Pages

Thứ Ba, 5 tháng 8, 2014

Chuyện đang xảy ra ở Đại học Hoa Sen

Kính Hòa, phóng viên RFA

Cuộc họp bất thường của đại học Hoa Sen diễn ra sáng thứ 7 (2/8) đã kéo dài hơn dự kiến và kết thúc vào 5 giờ chiều cùng ngày

Cuộc họp bất thường của đại học Hoa Sen diễn ra sáng thứ 7 (2/8) đã kéo dài hơn dự kiến và kết thúc vào 5 giờ chiều cùng ngày
Photo Vietnamnet

Nghe Bài Này
Đại học Hoa sen là một trong những Đại học tư thục có tiếng tại TP HCM trong những năm gần đây. Ngày 2/8/2014 những người nắm cổ phần lớn ở trường này triệu tập một đại hội bất thường để bãi nhiệm Hội đồng quản trị và ban điều hành hiện tại của nhà trường.
Chiều 4/8/2014 Hội đồng quản trị và ban kiểm soát đương nhiệm tổ chức một buổi gặp gỡ các phóng viên để nói về đại hội bất thường ngày 2/8. Hiệu trưởng trường là Tiến sĩ Bùi Trân Phượng nói rằng xung đột hiện nay tại Đại học Hoa Sen là xung đột giữa hai quan điểm; kiến tạo một Đại học Phi lợi nhận hay vì lợi nhuận.
Giữa buổi gặp gỡ này Kính Hòa đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Bùi Trân Phượng về nguyên nhân những gì đang xảy ra ở Đại học Hoa sen.
TS Bùi Trân Phượng: Đây không phải là vấn đề mâu thuẫn cá nhân hay phe nhóm gì cả, mà là mâu thuẫn giữa hai quan điểm giáo dục Đại học, đó là quan điểm Phi lợi nhuận và Tối đa hóa lợi nhuận. Theo tôi đây là cái gốc của vấn đề dẫn đến những tranh chấp ở trong trường Đại học Hoa sen trong thời gian gần đây và vừa qua nó đã lên đến đỉnh điểm khi một nhóm cổ đông triệu tập đại hội cổ đông bất thường để bãi nhiệm toàn bộ Hội đồng quản trị và ban kiểm soát.
Kính HòaLuật giáo dục Đại học Việt nam bắt đầu từ năm 2013 cho phép khống chế trần cổ tức trong các trường có cổ phần phải không ạ?
TS Bùi Trân Phượng: Dạ đúng rồi.
Chủ trương Phi lợi nhận thì trường Hoa sen đã có từ lâu, từ lúc mà trường chưa phải là trường Đại học nữa, tức là khởi thủy của trường Hoa sen hồi năm 1991. Trong đề án thành lập trường Đại học năm 2006, trường Hoa sen có ghi rõ là mình muốn làm Đại học phi lợi nhuận. Và sau đó nó đã trở thành qui chế hoạt động tổ chức của nhà trường, được đại hội cổ đông thành lập trường biểu quyết vào ngày 3/2/2007.  Điều 8 khoản 7 của qui chế có ghi rõ là trường Đại học Hoa sen hoạt động theo qui chế Đại học tư thục phi lợi nhuận, theo tin thần nghị quyết số 05 năm 2005 của chính phủ.
Xung đột hiện nay tại Đại học Hoa Sen là xung đột giữa hai quan điểm; kiến tạo một Đại học Phi lợi nhận hay vì lợi nhuận
Tiến sĩ Bùi Trân Phượng
Do đó cái tinh thần thì đã có từ lâu, nhưng trước đây do cơ chế pháp luật Việt nam chưa thực sự rõ ràng, không có những qui định cụ thể là anh phải làm những gì. Do đó mà trường chỉ thông qua thương lượng với cổ đông mà làm được một số điều thôi.
Kể từ khi có luật giáo dục Đại học năm 2012 có hiệu lực từ ngày 1/1/2013, và đặc biệt là nghị định 141 ban hành năm 2013 và có hiệu lực vào cuối năm đó, có những qui định rõ ràng hơn về Đại học không vì lợi nhuận. Nó có những thay đổi rõ ràng như sau:
Thứ nhất là về cổ tức. Cổ tức không được lớn hơn lãi của trái phiếu chính phủ trong cùng thời gian.
Thứ hai là toàn bộ tài sản phát sinh của nhà trường, bao gồm cả 25%, tối thiểu 25% trích quĩ giáo dục, đều là tài sản chung không phân chia.
Đây là những thay đổi rõ ràng so với những mù mờ trước đây.
Theo tôi thì đây chính là nguyên nhân làm nổ ra mâu thuẫn giữa hai quan điểm như tôi nói lúc nãy.
Kính HòaNhư vậy thì xin hỏi Tiến sĩ câu hỏi cuối cùng là trước mắt Tiến sĩ có một giải pháp nào để dung hòa không?

Hiệu trưởng trường đại học hoa Sen, Tiến sĩ Bùi Trân Phượng
Hiệu trưởng trường đại học hoa Sen, Tiến sĩ Bùi Trân Phượng

TS Bùi Trân Phượng: Thưa có. Những người có quyền lợi là nghĩa vụ liên quan là sinh viên, xã hội, lợi ích cộng đồng, giảng viên, nhân viên nhà trường, cổ đông, bất kỳ một giải pháp nào đều phải tính đến những quyền lợi chính đáng và hợp pháp của tất cả những tác nhân đó.
Thành ra cái mong muốn của chúng tôi, những người kiên trì đi theo con đường phi lợi nhuận từ đầu đến giờ, chúng tôi rất vui mừng là những qui định pháp luật mới cho phép chúng tôi thực hiện chủ trương của chúng tôi một cách cụ thể hơn.
Vừa qua trường Đại học Hoa sen cũng có tổ chức một cuộc hội thảo về thế nào là giáo dục phi lợi nhận, và mô hình nào là phù hợp ở Đại học Hoa sen. Đó là khởi đầu suy nghĩ của chúng tôi, và hiện chúng tôi có một nhóm nghiên cứu làm việc về vấn đề này.
Đó là vấn đề học thuật, nhưng trong thực tế thì chúng tôi hình dung nó phải có một lộ trình, làm cho cái quản lý ở Đại học Hoa sen phù hợp với pháp luật Việt nam hiện tại, bao gồm luật giáo dục Đại học và nghị định 141. Và nó sẽ tiến dần đến mô hình giáo dục Đại học phi lợi nhuận theo cái nghĩa phổ quát mà trên thế giới đang áp dụng.
Những cổ đông gắng bó với đường lối của nhà trường sẳn sàng chấp hành pháp luật mới và thực hiện như tôi vừa mới nói. Truy nhiên cái này nó làm thay đổi quyền lợi của những cổ đông không muốn đi theo con đường phi lợi nhuận đó nữa. Và họ tìm một cách để thực hiện một mô hình giáo dục khác hơn. Đó là đầu mối của mâu thuẫn
Tiến sĩ Bùi Trân Phượng
Theo qui định của nghị định 141 thì chúng tôi đã gửi một bảng cam kết lên Uye ban nhân dân TP HCM, lên Bộ giáo dục, cam kết rằng từng bước Đại học Hoa sen sẽ thực hiện mô hình phi lợi nhuận như là pháp luật qui định.
Tiếp theo đó là chúng tôi mong muốn có những bước thực hiện đúng như nghị định 141, tức là khống chế trần cổ tức, tài sản chung không phân chia, v. v…
Tôi tin là nhiều cổ đông nhỏ, hay những cổ đông lớn, chúng tôi cũng có những cổ đông lớn đi theo đường lối của nhà trường từ xưa đến nay và trung thành với đường lối đó, sẽ đồng thuận với giải pháp đó tức là cổ tức của họ sẽ không cao hơn lãi suất của trái phiếu nhà nước. Và họ sẽ chấp nhận những phát sinh sẽ đầu tư để phát triển giáo dục chứ không chia thành cổ phiếu thưởng như trước đây nữa. Cũng cần phải nói thêm là cổ tức bằng tiền mặt của Đại học Hoa sen được khống chế thấp từ trước đến giờ. Chỉ có điều là do cái khung pháp lý trước đó nên cái phần tái đầu tư phát triển nhà trường biến thành cổ phiếu thưởng cho cổ đông và đó là quyền lợi lớn mà cổ đông được hưởng trong thời gian qua.
Nhưng mà những cổ đông gắng bó với đường lối của nhà trường sẳn sàng chấp hành pháp luật mới và thực hiện như tôi vừa mới nói. Truy nhiên cái này nó làm thay đổi quyền lợi của những cổ đông không muốn đi theo con đường phi lợi nhuận đó nữa. Và họ tìm một cách để thực hiện một mô hình giáo dục khác hơn. Đó là đầu mối của mâu thuẫn.
Nếu như chúng tôi thực hiện được mong muốn của mình, chúng tôi tin rằng có cơ sở đồng thuận để đi đến thực hiện một mô hình phù hợp với pháp luật Việt nam mà cũng có sự đồng thuận của tất cả các tác nhân liên quan.
Có điều là trong đó không phải chỉ có quyền lợi duy nhất của cổ đông mà thôi, mà phải tính đến quyền lợi chính đáng hợp pháp của những người khác nữa.
Một điều tôi muốn nhấn mạnh nữa là trong trường Đại học Hoa sen hiện nay, ngoài sự hỗ trợ về chính sách của nhà nước, thì nó có phần tài sản của nhà nước, tức là đất mà nhà nước đã giao để nhà trường làm giáo dục, cũng như là sự hỗ trợ lãi suất vay để nhà trường phát triển cơ sở vật chất chẳng hạn, thì đó là sự hỗ trợ cả về chính sách lẫn tài chính, tài sản mà nhà nước đã cung cấp cho trường Đại học Hoa sen trong thời gian vừa qua.
Nếu như nhóm cổ đông đi theo lợi nhuận muốn đặt lại vấn đề về phi lợi nhuận thì họ không thể giải quyết vấn đề một cách hợp lý hợp pháp.
Kính Hòa: Cảm ơn Tiến sĩ đã dành cho đài Á châu tự do thời gian để thực hiện cuộc phỏng vấn này
.

Không có nhận xét nào: