Pages

Thứ Năm, 17 tháng 4, 2014

Quy trình ngược của Bộ công thương

Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok

Dưa hấu bán không được, bà con nông dân ở các xã Tịnh Hiệp, Tịnh Trà đành bỏ cho trâu, bò ăn.

Dưa hấu bán không được, bà con nông dân ở các xã Tịnh Hiệp, Tịnh Trà đành bỏ cho trâu, bò ăn.
Nguồn baodautu.vn

Nghe Bài Này
Trong vụ dưa hấu ứ đọng tại cửa khẩu Lạng Sơn chằng những thương lái lỗ nặng mà người trồng dưa khắp nơi không thể bán đã khiến dư luận xã hội đặt câu hỏi: việc tiếp thị nông phẩm và nghiên cứu cây trồng cho thích hợp với thị trường thế giới bấy lâu nay ra sao. Mặc Lâm có cuộc phỏng vần GSTS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Đại học Nam Cần Thơ để có thêm chi tiết về câu chuyện được mùa mất giá này.
Mặc Lâm: Thưa GS mới đây nhân vụ dưa hấu tồn đọng tại cửa khẩu Tân Thành, Lạng Sơn thì ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu của Bộ Công Thương nói rằng sẽ dành kinh phí xúc tiến thương mại quốc gia để thuê các nhà tư vấn của Trung Quốc nghiên cứu đưa ra cho Việt Nam những tư vấn phương hướng thâm nhập thị trường này. GS nghĩ sao về phương án mà dại diện Bộ công thương đưa ra?
GS Võ Tòng Xuân: Nói như thế là cái ông này bất lực. Ông Bộ Công thương này rất bất lực từ trước đến giờ. Ổng không có các bộ phận đi khắp nơi trên thế giới tìm thị trường hoặc mở thị trường cho một sản phẩm nào của Việt Nam. Ổng cứ ở nhà và ông có một cái quỹ để mà xúc tiến thương mại. Qũy này tôi không biết mấy ổng sài như thế nào nhưng mà tôi nghe phong phanh là lâu lâu tổ chức cho một số doanh nghiệp đi chơi, rồi cũng đóng tiền cho ổng, nhưng tổ chức đi chơi cũng lấy cái quỹ đó. Đi chơi vậy thôi chứ không phải đi tìm thị trường hay mở thị trường, cho nên cuối cùng là các doanh nghiệp cũng mù tịt không có thông tin thị trường.
Ông Bộ Công thương này rất bất lực từ trước đến giờ. Ổng không có các bộ phận đi khắp nơi trên thế giới tìm thị trường hoặc mở thị trường cho một sản phẩm nào của Việt Nam
GS Võ Tòng Xuân
Mặc Lâm: Như vậy theo GS Bộ Công thương phải làm gì mới phù hợp với tiến trỉnh giúp nông dân giải quyết việc bán nông phẩm của họ ra với quốc tế?
GS Võ Tòng Xuân: Đáng lẽ ra Bộ Công thương phải có một bộ phận xúc tiến thương mại, phải rất rành rõi về thị trường quốc tế, phải là những người thông thạo ngoại ngữ để đi sang Trung Quốc coi thị trường Trung Quốc thế nào. Họ đang cần cái gì, và mình sẽ coi những công ty nào họ đang phân phối những món hàng đó thì mình phải gắn kết công ty đó với công ty ở Viêt Nam, để hai công ty đó làm việc với nhau thì công ty Việt Nam này sẽ biết công ty Trung Quốc bên kia đang cần gì.
Hàng ngàn xe dưa hấu “chết dí” tại cửa khẩu Tân Thanh. Tiêu đề trên báo Lao Động khi nói về tình trạng ùn ứ xe chở dưa hấu trên cửa khẩu Tân Thanh
Hàng ngàn xe dưa hấu “chết dí” tại cửa khẩu Tân Thanh khi báo chí nói về tình trạng ùn ứ xe chở dưa hấu trên cửa khẩu Tân Thanh. (nguồn bizlive.vn)
Họ có mạng lưới phân phối thì bên đây mình ký hợp đồng với họ  đàng hoàng. Rồi bên đây mình lo tổ chức cho nông dân trồng, căn cứ con số chính xác bên kia bao nhiêu thì người ta nhận bao nhiêu.
Chứ bây giờ, ông Bộ Công thương nói mời Trung Quốc qua, chứng tỏ ông rất bất lực, Ổng chính là người phải đi qua bên kia, đi tìm, đi qua Philippine coi thị trường Philippine cần cái gì, gạo thì luôn luôn nó cần đến mình rồi. Bây giờ cái chương trình sản xuất của người ta như thế nào để mình ước tính là lượng gạo người ta nhập sắp tới là bao nhiêu để mình chuẩn bị bên đây rồi ký hợp đồng với công ty gì bên kia. Rồi Indonesia cũng vậy, Trung Đông cũng vậy, Châu Phi cũng vậy, chứ không phải là mấy ổng mời người ta vô đây người ta đâu có phải vì mình đâu. Không chắc gì người ta vì mình, cho nên mình phải đi. Tôi thấy ngạc nhiên sao mà ông này kém quá kém không thể nào tổ chức được mà lại phải nhờ người ngoài vô tổ chức,
Ông Bộ Công thương nói mời Trung Quốc qua, chứng tỏ ông rất bất lực, Ổng chính là người phải đi qua bên kia, đi tìm, đi qua Phi coi thị trường Phi cần cái gì...Tôi thấy ngạc nhiên sao mà ông này kém quá kém không thể nào tổ chức được mà lại phải nhờ người ngoài vô tổ chức
GS Võ Tòng Xuân
Mặc Lâm: Theo kinh nghiệm của GS ông có cho rằng việc này một phần do lỗi của người nông dân hay không?
GS Võ Tòng Xuân: Người ta nói là từ ông nông dân, ông nông dân có cái tập quán bắt chước, theo hùa, thấy người ta trồng gì là bắt chước trồng theo mà không cần biết thị trường có đòi hỏi hết hay không? Có bắt chước trồng sau, hùa theo trồng, khi mà hùa theo trồng rồi thì họ không để ý đến qui luật cung cầu, cung nhiều quá mà cầu thì không tăng thì giá phải rớt, rất dễ biết.
Mặc Lâm: Nhưng vai trò của nhà nước là trợ giúp hay tư vấn cho người nông dân  và nhất là thông tin chính xác cho họ biết những gì nên làm?

Được mùa nhưng rớt giá...
Được mùa nhưng rớt giá...(hiepquang.com)

GS Võ Tòng Xuân: Nông dân mình có cái đặc tính khi trồng ra cái gì thì nhà nước phải mua hết! đâu có phải như vậy, nhà nước đâu có mua nhà nước chỉ hô hào vậy thôi, ai mua thì mua chứ ổng không mua. Lý do thứ nhất họ cứ nhắm mắt chạy hùa theo mấy người khác không cần biết gì hết mà cũng không đỗ lỗi được cho họ được, tại vì nhà nước không có những thông tin thị trường chính xác, kịp thời cho nông dân mình, cứ để cho nông dân muốn trồng gì trồng, muốn chặt gì chặt, tất là không có hướng dẫn thị trường như thế nào hết.
Ông doanh nghiệp cũng không đi luôn thì thành ra cứ làm mò thôi, và kiểu ăn sổi ở thì khi mà có thương lái nước ngoài nào vô hỏi mấy ổng có cái gì bán không thì mấy ổng nói có! Xong rồi mấy ông mới kéo đội quân thương lái đi gom. Như thế làm sao mà chất lượng hàng hóa của mình đồng đều với nhau
GS Võ Tòng Xuân
Bây giờ trên thế giới người ta đang cần cái gì, nước nào đang cần cái gì, thì mình ở đây phải lo sản xuất cái đó, đáp ứng cho thị trường thế giới. Nhà nước buông lỏng, không có thông tin thị trường gì hết. Trong khi đó mấy ổng cứ đi chỗ này, chỗ kia trồng cây lúa, trồng gạo này, trồng gạo kia. Lúa gạo mình quá nhiều cho nên mình phải như thế.
Cũng như bây giờ nói chuyện dưa hấu, để mà xuất khẩu sang bên Tàu thì hiện giờ không có ai, không có không tin tức gì hết. Cứ tưởng đâu một tỷ mấy người Tàu đều ăn dưa hấu của Việt Nam hết! nhưng mà mình sản xuất bao nhiêu thì họ ăn cũng không đủ.
Bây giờ dù thủ tục đi qua khỏi hải quan rồi, bên kia các công ty nào nó tiếp nhận nó mua, nó phân phối thì mình hoàn toàn không nắm vững. Nhà nước chúng ta thì vậy, ổng không nắm thị trường, ổng quy hoạch là vùng này trồng cái này, vùng nọ trồng cái kia,
Mặc Lâm: Việc thu mua nông sản của các công ty nhà nước từ trước tới nay vẫn bị cho là không khác gì với cách trục lợi của nhà buôn tư doanh, chỉ biết chờ người nông dân thu hoạch và thương lái nước ngoài kéo vô mới bắt đầu thu gom. Theo GS thì việc này ra sao?
GS Võ Tòng Xuân: Do mấy doanh nghiệp của Việt Nam mình không năng nỗ, từ ông tổng công ty lương thực cho đến các ông khác rất là thụ động, chờ thương lái ở ngoài vô. Họ hỏi có gì không? Có rồi đi gom, đi gom chỗ này chút, chỗ kia chút mà không có những kế hoạch cụ thể chỉ căn cứ trên thị trường của họ. Bây giờ bản thân họ không đi tìm thị trường và mở thị trường. Cụ thể là Bộ công thương và Bộ Nông nghiệp không có ai lo vấn đề đi tìm hiểu cũng như mở thị trường.
Ông doanh nghiệp cũng không đi luôn thì thành ra cứ làm mò thôi, và kiểu ăn sổi ở thì khi mà có thương lái nước ngoài nào vô hỏi mấy ổng có cái gì bán không thì mấy ổng nói có! Xong rồi mấy ông mới kéo đội quân thương lái đi gom. Như thế làm sao mà chất lượng hàng hóa của mình đồng đều với nhau. An toàn vệ sinh thực phẩm, giá thành hạ thì làm sao mấy ổng có cái đó, cho nên chính những yếu tố này khiến cho việc được mùa rớt giá cứ tiếp diễn mãi trong 30 năm nay rồi.
Mặc Lâm: Xin cám ơn Giáo sư
.

Không có nhận xét nào: