Pages

Chủ Nhật, 31 tháng 8, 2014

Nancy Nguyễn – 4 THÁNG, CHỈ CÓ 4 THÁNG THÔI …

1Giá như họ có thêm thời gian, dẫu chỉ là 4 tháng nữa thôi, 4 tháng nữa thôi! VN hẳn đã khác đi nhiều lắm! Định mệnh! Định mệnh …
Gần 2 tháng HD981 nằm thách thức đầy ngạo mạn trên biển VN, chính phủ VN đã làm được gì? Ngoài “quan ngại sâu sắc” và đàn áp biểu tình?
Vậy mà gần 70 năm trước có một chính phủ, chỉ vỏn vẹn trong vòng 4 tháng ngắn ngủi, đã để lại những dấu ấn đầy ngưỡng phục trong lịch sử VN. 4 tháng, chỉ 4 tháng thôi! Rồi bị cướp mất bằng cả bạo lực lẫn thủ đoạn bởi một tập đoàn man di của những tên thất học nhưng mưu mô, dốt chữ nhưng thừa xảo trá.
Những người con ưu tú nhất của rẻo đất nhỏ bé đầy bão giông ở bờ Đông của Thái Bình Dương phải sống lưu vong. Đốm diêm vừa được thắp lên đã bị thổi tắt, VN lại một lần nữa chìm vào bóng đêm của sự lệ thuộc, kéo dài cho đến ngày hôm nay, đã 70 năm, mà vẫn chưa thấy lối thoát.
Chính phủ ấy được thành lập trong bối cảnh Phảp rút lui khỏi VN, trao lại chủ quyền VN cho Hoàng đế … trên danh nghĩa. Còn trong thực tế thì Nhật tiếp quản, và khống chế toàn cõi VN. 1 chính phủ hoàn toàn không có thực quyền, chẳng quân đội, và cũng không có tiền!
Chẳng có Kilo neo ngoài hải phận, không có máy bay quân sự, và cũng chả có tiền để mướn dư luận viên. Vậy mà ngày 11 tháng 3 năm 1945, vua Bảo Đại dám triệu Yokoyama, cố vấn tối cao của Nhật vào điện Kiến Trung để tuyên bố với ông này: Nước Việt Nam độc lập!
Chiếu chỉ, hay nói cách khác là một bản “Tuyên Ngôn Độc Lập” này, có chữ ký của 6 vị Thượng Thư thuộc cơ quan hành pháp tối cao của Vương triều Bảo Đại với nguyên văn:
Chính phủ Việt Nam long trọng công bố rằng: Kể từ ngày hôm nay, Hòa ước Bảo hộ ký kết với nước Pháp được hủy bỏ và vô hiệu hóa. Việt Nam thu hồi hoàn toàn chủ quyền của một Quốc gia Độc lập.” Chiếu chỉ đề ngày 27 tháng Giêng, năm thứ 20 niên hiệu Bảo Đại.
Chỉ vỏn vẹn khoảng 1 tháng sau đó, ngày 17 tháng 4 ta, 1 nội các non trẻ, không quân đội, tất nhiên nghĩa là không có quyền, và cũng không có tiền, được thành lập. Gồm những con người trí thức uyên bác và ưu tú nhất VN thời đó, và cả hôm nay, chính phủ Trần Trọng Kim ra đời.
Một tháng sau, ngày 4 tháng 5 năm 1954, trong sự kềm toả và khống chế về mọi mặt của Nhật, chính phủ Trần Trọng Kim ngang nhiên và thách thức đổi tên nước thành Đế Quốc Việt Nam, nghĩa là, đứng ngang hàng với Đế Quốc Nhật Bản. Quốc hiệu này có từ thời vua Gia Long lên ngôi năm 1802, sau khi đã thống nhất toàn lãnh thổ VN từ Nam ra Bắc. Quốc hiệu mới ngầm ý quyết tâm dành lại toàn vẹn lãnh thổ dùng đang bị kiểm soát và kềm toả bởi Đế Quốc Nhật.
Một tháng sau, tháng 6 năm 1945, chính phủ này giành được quyền kiểm soát Nam Kỳ, và thành lập 1 lực lượng quân đội chính thức đầu tiên: Lực lượng bảo an, tuy vậy, quân đội vẫn còn rất non trẻ. Cho đến ngày mất chính quyền, lực lượng này chỉ mới được thành lập chưa đầy 2 tháng, và còn chưa hoàn tất cả thủ tục tuyển quân.
Chính phủ Trần, tuy nghèo nàn, quốc khố trống rỗng, vẫn ban hành lệnh bỏ nhiều loại thuế đã có từ thời Pháp thuộc, nhất là thuế Thân, và nỗ lực cứu đói cho người dân bằng những phương tiện thô sơ như xe bò, để lén lút vận chuyển gạo viện trợ từ Nam ra Bắc bằng những con đường mòn vì quốc lộ đã hoàn toàn bị phong toả do chiến tranh.
Bộ giáo dục cũng kịp hoàn thiện chữ Quốc Ngữ, và đem vào trương trình giảng dạy từ bậc Tiểu Học. Ở đây xin mở cái ngoặc nhỏ nói thêm, hôm trước nghe bạn Like No Other bảo tiếng Việt thời Bok Ho không chuẩn, nên mới có “Đường Ka’ch Mệnh”. Sau giải phóng, nhờ các “cụ” chuẩn hoá, mới có tiếng Việt hôm nay. Mình buồn cười quá cơ! Chắc bạn chưa bao giờ chạm tay vào cuốn “Việt Nam Sử Lược” viết hoàn toàn bằng chữ quốc ngữ, mấy chục năm trước khi kụ Hồ cho ra cuốn “Đường kách mệnh”, để xem nó “kách mệnh” tới mức nào, hay rất chính trực, mẫn nghiêm, và đường hoàng. Còn các “cụ ngồi không nghiên cứu” mà bạn nói, thì sau bao nhiêu năm, chỉ cho ra đời được cái kải kách giáo dục mà ở đó, con người có … 4 cái tai (2 cái lỗ tai, và 2 cái tay mà các cụ ấy đánh què chữ “y” thành chữ “i”).
Trong thời gian ngắn ngủi đó, chính phủ này cũng kịp thời loại bỏ tiếng Pháp trong toàn bộ hệ thống công sở, sử dụng chữ quốc ngữ “nhằm tạo nên một tinh thần quốc gia mới”. Thành lập Uỷ Ban Quốc Gia, chính thức hoàn toàn thoát Pháp. Hồi phục và vinh danh các anh hùng, anh thư trong lịch sử từ thời kỳ hồng hoang dựng nước đến thời kỳ thoát Pháp. Tên đường trở lại những Trần Hưng Đạo, những Lê Lợi, những Quang Trung. Trong thời gian ngắn ngủi đó, báo chí nhà nước và tư nhân cũng nở rộ và tự do phát triển. Một thời kỳ mà những nhà làm báo có tư cách, và còn lý tưởng, trong xã hội ngày nay, chỉ dám ước mơ, coi đó là “món quà xa xỉ nhất”.
Nhưng lớn lao nhất, là cùng với sự suy yếu của Nhật trên mặt trận chống quân Đồng Minh, chỉ với vọn vẹn 3 tháng thành lập, 1 chính phủ non trẻ, nghèo xơ xác, đã đấu tranh với chính phủ Nhật, và đã lấy lại TẤT CẢ LÃNH THỔ VN, kể cả những phần đất đã nhượng cho Pháp hoàn toàn như Hà Nội, Hải Phòng, và Đà Nẵng.
Trong tình hình khởi sắc của một đất nước vừa manh nha, mới chớm độc lập, hoàng đế Bảo Đại yêu cầu thành lập nội các chính thức (thay thế nội các lâm thời của 3 tháng trước), và kêu gọi soạn thảo hiến pháp. Bản hiến pháp mới đảm bảo các quyền tự do tín ngưỡng, nghiệp đoàn, và nhất là, quyền tự do chính trị!
Hoàng Đế làm tất cả những điều này là vì ngài “phải tỏ ra có đủ tư cách để độc lập. Nếu không [có chính phủ] thì người Nhật bảo mình bất lực, tất họ lập cách cai trị theo thể lệ [nhà binh] rất hại cho ta”.
Ngay khi độc lập, hoà bình và thịnh vượng vừa chớm nảy mầm trên rẻo đất nhỏ bé, gầy guộc, quanh năm giông bão ấy, thì Nhật đầu hàng. Chính phủ non trẻ chỉ có 1 lực lượng quân đội chưa đầy 2 tháng tuổi. Cộng Sản nhào ra cướp chính quyền. Những người con ưu tú nhất của dân tộc thời đó và cho đến tận ngày hôm nay phải sống lưu vong. Lịch sử VN lại một lần nữa chìm hẳn vào bóng tối của sự lệ thuộc bắc triều, kéo dài đến tận ngày hôm nay.
Chuyện sau đó thì ai cũng biết, đó là trong nỗ lực giành lại chính quyền của ông từ phe cộng sản, Bảo Đại đã không còn con đường nào khác ngoài việc nhờ Pháp giúp sức, dẫn đến trận chiến nổi tiếng mang tên: Điện Biên Phủ. Nhưng điều mà tôi muốn nói ở đây, đó là việc đảng CSVN mô tả việc lật đổ chính phủ Trần Trọng Kim trong cuộc “cách mạng tháng 8 thần thánh” là “Kháng chiến chống Pháp và Nhật” là điều hoàn toàn bịa đặt. Thực tế chỉ là 1 tổ chức tham muốn quyền lực, dùng bạo lực và thủ đoạn, để cướp lấy 1 chính quyền non trẻ của một nước Việt Nam vừa manh nha độc lập, tự cường. Đẩy đất nước ấy mỗi lúc một chìm sâu hơn vào vũng bùn Bắc thuộc.
Đấy là nội các Trần Trọng Kim, với 126 ngày nắm giữ chính quyền trên một đất nước hoang tàn, chết đói đầy đường, không một đồng trong ngân quỹ, và 95% người dân không biết chữ” – Phan Nhật Nam.
Đã có vô số bài viết về 4 tháng ấy của dân tộc, như đốm diêm bùng lên trong đêm đen mịt mùng, và vô số sách báo viết về con người ưu tú mà khiêm cung và đức độ ấy, vậy mà sao tôi chưa bao giờ thấy đủ. Vẫn muốn đọc thêm, vẫn khao khát được biết nhiều hơn nữa.
Giá họ có thêm thời gian. Định mệnh! Định mệnh …
Nancy Nguyễn, FB

Không có nhận xét nào: