Pages

Thứ Tư, 13 tháng 8, 2014

Trung Quốc đối mặt Việt Nam: Cuộc xung đột lớn trên Biển Đông

Việc Trung Quốc quyết định rút dàn khoan hiện đại ra khỏi khu vực đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 dặm của Việt Nam mới đây vì cảnh giác sau gần bốn tháng xô sát dữ dội trên biển giữa các lực lượng hải quân Trung Quốc và Việt Nam, vốn gây nên cuộc khủng hoảng ngoại giao lớn nhất giữa hai nước cộng sản kể từ cuối cuộc Chiến tranh Lạnh, đã được các quốc gia láng giềng và cộng đồng quốc tế rộng lớn hơn thận trọng hoan ngênh.

Trong suốt mấy tháng trời khủng hoảng vì Trung Quốc đơn phương triển khai dàn khoan Hải Yến 981 trị giá 1 tỷ bạc vào vùng biển tranh chấp với Việt Nam này, các quan chức ở Hà Nội phải đối mặt với một tình thế khó xử có tính sống còn: Một mặt, lo sợ sâu sắc với nhiệt tình ái quốc bùng nổ trên đường phố Hà Nội và khắp đất nước, dẫn đến bạo loạn tàn phá các nhà máy nước ngoài và cuộc di tản của hàng ngàn công dân Trung Quốc, một khác, phải đối mặt với viễn cảnh của một thách thức hải lực có tính tàn phá vì những hạm đội trang bị tốt hơn của các lực lượng bán quân sự Trung Quốc bảo vệ giàn khoan dầu.

Vẫn hoảng kinh bởi quyết định phá hoại các cuộc đàm phán song phương trước đây nhằm làm giảm căng thẳng cuộc tranh chấp ở biển Đông của Trung Quốc, chính phủ Việt Nam đã đặc biệt không yên tâm với việc Trung Quốc công bố kế hoạch rút giàn khoan dầu vào giữa tháng Tám. Như đại sứ Việt Nam ở Manila, Trương Triều Dương, gần đây đã nói với tôi, "các hoạt động của Trung Quốc vi phạm những thỏa thuận cấp cao của hai nước về việc không xâm lược và không làm phức tạp tình hình ở Biển Đông."

Người ta có thể nhận thấy một cảm giác bị phản bội trong nhiều nhà ngoại giao Việt Nam, những người từng không mệt mỏi tìm cách ngăn chặn cuộc đối đầu vũ trang, làm sâu sắc thêm những căng thẳng lãnh thổ với nước láng giềng hùng mạnh của mình. Việc triển khai giàn khoan dầu phần lớn đã được nhìn như một động tác có tính cơ hội để tăng cường tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc và xoa dịu các nhóm lợi ích dân tộc ở trong nước.

Có những mối lo ngại thật sự rằng Trung Quốc sẽ tính đến một sự hiện diện thường trực ở những khu vực tranh chấp, củng cố đòi hỏi của mình bằng cách gửi thêm các giàn khoan dầu đi kèm với một đội bảo vệ dày đặc của tàu hải quân và Cảnh sát biển Trung Quốc. Nói cho cùng, trong những thập niên cuối của Chiến tranh Lạnh, Trung Quốc đã từng tỏ ra không chút do dự trong việc cưỡng chế trục xuất các lực lượng (Nam) Việt Nam ra khỏi chuỗi đảo Hoàng Sa và, sau đó là các lực lượng Việt Nam (thống nhất) ra khỏi vị trí chiến lược trong chuỗi quần đảo Trường Sa.

Căn cứ vào sức mạnh bất cân xứng ngày càng lớn giữa hai nước láng giềng trong những thập kỷ gần đây, Hà Nội lo lắng tự hỏi liệu có thể cản ngăn những hành động khiêu khích hơn của Trung Quốc. Đồng thời, Chính phủ Việt Nam đã quan tâm đến tính hợp pháp chính trị ở trong nước, đặc biệt là trong bối cảnh suy thoái kinh tế. Cũng có những mối quan tâm với triển vọng của một làn sóng mới những cuộc biểu tình chống Trung Quốc vốn có thể làm suy giảm hấp dẫn của Việt Nam, nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là giới doanh nhân Trung Quốc quan tâm đến chi phí lao động phải chăng và vị trí thuận lợi của đất nước.

Chắc chắn, quyết định rút giàn khoan dầu một tháng trước thời hạn của Trung Quốc khiến các chính phủ và các chuyên gia trong khu vực bối rối. Để giải thích thủ đoạn mới nhất của Trung Quốc, các nhà phân tích đã đề cập đến một số yếu tố thúc đẩy, từ mối đe dọa của việc duy trì khai thác hydrocarbon phức tạp giữa một mùa mưa bão trong khu vực đến các suy diễn về một món hời ngoại giao có thể đã đạt được giữa Hà Nội và Bắc Kinh. Nhưng lời giải thích tốt hơn chính là Trung Quốc đã (một lần nữa) có được cuộc tái kiểm tra tình hình lãnh thổ của mình để trở lại chiến lược sử dụng các biện pháp lâu nay của mình tạm thời làm giảm nhẹ căng thẳng để cải thiện áp lực quốc tế trong khu vực.

Đà dịch chuyển

Trong tác phẩm uy tín của mình, On China, Henry Kissinger đã thông minh nắm bắt được văn hóa chiến lược của Trung Quốc qua việc nhấn mạnh tầm quan trọng của các khái niệm như đà chiến lược và cân bằng sức mạnh trong các tính toán về chính sách đối ngoại của Bắc Kinh. Trung Quốc, như bất cứ diễn viên hiện thực khôn ngoan nào, dù đánh giá cao các sức mạnh cứng trong việc theo đuổi lợi ích quốc gia, nhưng các biến số tâm lý và nhận thức của đà dịch chuyển trong cấu hình quyền lực quốc tế cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành tư duy của các nhà lãnh đạo Trung Quốc.

Trung Quốc có thể có giá trị như một diễn viên bản xứ mạnh nhất ở châu Á, nhưng các nhà lãnh đạo của họ cũng biết rằng mình khó có thể đảm bảo được sự thành công trong cuộc tranh dành vai trò lãnh đạo trong khu vực. Nếu các nhà lãnh đạo Trung Quốc tìm cách thay thế Hoa Kỳ như một sức mạnh ưu việt ở châu Á, Bắc Kinh cũng không thể kham nổi việc hành động như một quyền lực hung hăng, nhất quyết thúc đẩy lợi ích của mình bằng chi phí của các quốc gia nhỏ hơn trong khu vực. Các tranh chấp đang diễn ra ở Tây Thái Bình Dương, đặc biệt là ở Biển Đông, đang phá hoại đáng kể hình ảnh của Trung Quốc trong các nước láng giềng và trong thế giới rộng lớn hơn.

Ví dụ, một cuộc khảo sát mới do Trung tâm nghiên cứu Pew cho thấy, đa số trong tám quốc gia châu Á đã báo động về hành vi gia tăng những tranh cãi lãnh thổ với các quốc gia yêu sách đối thủ của Trung Quốc trong vùng biển Nam và Đông Trung Hoa. Một số nước láng giềng đã bị hoảng kinh và cảm thấy ngày càng dễ bị tổn thương với năng lực hải quân và tính quyết đoán về lãnh thổ của Trung Quốc. Tại Philippines, quốc gia được xem như cầu thủ yếu nhất trong số các thành phần đang tranh chấp ở biển Nam Trung Quốc, 93 phần trăm số người được hỏi đã nói rằng họ đã "rất quan tâm" tới các tranh chấp đang diễn ra, tiếp theo là Nhật Bản (85 phần trăm) và Việt Nam (84 phần trăm). Những nước không tranh chấp, như Hàn Quốc, vốn phụ thuộc rất nặng nề vào hành lang di chuyển các sản phẩm dầu khí nhập khẩu qua vùng biển tranh chấp, cũng cho thấy một cảm giác cảnh giác sâu sắc, với 83 phần trăm số người được hỏi bày tỏ suy nghĩ tương tự. Ngay cả ở Trung Quốc, cầu thủ chiếm ưu thế trong các tranh chấp, hơn 60 phần trăm số dân được hỏi đã bày tỏ sự lo ngại về triển vọng của một cuộc xung đột vũ trang về các tính chất tranh chấp.

Đáng lo ngại, ác cảm đối với Trung Quốc đã trở nên chủ đạo: Các công dân Philippines, Việt Nam và Nhật Bản xem Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh quốc gia của họ, làm phức tạp thêm triển vọng của bất kỳ thỏa hiệp ngoại giao có ý nghĩa nào trong tương lai gần. Trong khi đó, mối quan tâm trong khu vực về sự quyết đoán trong các tranh chấp lãnh thổ của Trung quốc đã tạo điều kiện cho việc phục hồi đáng chú ý hình ảnh toàn cầu của Hoa Kỳ, đặc biệt là ở châu Á, bất chấp những lo ngại về cam kết và khả năng tài chính của chính quyền Obama để đẩy lùi cường quốc đang lên như Trung Quốc nhằm bảo vệ các đồng minh của mình đang bị bao vây. Không nghi ngờ gì, Mỹ tiếp tục được xếp hạng rất cao, trong một số quốc gia châu Á.

Tất cả các lựa chọn đều có thể mặc cả được

Trong những tuần gần đây, các chuyên gia như Alexander Vuving và Zachary Abuza đã lịch sự tranh cãi rằng việc Trung Quốc rút giàn khoan dầu trước hạn định có thể do một thoả thuận có chủ ý đằng sau hậu trường ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc. Để (tạm thời) đổi lấy sự buông tha của Trung Quốc trong khu vực này, họ cung cấp khả năng rằng Việt Nam được cho là đã đồng ý xét lại việc tăng cường các quan hệ chiến lược với Hoa Kỳ và từ bỏ kế hoạch trước đó là đưa cuộc tranh trấp ở biển Đông ra một đệ tam nhân để phân xử - vốn sẽ củng cố thêm vụ khiếu kiện của Philippines ở The Hague.

Căn cứ vào cuộc nói chuyện của tôi với các quan chức Việt Nam, rõ ràng rằng Hà Nội đã không nhận ra bất kỳ dấu hiệu thỏa hiệp thực sự nào về phía Trung Quốc. Và cũng không ngạc nhiên, họ cương quyết phủ nhận việc đã có bất kỳ mặc cả nào với Trung Quốc như lập luận của Vuving và Abuza. Vì Trung Quốc có thời gian và một lần nữa đã chứng tỏ xu hướng đơn phương xây dựng các bằng chứng của mình ở Biển Đông, Việt Nam không thể làm gì khác hơn là giữ tất cả các lựa chọn trên bàn thương lượng, đặc biệt là những lựa chọn có liên quan đến sự cần thiết phải tăng cường quan hệ quốc phòng với các cường quốc bên ngoài như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ và Nga. Đối với kế hoạch của Việt Nam để nộp đơn khiếu nại pháp lý chống lại Trung Quốc, người ta có thể cho rằng Hà Nội có lý để thúc đẩy mối đe dọa về trọng tài pháp lý và cẩn thận quan sát nhằm rút ra bài học từ kết quả vụ khiếu kiện chjống lại Trung Quốc của Philippines đang diễn ra. (Chưa kể đến việc tốn kém thời gian phức tạp cho việc tạo dựng một trường hợp khiếu kiện và lựa chọn các cơ quan trọng tài thích hợp để xét xử những tuyên bố và hành động của Trung Quốc.)

Trong khi chính sách ngoại giao chia nhỏ và dọa dẫm nhẹ của Trung Quốc ở Biển Đông đã được chứng minh là khá thành công, người ta phải xem xét đến thực tế rằng Bắc Kinh không phải hoàn toàn không nhạy cảm với các chi phí về ngoại giao từ các cách giải quyết tình hình lãnh thổ của mình. Bên cạnh những khó khăn về hậu cần trong việc duy trì hoạt động bán quân sự và quân sự rộng lớn trên vùng biển tranh chấp, nhà chức trách Trung Quốc cũng đang lo lắng với các phát triển chiến lược đồng bộ giữa các quốc gia yêu sách đối thủ trong khu vực Biển Đông, cụ thể là Việt Nam, Philippines và Malaysia, vốn đã nồng nhiệt chào đón một dấu chân chiến lược sâu sắc hơn của Mỹ trong khu vực.

Trong thực tế, ngay cả Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), dưới sự chủ trì của Myanmar, một đồng minh lịch sử của Trung Quốc, cũng đã nhiều lần bày tỏ sự "lo ngại nghiêm trọng" của mình đối với các tranh chấp đang diễn ra ở Biển Đông. Trong Hội nghị Bộ trưởng ASEAN vừa kết thúc (AMM), các nước thành viên rõ ràng ủng hộ một giải pháp giải quyết tranh chấp dựa trên nguyên tắc, hoàn thiện một luật có tính ràng buộc ứng xử (CoC) và chấm dứt những hành động đơn phương của các bên tranh chấp. Tất cả các tuyên bố này là một lời chỉ trích các hành động khiêu khích của Trung Quốc, khuyến khích các cầu thủ khác trở nên mạnh dạn và chiến lược như Ấn Độ, để làm sâu sắc thêm dấu chân của họ ở Đông Nam Á. Ấn Độ đã không chỉ tăng cường đầu tư dầu khí trong vùng biển tranh chấp với công ty quốc doanh ONGC Videsh (OVL) đạt được các hợp đồng thăm dò dầu mới (mà không phải đấu thầu) trong những tháng gần đây, mà còn trở nên mạnh dạn hơn trong việc bảo vệ lợi ích của mình ở khu vực biển miền Nam Trung Quốc và chỉ trích các hành động của Trung Quốc.

Đáng lo ngại hơn cho Trung Quốc là hành động của họ cũng đã khuyến khích Nhật Bản tái tạo lại tầm nhìn chiến lược, củng cố khả năng phòng thủ của mình và mạnh mẽ quyến rũ các sức mạnh ở Đông Nam Á và Thái Bình Dương, như Úc và Ấn Độ để đưa ra ra các dự án hợp tác quốc phòng. Bất chấp những nỗ lực của Trung Quốc trong việc tận dụng ảnh hưởng ngoại giao đối với quốc gia ngỗ nghịch như Bắc Hàn và cung cấp các thỏa thuận thương mại đầu tư quy mô lớn để quyến rũ đồng minh của Mỹ như Nam Hàn và Úc, có những dấu hiệu ngày càng tăng rằng các đối tác trong khu vực của Mỹ đều xác định sẽ tự bảo vệ mình chống lại Trung Quốc.

Trở lại vào giữa năm 2011, như cách giải thích ngắn gọn của Taylor Fravel, Bắc Kinh đã tìm cách làm giảm mối căng thẳng với các nước láng giềng qua việc đột nhiên quan tâm nhiều hơn đến cuộc tìm kiếm một giải pháp dựa trên nguyên tắc cho các tranh chấp ở Biển Đông. Điều này được đi kèm với cam kết song phương cấp cao với các quốc gia yêu sách khác, chẳng hạn như Việt Nam. Trong nhiều cách, đó là một biện pháp hiệu chỉnh để làm dịu nỗi lo lắng của các nước láng giềng và đối phó với sức thu hút của chính sách tái cân bằng của chính quyền Obama đối với khu vực. Khi Trung Quốc phải đối mặt với áp lực gia tăng bên ngoài và một vị trí chiến lược trong khu vực xấu đi, đất nước này đang xem xét một thủ đoạn tương tự, được thể hiện qua việc sớm rút giàn khoan dầu ra khỏi khu đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nhưng vẫn còn phải xem liệu Trung Quốc sẵn lòng giảm thiểu quy mô lãnh thổ của mình đến mức nào. Phần lớn sẽ phụ thuộc vào các thủ đoạn chống trả của các quốc gia yêu sách đối thủ khác, cũng như ở mức độ và tính chất cam kết của Mỹ đối với khu vực.

14 Tháng 8 2014 

Richard Javad Heydarian/The National Interest
Lê Quốc Tuấn chuyển Việt Ngữ

(FB. Tuan Le)

Không có nhận xét nào: