Pages

Thứ Năm, 11 tháng 12, 2014

Báo cáo về gỗ lậu nhập vào Việt Nam

Trung Quốc được cho là thành công hơn Việt Nam trong kiểm soát gỗ lậu
Tỷ lệ gỗ lậu được nhập khẩu vào Việt Nam so với tổng số gỗ nhập đã giảm đi trong những năm qua theo một cơ quan nghiên cứu của Anh.
Báo cáo nói cả Việt Nam và Trung Quốc đều giảm số gỗ nhập khẩu lậu kể từ năm 2000 và giờ chỉ chiếm chưa tới 20% tổng số gỗ nhập khẩu theo nghiên cứu mới của viện Chatham House.

Theo Chatham House, 18% số gỗ nhập khẩu từ Việt Nam trong năm 2013 có nhiều khả năng là gỗ nhập lậu, giảm từ mức 21% của năm 2000.
Con số của Trung Quốc là 17% trong năm 2013 so với 26% của năm 2000.
Tuy nhiên Chatham House cũng nói mức nhập lậu vẫn cao so với các nước nhập khẩu gỗ khác và cả hai nước phải cố gắng hơn nữa để giải quyết vấn đề.
"Mặc dù tỷ lệ đã giảm nhưng số gỗ nhập khẩu lậu thực tế đã tăng gấp đôi [ở cả Việt Nam và Trung Quốc] (từ 17 triệu m3 hồi năm 2000 lên 35 triệu m3 trong năm 2013) do tổng số gỗ nhập khẩu đã tăng lên trong 14 năm qua," Chatham House nói.
"Điều này cho thấy thách thức mà cả hai nước phải đối mặt trong việc giảm lượng gỗ nhập khẩu lậu và vai trò quan trọng của họ trong hệ thống gỗ toàn cầu."

'Trung Quốc hơn Việt Nam'

Alison Hoare, chuyên gia nghiên cứu cao cấp của Chatham House nói: "Trung Quốc và Việt Nam có ngành xử lý gỗ lớn và do vậy có vai trò quan trọng trong ngành gỗ toàn cầu và trong cố gắng giải quyết chuyện nhập lậu gỗ.
"Mặc dù cả hai nước đã cố gắng để giảm nhập khẩu và tiêu thụ gỗ lậu, họ vẫn còn nhiều việc phải làm," chuyên gia này nói.
Chatham House cũng cho biết Trung Quốc đã tiến bộ hơn Việt Nam qua việc thúc đẩy các doanh nghiệp tư nhân có hành động và phát triển hệ thống pháp lý quản lý gỗ.
"Trong khi đó cho dù có tiến bộ đáng kể về chất lượng và sự cởi ở trong thảo luận về gỗ lậu ở Việt Nam cho tới nay không có tiến bộ đáng kể về cải cách chính sách và tỷ lệ gỗ nhập lậu tăng từ năm 2009 tới năm 2013."
Chatham House nói phần lớn số gỗ nhập lậu vào Việt Nam tới từ Lào và Indonesia trong khi gỗ lậu vào Trung Quốc chủ yếu tới từ Nga và Indonesia.
Báo cáo của Chatham House là một phần của dự án 'Chỉ số Gỗ Lậu và Ngành Liên quan' nhắm tới các nhà sản xuất, tiêu thụ và các ngành xử lý.

Không có nhận xét nào: