Pages

Thứ Sáu, 5 tháng 12, 2014

Thanh Hóa: Cán bộ đã bị cảnh cáo và miễn chức, nhưng vẫn không giải oan cho công dân

VRNs (05.12.2014) – Thanh Hóa – Cô Phạm Thị Ngọc Lan, dân oan cho biết:
“Tôi đã tố cáo hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng của ông Nguyễn Sỹ Ngọc, có vợ nhưng quan hệ với tôi khi chưa đủ tuổi thành niên. Cố tình lừa lọc tôi, dùng thủ đoạn đe dọa, khống chế để chung sống như vợ chồng với tôi nhiều năm… đã có dấu hiệu hình sự vi phạm tội hình sự theo Điều 147 BLHS, nên việc xử lý cảnh cáo với nội dung chỉ là “vi phạm phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ đảng viên, làm ảnh hưởng đến uy tín của bản thân cũng như uy tín của tập thể ….” là không phù hợp quy định pháp luật”.
Cô Lan cho biết sẽ tiếp tục gởi đơn khiếu kiện đến ông Trần Việt Thắng, Tổng giám đốc Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam, và Thanh tra bô Tư pháp.
141204001
Cô Lan cho biết:
“Ngày 10.11.2014, tôi có nhận được Văn bản số 2230/VICEM-TTr&PCTN đề ngày 03.11.2014 của Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam V/v Báo cáo giải quyết Đơn tố cáo của bà Phạm Thị Ngọc Lan (Văn bản số 2230/VICEM-TTr&PCTN).

Theo tôi văn bản số 2230/VICEM-TTr&PCTN đã thừa nhận việc tôi có “Đơn xin kêu cứu” đề ngày 11/12/2013 và “Đơn tố cáo” đề ngày 02.07.2014 là kêu cứu và tố cáo đúng sự thực. Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam cũng xác định đã “xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật và xử lý đối với cán bộ sai phạm” (Nguyễn Sỹ Ngọc); cụ thể là:
- Cảnh cáo ông Ngọc “đã vi phạm phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ đảng viên, làm ảnh hưởng đến uy tín của bản thân cũng như uy tín của tập thể”.
- “Đã miễn nhiệm chức vụ Tổng giám đốc đối với ông Nguyễn Sỹ Ngọc và điều động ông Ngọc về nhận công tác tại văn phòng Tổng công ty”.
Cô Lan cho biết tiếp: “Tôi thấy Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam “xử lý đối với sai phạm của ông Nguyễn Sỹ Ngọc” như Văn bản số 2230/VICEM-TTr&PCTN nêu ra, rõ ràng là chưa phù hợp pháp luật, chưa thỏa đáng”
Lý do theo cô Lan là ông Ngọc đã vi phạm điều luật về một vợ một chông, và lừa gạt để chiếm đoạt thân xác thiếu nữ vị thành niên. Những việc cảnh cáo, miễn chức của ông Ngọc chỉ mới là xử lý nội bộ chứ chưa “những hậu quả ông Ngọc gây ra cho tôi do những lỗi ‘sai phạm của ông Ngọc’ thì không thấy xử lý”.
Cô Lan mong muốn: “Ít nhất, cơ quan chức năng cũng phải buộc ông Nguyễn Sỹ Ngọc phải bị xử lý “bồi thường danh dự, tinh thần và cả vật chất” cho tôi do những lỗi sai phạm ông gây ra cho tôi, theo quy định của Bộ luật dân sự và pháp luật có liên quan, mới là phù hợp và thỏa đáng. Việc thiếu sót xử lý này, chứng tỏ Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam vẫn chưa thực sự công bằng, khách quan, có dấu hiệu bao che, và bất công đối với nạn nhân phụ nữ như tôi. Xử lý không đến nơi đến chốn, chỉ làm cho Nguyễn Sỹ Ngọc xem thường pháp luật, xem thường kỷ cương và tiếp tục vi phạm phẩm chất đạo đực… với nhiều phụ nữ khác, đã đang và sẽ là nạn nhân của ông Ngọc, nhưng chưa dám hoặc không đủ điều kiện kêu cứu, tố cáo”.
Cô Phạm Thị Ngọc Lan sinh năm 1976, cư ngụ tại Số 23, Khu Liên Kế, phố Đội Cung, phường Đông Thọ, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Không có nhận xét nào: