Pages

Thứ Năm, 15 tháng 1, 2015

Phạm Trần – Báo Chí Người Việt Tị Nạn Đã Mất Một Tiếng Nói Chống Cộng Hàng Đầu

Nhà báo Duy Sinh Nguyễn Đức Phúc Khôi.
Nhà báo Duy Sinh Nguyễn Đức Phúc Khôi.
Nhà báo Duy Sinh Nguyễn Đức Phúc Khôi ra đi ở tuổi 80 không chỉ là một mất mát khôn nguôi của Gia đình Nhà văn, Nhà cách mạng qúa cố Nguyễn Đức Quỳnh thuộc nhóm Hàn Thuyên, do Nhà văn, Nhà phê bình Văn học Trương Tửu-Nguyễn Bách Khoa lãnh đạo, mà làng báo của người Việt tị nạn ở hải ngọai đã mất đi một tiếng nói chống Cộng hàng đầu.

Nếu nhóm Hàn Thuyên là “nhóm trí thức có tầm ảnh quan trọng trong việc canh tân nền văn hoá Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX”, theo quan điểm của Nhà văn Linh mục Thanh Lãng, Chủ tịch Văn bút Việt Nam trước năm 1975 thì Nhà báo Duy Sinh cũng đã để lại cho đồng nghiệp của ông nhiều ấn tượng kiêu hãnh của một Nhà báo chưa bao giờ thay đổi lập trường “không thể sống chung với Cộng sản”, cho đến tận cuối đời.
Đã có không ít người Việt Nam ở Quận Cam vào thập niên 80 nhìn Duy Sinh như một biểu tượng của mặt trận chống sự xâm nhập của Cộng sản vào Cộng đồng người Việt, nhưng cũng có một thiểu số người e ngại sự có mặt của họ trong các cuộc biểu dương chống Cộng sản có sự hiện diện của Duy Sinh sẽ ảnh hưởng đến chuyện đi về Việt Nam của mình.
Biết rõ như thế nhưng trên tờ Tuần báo Việt Nam Tự do do anh chủ trương ở Mỹ, sau chuyến vượt biển tìm tự do năm 1979, những bài Quan điểm chống du lịch về Việt Nam và chống gửi tiền về Việt Nam đã không ngừng được Duy Sinh cổ võ.
Duy sinh cho rằng, du lịch về Việt Nam, buôn bán với Việt Nam hay gửi tiền về Việt Nam chỉ giúp đảng Cộng sản Việt Nam có cơ hội tuyên truyền chống người Việt tị nạn và giúp phương tiện nuôi dưỡng đảng CSVN mà ông gọi là “một bọn cướp”.
Tại sao Duy Sinh đã làm như thế ? Lý do vì anh hiểu rõ tâm địa phản bội của người CSVN hơn ai hết. Là người con trưởng của gia đình Nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh, Duy Sinh đã theo thân phụ bỏ Hà Nội vào Liên Khu Tư (Thanh Hoá) kháng chiến chống Pháp từ năm 1947, nhưng đã bị đảng CSVN phản bội. Bốn (4) năm sau, Duy Sinh đã cùng với thân phụ ông, gia đình và một số đồng chí phải tìm đường thoát khỏi vòng vây của Hồ Chí Minh để thoát về Hà Nội năm 1951 rồi vào Huế năm 1952.
Đối với Gia đình Học giả Nguyễn Đức Qùynh nói chung và Duy Sinh nói riêng, không thể sống chung với người Cộng sản Maxist là một thái độ dứt khóat trong mọi hòan cảnh.
Và tất nhiên, mọi hành động và lời nói của những ai cổ võ “thỏa hiệp với Cộng sản” không bao giờ được Duy Sinh chấp nhận.
Vì vậy mà trong nhiều cuộc biểu tình chống Cộng sản Việt Nam ở Orange County vào mỗi dịp 30/4 trong hai thập niên 80 và 90, nhiều người đã được nghe ông hô hào phải bảo vệ cho bằng được lập trường “không đội trời chung với đảng CSVN” trong mọi hòan cảnh.
Ông cũng không ngừng lên án những người Việt trong Cộng đồng, kể cả một số viên chức cao cấp thời VNCH tị nạn ở Hoa Kỳ đã “thay lòng đổi dạ” để quay đầu hợp tác với CSVN, lực lượng đã chiếm miền Nam từ ngày 30/4/1975.
Nhà báo Duy Sinh cũng không ngần ngại gọi những người này, kể cả vài người bạn lâu năm và nổi tiếng của ông là “những kẻ phản bội, đâm sau lưng chiến sỹ và đồng bào”.
Song song với chức vụ Chủ nhiệm kiêm Chủ bút Tuấn báo Việt Nam Tự Do, ông Duy Sinh còn giừ chức Chủ tịch Hiệp hội Báo chí & Truyền thông Việt ngữ tại Hoa Kỳ ở quân Cam trong nhiều năm.
Ông Duy Sinh và Tổ chức này cũng đã có nhiều đóng góp cho công cuộc đấu tranh chống Cộng sản Việt Nam ở quân Cam trong nhiều năm.
Trương Tửu (Nguyễn Bách Khoa, Mai Viên), Nguyễn Đức Quỳnh (Thiên Hạ Sĩ), Lê Văn Siêu, Lương Đức Thiệp, Nguyễn Tế Mỹ, Nguyễn Đổng Chi, Đặng Thai Mai, Nguyễn Tuân, Đồ Phồn, Chu Thiên, Nguyễn Đình Lạp, Vi Huyền Đắc, Đàm Quang (Nguyễn Huy Tưởng), Phạm Ngọc Khuê, Nguyễn Hải Âu, Hồ Hữu Tường. Trong đó có nhiều tác phẩm quan trọng của nền văn hoá Việt Nam hiện đại trong thế kỷ XX: Chiếc lư đồng mắt cua của Nguyễn Tuân, Bút nghiên của Chu Thiên, Ngoại ô, Ngõ hẻm của Nguyễn Đình Lạp, Kinh thi Việt Nam, Tâm lý và tư tưởng Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Du và Truyện Kiều của Trương Tửu, Văn học khái luận của Đặng Thai Mai, Việt Nam cổ văn học sử của Nguyễn Đổng Chi…
Có thể thấy, Trương Tửu chính là linh hồn kết nối các thành viên của nhóm Hàn Thuyên. Trong diễn văn đọc vào dịp hoả táng Nguyễn Đức Quỳnh, nhà văn Lê Văn Siêu đã cho biết không khí làm việc và tình cảm của anh em trong nhóm: “Tôi nhớ ông hồi nào cùng tôi và Trương Tửu, ba anh em chia nhau một ổ bánh mì để thức suốt đêm sửa ấn cảo và kèm thợ in chạy báo cho hằng kịp phát hành sáng hôm sau”(5). Nhận xét về Trương Tửu, Lê Văn Siêu viết: “Trương Tửu đáo để, thông minh, phản ứng nhanh, học rộng, nhiều sáng kiến và rất nguyên tắc, làm giám đốc văn chương thì như linh hồn nhà xuất bản, đã nghĩ ngày nghĩ đêm, thảo hoạch chương trình xuất bản, phân phối việc viết sách báo cho anh em, bàn bạc hằng ngày với anh em để hướng dẫn lập luận của sách cho không chệch ra ngoài định hướng chung”(6).
Ngày 4 tháng 12-1935

Không có nhận xét nào: