Pages

Chủ Nhật, 10 tháng 8, 2014

Trung Quốc chống Mỹ đóng vai “người tốt” ở Biển Đông

Tại diễn đàn khu vực ở ASEAN, Trung Quốc đã chính thức cảnh báo rằng: Tuyên bố về ứng xử của ASEAN chỉ liên quan đến các quốc gia ở Biển Đông, và bất kỳ đề xuất nào từ bên ngoài sẽ làm tổn hại đến lợi ích của Bắc Kinh và các nước trong khu vực.

Thông điệp này được đưa ra bởi Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, ngay sau khi Mỹ đề xuất việc đình chỉ các hành động khiêu khích trong vùng biển có nhiều tranh chấp.
Điều đáng nói là đề xuất của Mỹ đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt liệt từ các bên tham gia tại Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), tất nhiên trừ Trung Quốc. Ngược lại, thông điệp của Trung Quốc không được bên nào tỏ ý hưởng ứng.



"Một người nào đó đã được phóng đại hoặc thậm chí khơi lên cái gọi là căng thẳng ở Biển Đông", ông Vương Nghị cho biết tại một cuộc họp báo ở Naypyitaw hôm qua. "Chúng tôi không đồng ý với một thực tế như vậy và chúng tôi kêu gọi cảnh giác với các động cơ phía sau họ. Bất kỳ đề nghị nào đòi hỏi một sự thay thế sẽ chỉ làm gián đoạn cuộc thảo luận về Bộ quy tắc ứng xử"
Trong khi đó, phía Mỹ luôn đề cao việc tôn trọng luật pháp quốc tế tại Biển Đông. "Chúng ta cần phải làm việc với nhau để kiểm soát căng thẳng ở Biển Đông và kiểm soát chúng một cách hòa bình và dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế", Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết.
Tiến sĩ Shi Yinhong, một giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, cho biết nhận xét của ông Vương là nhằm phản bác các đề nghị của Mỹ. "Ông Kerry muốn chứng tỏ rằng Mỹ muốn trở thành một người hòa giải, và điều này là hoàn toàn không thể chấp nhận được với Trung Quốc", ông Shi phân tích
Ông Vương cũng cho biết Bắc Kinh sẽ áp dụng "suy nghĩ nước đôi" trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc sử dụng thuật ngữ này.
Suy nghĩ nước đôi của Bắc Kinh là gì? Ông Shi cho biết Ngoại trưởng Vương Nghị đã chỉ rõ lập trường của Trung Quốc rằng họ sẽ không chấp nhận bất kỳ cuộc đàm phán đa phương về tranh chấp chủ quyền, nhưng có thể đồng ý đàm phán các vấn đề liên quan đến quyền hàng hải, vùng đặc quyền kinh tế thông qua ARF.
Nói một cách cụ thể hơn, Trung Quốc sẽ chỉ chấp nhận giải quyết tranh chấp lãnh thổ thông qua đối thoại song phương, nhưng có thể cùng làm việc với ASEAN trong việc duy trì hòa bình ở khu vực, Không hề có bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách của Bắc Kinh để giúp khu vực tìm ra lối thoát khỏi tình trạng căng thẳng hiện giờ.
Anh Tú (theo SCMP)

Không có nhận xét nào: