Pages

Thứ Ba, 8 tháng 4, 2014

Ukraine cố giành lại quyền kiểm soát

Chính quyền Ukraine tuyên bố đã giành lại quyền kiểm soát trụ sở công quyền thành phố Kharkiv từ tay lực lượng ly khai thân Nga.
Kiev cũng hi vọng sẽ sớm chiếm lại trụ sở ở Luhansk và Donetsk.

Nga vừa sát nhập bán đảo Crimea của Ukraine sau cuộc trưng cầu dân ý giữa tháng Ba vừa qua.
Vào thứ Hai, những người biểu tình thân Nga đã chiếm giữ các tòa nhà công quyền tại ba thành phố trên.

Kiev và phương Tây cho rằng cuộc trưng cầu dân ý là bất hợp pháp. Crimea có đa số người dân nói tiếng Nga.
Moscow đã huy động hàng ngàn quân lính dọc biên giới phía đông Ukraine.
Mặc dù Kremlin khẳng định không có ý định xâm lược Ukraine, Nga nói rằng họ có quyền bảo vệ thiểu số người Nga ở bên kia biên giới.
Thứ trưởng Ngoại giao Ukraine Danylo Lubkivsky trả lời trên BBC cho biết tình hình ở đông Ukraine “đang trong tầm kiểm soát nhưng vẫn nguy hiểm.”
Tổng thống lâm thời Oleksandr Turchynov nói rằng một vài cảnh sát đã bị thương trong chiến dịch giải cứu trụ sở công quyền ở Kharkiv.
Bộ Nội vụ Ukraine cho biết 70 người đã bị bắt giữ mà không tốn một viên đạn nào.
Ông Turchynov nói rằng những người chiếm đóng trụ sở công quyền sẽ được coi là “khủng bố và tội phạm,” và sẽ bị truy tố theo pháp luật.
Những người nổi loạn chiếm giữ tòa nhà chính quyền tại Donetsk đã tuyên bố thành lập một “cộng hòa nhân dân” và kêu gọi trưng cầu dân ý để tách khỏi Ukraine vào ngày 11/5.

Hoa Kỳ 'lo ngại'

Hoa Kỳ đã lên tiếng bày tỏ ‘quan ngại sâu sắc’ về căng thẳng đang dâng cao ở miền đông Ukraine sau khi những người biểu tình thân Nga chiếm giữ các cơ quan chính quyền ở ba thành phố.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã nói qua điện thoại với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov rằng mọi nỗ lực của Nga nhằm gây bất ổn sẽ phải ‘trả giá’.
Hai vị ngoại trưởng cũng bàn bạc khả năng đối thoại trực tiếp trong vòng 10 ngày nữa.
Hiện có hàng ngàn quân Nga đang đồn trú dọc theo biên giới phía đông với Ukraine. Mặc dù Nga luôn nói họ không có ý định xâm lược nước láng giềng nhưng cho rằng họ có quyền bảo vệ người gốc Nga ở đây.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki cho biết trong cuộc điện đàm ông Kerry đã kêu gọi Nga ‘công khai bác bỏ sự liên quan với hoạt động của những kẻ ly khai, phá hoại và khiêu khích’ ở Ukraine.
Bà nói rằng ông Kerry nhận thấy các diễn biến hiện nay ở đông Ukraine ‘dường như không phải là tự phát’
"Hãy dừng chỉ vào nước Nga mà đổ cho tất cả những bất ổn đang xảy ra ở Ukraine."
Thông cáo của Bộ Ngoại giao Nga
“Ông nói rõ rằng bất cứ hành động nào của Nga nhằm gây bất ổn với Ukraine thì Nga sẽ phải trả giá,” bà Psaki cho biết.
Về phần mình, Ngoại trưởng Nga Lavrov trong một bài báo đăng trên trang mạng của tờ Guardian của Anh bác bỏ Nga đang gây bất ổn ở Ukraine và cáo buộc phương Tây ‘thổi bùng căng thẳng một cách vô căn cứ’.
Ông cũng cảnh báo chính quyền Kiev không được dùng vũ lực chống lại những người biểu tình thân Nga.
Bộ Ngoại giao Nga cho biết họ đang ‘theo dõi chặt chẽ’ các diễn biến ở đông Ukraine, nhất là ở các thành phố Donetsk, Luhansk và Kharkiv.
Moscow lặp lại yêu sách một nước Ukraine liên bang với quyền hạn lớn hơn cho các địa phương.
“Hãy dừng chỉ vào nước Nga mà đổ cho tất cả những bất ổn đang xảy ra ở Ukraine,” thông cáo của Bộ Ngoại giao Nga viết.
Những người biểu tình thân Nga đã chiếm các cơ quan công quyền ở Donetsk, Luhansk và Kharkiv vào tối Chủ nhật ngày 6/3. Cảnh sát cho biết họ đã giải tán người biểu tình ở Kharkiv nhưng còn ở Luhansk người biểu tình có vũ khí.

‘Làm tan rã Ukraine’

Đang có nghi ngờ rằng những người biểu tình này là do Nga giật dây
Tổng thống tạm quyền Ukraine Oleksandr Turchynov gọi cuộc bạo động này là nỗ lực của Nga nhằm ‘làm tan rã’ Ukraine.
Phát biểu trên truyền hình quốc gia, ông cáo buộc đây là ‘làn sóng thứ hai’ của các hoạt động của người Nga nhằm gây bất ổn cho Ukraine, lật đổ chính quyền và gây gián đoạn bầu cử.
Ông đã hủy chuyến công du đến Lithuania để xử lý cuộc khủng hoảng.
Thủ tướng lâm thời Arseniy Yatsenyuk nói trong một cuộc họp nội các khẩn rằng Nga phải chịu trách nhiệm cho các hành động này.
“Kế hoạch (của người Nga) là gây bất ổn, đưa quân qua biên giới và chiếm đóng đất nước – điều mà chúng tôi không cho phép,” ông nói.
"Kế hoạch (của người Nga) là gây bất ổn, đưa quân qua biên giới và chiếm đóng đất nước – điều mà chúng tôi không cho phép."
Thủ tướng lâm thời Ukraine Arseniy Yatsenyuk
Ứng viên tổng thống Ukraine, bà Yulia Tymoshenko, cũng có phát biểu tương tự khi đang ở Donetsk hôm 7/4.
Bà nói những người biểu tình thân Nga đang ‘làm việc cho mật vụ Nga’.
Phóng viên BBC Daniel Sandford ở Moscow cho biết mặc dù những gì đang diễn ra ở Donetsk giống như các sự kiện ở Crimea nhưng cũng có những khác biệt lớn.
Donetsk có nhiều người nói tiếng Ukraine bên cạnh cộng đồng nói tiếng Nga chiếm đa số. Các cuộc thăm dò dư luận ở đây cho thấy phần lớn ủng hộ một nước Ukraine thống nhất.

Không có nhận xét nào: