Pages

Chủ Nhật, 7 tháng 12, 2014

Chu Vĩnh Khang, rơi từ đỉnh cao quyền lực

mediaChu Vĩnh Khang trong phiên họp Quốc hội ngày 14/3/2012.REUTERS/Jason Lee/Files
     Chu Vĩnh Khang, cựu lãnh đạo ngành công an Trung Quốc hôm qua bị bắt và bị khai trừ khỏi đảng Cộng sản. Trong vòng mười năm, sự nghiệp của Chu Vĩnh Khang đã thăng tiến nhanh một cách chóng mặt từ ngành dầu khí tới lãnh đạo cả bộ máy an ninh của chế độ, trước khi bị hạ gục trong chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình.





    Từ một kỹ thuật viên thăm dò dầu khí, chỉ sau ít năm Chu Vĩnh Khang đã nhanh chóng thăng tiến cho khi trở thành lãnh đạo tập đoàn dầu khí quốc gia CNPC vào năm 1996.
    Đường quan lộ của Chu Vĩnh khang tiếp tục rộng mở khi năm 1999 ông được bổ nhiệm lên làm Bí thư tỉnh ủy Tứ Xuyên. Tại đây, Chu Vĩnh Khang lãnh đạo với một đường lối cứng rắn, nhất là trong vụ trấn áp nghiêm trọng phong trào Pháp Luân Công.
    Đến lúc này Chu Vĩnh Khang vẫn luôn là nhân vật chủ chốt nắm ngành công nghiệp dầu khí, nguồn vàng đen của quốc gia nhưng cũng là nơi có thể gây dựng tài sản kếch sù và hình thành các mối quan hệ chính trị bền chắc cho những ai nắm được ngành này.
    Vào năm 2002, Chu Vĩnh Khang trở thành một trong số 25 ủy viên Bộ Chính trị và giữa chức Bộ trưởng Công An , nắm giữ an ninh nội chính của chế độ.
    Năm năm sau (tức vào năm 2007), Chu Vĩnh Khang bước lên đỉnh cao quyền lực, trở thành thành viên của Ban thường vụ Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực chính trị cao nhất trong Đảng Cộng sản Trung Quốc. Dù cũng đã có nhiều quyền lực trong tay, nhưng cựu lãnh đạo công an Trung Quốc còn củng cố thêm quyền hành của mình khi chiếm giữ Ban chính pháp trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc.
    Nhờ vào những chức vụ đó ông Chu đã tiến hành trấn áp không nương tay các cuộc bạo động làm chấn động cả nước như vụ Tây Tạng năm 2008, rồi đến Tân Cương 2009 – những vùng phía tây đông tộc người thiểu số không cam tâm dưới sự bảo hộ của Bắc Kinh.
    Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc cuối năm 2012, Chu Vĩnh Khang rút khỏi chính trường khi quyền lực lãnh đạo được chuyển giao cho ê-kíp Tận Cận Bình. Nhiều chuyên gia nhận định rằng, dù Chu Vĩnh Khang chính thức về hưu sau đại hội đảng năm 2012, nhưng tầm ảnh hưởng của ông vẫn còn lớn ngay trong nội bộ Đảng.
    Theo nhận định giáo sư ngành khoa học chính - Joseph Cheng, trường Đại học Hồng Kông quyền lực và tiền bạc là nguyên nhân chính của sự sụp đổ. Các số liệu chính thức năm 2003 cho thấy năm thứ tư liên tiếp ngân sách dành cho an ninh trong nước còn vượt xa cả phần dành cho quốc phòng. Theo ông Cheng, khái niệm « duy trì an ninh » rất là mơ hồ và là miếng mồi béo bở cho tham nhũng. Chính nhờ vào nguồn tài chính dồi dào đó mà ông Chu đã thành lập cả một mạng lưới quan hệ và thành người đầy quyền lực nhất.
    Nhiều chuyên gia nhận định rằng, có lẽ chính sự thân cận của Chu Vĩnh Khang đối với Bạc Hy Lai – cựu Bí thư tỉnh Trùng Khánh, bị kết án chung thân tội tham nhũng – đã ấn định số mệnh của ông. « Trong con mắt của Tập Cận Bình và nhiều lãnh đạo khác, sai lầm lớn nhất của ông Chu là đã bảo vệ Bạc Hy Lai », từ lâu bị xem là đối thủ của Tập Cận Bình, theo như giải thích của giáo sư Willy Lam, trường đại học Hồng Kông.

    Một số nhà phân tích khác còn đưa ra giả thuyết trên thực tế việc hạ bệ Chu Vĩnh Khang nhắm vào các đồng minh của cựu chủ tịch Giang Trạch Dân, vẫn còn có tầm ảnh hưởng cả một nhánh khác trong đảng.
    Tuy không chính thức thông báo nhưng từ tháng 8 năm 2013 Chu Vĩnh Khang đã rơi vào tầm ngắm Ban kỷ luật đảng, trong khuôn khổ cuộc chiến chống tham nhũng do Tập Cận bình phát động, với khẩu hiệu « đánh cả hổ lẫn ruồi ». Tiếp sau đó lần lượt các tay chân thân tín với Chu Vĩnh Khang trong giới chính trị cũng như giới làm ăn bị rơi vào vòng lao lý. Đến giờ khi sắp bước vào tuổi 72 và trong tay không còn chút quyền lực nào nữa, Chu Vĩnh Khang đang phải chờ đợi một kết cục tồi tệ nhất trong cuộc đời của mình.

    Không có nhận xét nào: