhiệm Fitch Ratings trong cuộc phỏng vấn với BBC tiếng Việt nói rằng "số nợ xấu trong toàn hệ thống ngân hàng tại Việt Nam thực sự cao hơn rất nhiều so với những con số mà các báo cáo đưa ra.”
Ông BấmAlfred Chan nói rằng “Nếu như khu vực ngân hàng có thể phục hồi, nhưng một phần lớn nền kinh tế bị lũng đoạn bởi các doanh nghiệp nhà nước không tái cơ cấu theo kế hoạch thì những vấn đề hiện nay vẫn sẽ quay lại.”
Nợ xấu tại khối doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam là ở mức cao nhất đông nam Á và số liệu của Bộ Tài chính Việt Nam nói hai phần ba doanh nghiệp tại Việt Nam thua lỗ tính riêng trong năm nay.
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Việt Nam ước tính tổng số nợ xấu và nợ cơ cấu lại của khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN) hiện là Bấm73.000 tỷ đồng, tương đương 3.4 tỷ đôla Mỹ.
Chính phủ Việt Nam sự báo nền kinh tế tăng trưởng ơ mức 5.4% trong năm nay và 5.8% trong năm 2014, có nghĩa là trong 7 năm liên tục tăng trưởng dưới 7%.

Không có nhận xét nào: