Pages

Thứ Bảy, 26 tháng 7, 2014

“Vấn nạn” nữ sinh tự nguyện trao thân

(Dân trí) - Nữ sinh lớp 7 dụ bạn trai đến trường gặp để làm “chuyện người lớn”, thậm chí có em “khai khống tuổi” để dễ bề "vượt rào", chỉ cần biết qua mạng một hai hôm là rủ nhau đi nhà nghỉ…Nhiều trường hợp các bé gái trong độ tuổi lớp 6, lớp 7 không phải là nạn nhân mà các em tự nguyện trao thân. Vấn nạn này được đặt ra tại tọa đàm “Vấn đề giáo dục giới tính hiện nay” do Hội quán Các bà mẹ tổ chức sáng 24/7 tại TPHCM.

Học trò trao thân dễ như... ăn kẹo
"Vấn nạn" nữ sinh tự nguyện trao thân được đặt ra tại buổi tọa đàm "Vấn đề giáo dục giới tính hiện nay".

Nữ sinh chủ động trao thân

Hiệu trưởng một trường THCS - THPT ở TPHCM kể câu chuyện chấn động xảy ra ở khu nội trú của trường. Trong giờ gặp người thân, cô nữ sinh lớp 7 báo là có anh họ đến thăm. 

Ngồi nói chuyện ở phòng gặp, thừa lúc bảo vệ không để ý thì hai anh em biến mất. Sau đó, mọi người phát hiện… cả hai đang vội vã mặc quần áo trong khu vực nhà tắm của giáo viên. Các em không chịu mở cửa, bảo vệ phải gọi công an và gia đình đến làm việc.

“Người anh họ” thật ra là nhân viên của bố cô nữ sinh, cả hai đã nhiều lần làm "chuyện người lớn". Cậu ta ta khai, cô bạn gái liên tục nhắn tin, gọi điện rủ anh ta đến thăm.

“Trong mối quan hệ yêu đương tuổi học trò, người chủ động đa số là học sinh (HS) nữ. Có thể các em phát triển sớm hơn, táo bạo, mạnh dạn tạo ra những cơ hội, cũng như cách che dấu rất tài tình”, bà nói.

Thạc sĩ Giáo dục Phạm Phúc Thịnh liệt kê hàng loạt vụ việc hiếp dâm, mà trong đó các nữ sinh 12 tuổi tự nguyện trao thân như chủ động hẹn hò, đồng ý đi nhà nghỉ, nói dối tuổi của mình để “dụ” đối phương… Không xét về góc độ luật pháp, trong nhiều trường hợp các em không bị xâm hại mà hoàn toàn tự nguyện. 

Học trò trao thân dễ như... ăn kẹo
Thạc sĩ Phạm Phúc Thịnh cho rằng, nhiều em rất khó để cho đi một món quà vật chất nào đó nhưng cho đi thân thể lại rất nhẹ nhàng. 

Mới nhất là vụ việc gây chấn động tại TPHCM: một nữ sinh 12 tuổi quen một anh lơ xe qua mạng, gặp gỡ rồi đi nhà nghỉ. Cơ quan công an cũng đang điều tra lời khai của em trong thời gian dài có quan hệ với một thầy giáo. 

Một món quà, một thứ vật chất các em rất khó để cho đi. Nhưng thân thể mình là vô giá, dường như các em lại có thể cho đi nhẹ như bẫng. ThS Thịnh đặt ra vấn đề, chúng ta đang giáo dục thế nào trong việc giúp các em biết trân trọng bản thân? Cũng như sự quản lý, nhất là từ phía gia đình đối với các em ra sao?

Bỏ quên giáo dục giá trị nền tảng

Bà Đỗ Thị Thanh Thiên - hiệu trưởng Trường THCS - THPT Ngôi Sao (quận Bình Tân) chia sẻ, nhiều HS lớp 6, lớp 7 đặt những câu hỏi quan hệ sao để không có bầu, tránh thai thế nào... Các em chỉ quan tâm ở khâu giải quyết hậu quả chứ không băn khoăn vấn đề đạo đức, giá trị gì ở đây.

Và nhiều trường học cũng đang GDGT nặng về kỹ năng, kỹ thuật giải quyết hậu quả mà bỏ quên đi những giá trị mang tính nền tảng.

“Theo tôi chúng ta phải thực hiện song song cả hai, giữa giá trị đạo đức và kỹ thuật. Trong đó lấy giáo dục nhân văn làm cốt lõi, nói về những cái đẹp trong cuộc sống. Và các giá trị nhân bản, nhân văn, tình yêu… trước hết phải xuất phát trong mỗi gia đình”, bà Thiên bày tỏ.

ảnhĐồng tình với ý kiến này, bác sĩ Nguyễn Lan Hải (ảnh) nhấn mạnh không bao giờ được coi là quá sớm trong giáo dục giới tính (GDGT) và tuyệt đối không được nhầm lẫn GDGT với giáo dục tình dục. Ngay từ nhỏ các em phải được giáo dục sự khác biệt của bản thân, coi trọng, yêu thương, tôn trọng bản thân và người khác. 

“Nhiều em nhỏ lên mạng nói chuyện về các bộ phận cơ thể, chuyện người lớn nhẹ như không. Hay mới quen nhau một hai hôm đã đi nhà nghỉ. Tỷ lệ các em HS lớp 6 có người yêu rất cao, chắc phải 80%. Từ yêu đến “cho” của các em gần lắm. Dường như các em cho rằng việc đi nhà nghỉ là bình thường, thậm chí là việc cần thiết” -Tiến sĩ Vũ Thu Hương (ĐH Sư phạm Hà Nội)
Được giáo dục về tình yêu thương tốt, những giá trị nhân bản, giá trị con người các em sẽ không cho đi một cách dễ dãi hay có hành vi cưỡng ép, làm hại người khác. Còn hiện nay, theo bác sĩ Hải, xã hội chúng ta đang thiếu nền tảng giá trị, niềm tin vững chắc mà đang vận hành theo kiểu Tây hóa một cách không kiểm soát.

Đừng phó thác cho nhà trường

Theo bác sĩ Lan Hải, chương trình GDGT trong nhà trường hiện nay như một tấm lưới thủng, chỗ nào cũng lỗ chỗ rất khó vá. Một chút về bộ phận cơ thể, một chút về bệnh tật, một chút về luật không thấm vào đâu. Còn sự khác nhau của bản thân, quý trọng bản thân mình, quý trọng  người khác, sống phù hợp với giới tính của mình, tình bằng hữu… các em học ở đâu?

Bác sĩ Lan Hải thẳng thắn cho rằng, Bộ GD-ĐT đang có rất nhiều việc phải lo, nhiều môn học chưa đủ giáo viên, lớp học thiếu, lấy đâu ra giáo viên chuyên sâu về GDGT. Phụ huynh không thể chờ đợi. Chính bố mẹ phải học về giáo dục giới tính để có thể đồng hành cùng con.

Nhìn nhận thực tế, Ths Xã hội học Phạm Thị Thúy (Học viện Hành chính TPHCM) chia sẻ, bà không lạc quan chờ vào Bộ GD- ĐT trong việc GDGT cho trẻ. Vậy nên, phải bắt đầu từ cha mẹ, từ mỗi gia đình, từ mỗi người. Mà trong đó không phải là cấm đoán các em hay chỉ tập trung về kỹ thuật mà phải đề cao những cái đẹp của tình yêu chân chính, cái đẹp của tình dục xuất phát từ sự đồng điệu, đồng cảm của hai tâm hồn.

Hoài Nam

Không có nhận xét nào: