Pages

Thứ Hai, 6 tháng 10, 2014

Những bước đi của Triều Tiên liên tục làm thế giới "giật mình"

Đoàn đại biểu cấp cao Triều Tiên vừa có chuyến thăm bất ngờ tới Hàn Quốc kể từ khi Tổng thống Park Geun Hye nhậm chức.
Trong trang phục nhà binh, người được cho là nhân vật quyền lực số 2 Triều Tiên - Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Hwang Pyong-so cùng hai nhân vật nổi tiếng khác là Phó Nguyên soái Choe Ryong-hae và Bí thư Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên Kim Yang-gon.
Chuyến thăm này gây sửng sốt vì Bình Nhưỡng vừa chỉ trích chính phủ Hàn Quốc dung túng tổ chức dân sự phát truyền đơn chống Triều Tiên; phê bình phát biểu của Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye liên quan tới Triều Tiên tại Đại hội đồng Liên hiệp quốc; kêu gọi Hàn Quốc ngừng chống đối Triều Tiên và ủng hộ một phương án thống nhất 2 miền.

Hàn-Triều thống nhất nối lại các cuộc đàm phán cấp cao trước cuối năm nay nhằm nỗ lực cải thiện quan hệ

Tuy Tổng thống Hàn Quốc và phái đoàn Triều Tiên không gặp nhau nhưng Bộ Thống nhất Hàn Quốc sau đó ra thông báo 2 miền đã nhất trí nối lại hội đàm chính thức cấp cao vốn bị đình chỉ từ tháng 2 năm nay. Thời điểm tái khởi động đối thoại có thể vào cuối tháng 10 hoặc đầu tháng 11 tới.


Trước đó, tuyên bố ngày 2/10 của Đại sứ Triều Tiên tại Liên Hiệp Quốc So Se-pyong cũng báo hiệu thái độ cởi mở khác thường. Một mặt khẳng định nước này không định thử tên lửa hay hạt nhân như đồn đoán, mặt khác ông So nói Bình Nhưỡng sẵn sàng nối lại đàm phán 6 bên về chương trình hạt nhân.

 
HQ xem xét thận trọng ý nghĩa hành động 'dũng cảm" của Triều Tiên

Chính phủ Hàn Quốc đã bắt đầu chuẩn bị cho cuộc đàm phán cấp cao với Triều Tiên nhằm duy trì động lực sau chuyến thăm Seoul của các nhà hoạch định chính sách hàng đầu Bình Nhưỡng.

Sự cởi mở đầy bất ngờ của Triều Tiên khiến nhiều người kỳ vọng về một bước đột phá trong việc làm ấm trở lại quan hệ hai miền Nam, Bắc Triều Tiên.


Ở một diễn biến khác, nhà lãnh đạo Kim Jong-un, người đã không xuất hiện trước công chúng 1 tháng qua, đã gửi thư cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhân quốc khánh Trung Quốc ngày 1/10.
Trong bức thư dài 3 đoạn, ông Kim chúc người dân Trung Quốc thịnh vượng và hạnh phúc.
Sự vắng mặt của ông Kim, đặc biệt là trong phiên họp Quốc hội quan trọng của Triều Tiên, làm dấy lên nhiều đồn đoán về sức khỏe của nhà lãnh đạo Triều Tiên trên nhiều hãng tin ngoài Triều Tiên. Cuối tháng 9/2014, Đài truyền hình nhà nước Triều Tiên, trong một bộ phim tài liệu, đã xác nhận ông Kim không được khỏe.
Người đọc lời thoại cho biết: “Sức khỏe và sự thịnh vượng của chế độ xã hội chủ nghĩa của chúng ta là nhờ vào những nỗ lực tận tụy của nguyên soái của chúng ta, người luôn rọi sáng đường đi cho người dân, giống như ánh lửa lung linh, mặc dù không được khỏe”.
Tuy nhiên, sau đó, trong cuộc trả lời phỏng vấn hiếm hoi với Reuters ngày 2/10, Đại sứ Triều Tiên tại Liên hợp quốc So Se-pyong khẳng định những đồn đoán về tình hình sức khỏe của nhà lãnh đạo Triều Tiên "là bịa đặt". Còn Bộ trưởng Bộ Thống nhất Hàn Quốc Ryoo Kihl-jae hôm 5/10 cho biết, Triều Tiên khẳng định nhà lãnh đạo Kim Jong-un không có bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe.
Hàng loạt sự kiện trên khiến nhiều ý kiến nghi ngờ liệu Triều Tiên đang có biến cố lớn hay đây lại là những toan tính chính trị đầy mưu lược của nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Từ khi lên cầm quyền, ông Kim Jong-un không ngừng thúc đẩy nỗ lực "thoát Trung" đồng thời cải cách, mở cửa kinh tế. Tuy nhiên, vào thời điểm này, khi Triều Tiên chưa thoát khỏi sự cô lập, nền kinh tế vẫn đang phụ thuộc lớn vào Trung Quốc thì quan hệ Trung-Triều xấu đi sẽ càng đẩy Bình Nhưỡng vào hoàn cảnh khó khăn.
 
Tờ A4 bí ẩn khiến Thủ tướng Hàn 2 lần hội kiến Bộ 3 Triều Tiên

Tân Hoa Xã ngày 4/10 đã có bài phân tích, liệu chuyến đi bất thường của Bộ 3 quyền lực Triều Tiên tới Hàn Quốc có chỉ dừng lại ở việc... xem lễ bế mạc ASIAD?

Trong khi đó, mong muốn muốn hàn gắn quan hệ song phương với Hàn Quốc liên tục được Chủ tịch Kim Jong-un phát đi tín hiệu. Ngay khi bà Park Geun Hye mới đắc cử tổng thống Hàn Quốc, ông Kim đã bày tỏ ông sẵn lòng tái thiết kinh tế và hợp tác với bà.
Tờ Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Lao Động Triều Tiên năm 2013 cũng khẳng định, thống nhất với Hàn Quốc là "mong muốn và mệnh lệnh suốt đời" của cố lãnh tụ Kim Nhật Thành và Kim Jong Il.
“Triều Tiên, Hàn Quốc và tất cả người dân trên toàn thế giới phải tôn trọng nguyện vọng cao quý này của các lãnh đạo vĩ đại… đây là mong mỏi lớn nhất và ấp ủ từ lâu của người dân chúng ta”.
Bản thân ông Kim Jong-un được miêu tả là người "bí ẩn khôn lường", ngay cả một quan chức cấp cao của Mỹ (giấu tên) cũng từng thừa nhận: “Không ai được lường trước được những kế hoạch, những suy nghĩ hay những toan tính của ông ấy (Kim Jong-un)". Bởi thế, dù ông Kim Jong-un vắng mặt suốt thời gian dài nhưng những bước đi của Triều Tiên vẫn mang đầy toan tính chính trị sao cho không mất lòng người bảo trợ Trung Quốc vừa thể hiện được thiện chí với Hàn Quốc và khiến các nước "chẳng biết đường nào mà lần"./theo Đất Việt

Không có nhận xét nào: