Pages

Thứ Ba, 20 tháng 1, 2015

Thường vụ quốc hội muốn "chặn" 4 quyền của thủ tướng?

VNTB: Báo Giáo dục Việt Nam đã làm một bản so sánh thú vị giữa yêu cầu "Cân nhắc không quy định một số thẩm quyền của Thủ tướng" mới đây của Ủy ban thường vụ quốc hội, với những đề xuất của Bộ Nội vụ trong "dự luật tăng quyền cho thủ tướng" tại phiên họp Ủy ban thường vụ quốc hội vào tháng 11/2014.

Nếu Báo cáo thẩm tra dự án luật của ông Phan Trung Lý - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội - được Quốc hội tán thành, vai trò của thủ tướng dù đang được nâng cao về hình ảnh nhưng vẫn sẽ không được cải thiện bao nhiêu về quyền "sắp xếp nhân sự", đặc biệt là nhân sự các bộ trưởng và phó thủ tướng. Mặt khác, thủ tướng cũng không được quyền chỉ đạo trực tiếp Bộ quốc phòng liên quan đến những nhiệm vụ đặc biệt của quốc gia.

Một chi tiết đáng chú ý là khi Bộ trưởng nội vụ Nguyễn Thái Bình đề nghị cân nhắc giữ các thẩm quyền được đề xuất của Thủ tướng Chính phủ vì trong thực tế một số địa phương làm quy trình thủ tục chậm, rất ảnh hưởng đến công việc điều hành, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh: “Cái gì Hiến pháp giao thì thể hiện rõ để thi hành, cái gì Hiến pháp không giao thì không ghi. Cấp trưởng có chuyện thì cử một cấp phó tạm quyền. Ví dụ Bộ trưởng đi thì điều động Thứ trưởng thay Bộ trưởng, Thủ tướng đi vắng có một Phó Thủ tướng thay quyền giải quyết công việc. Giờ thêm Thủ tướng Chính phủ “giao quyền Bộ trưởng, Thủ trưởng” thì ai đề nghị?”.

Một tuần sau khi Hội nghị trung ương 10 kết thúc với kết quả bỏ phiếu tín nhiệm có vẻ rất thuận lợi cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, giờ đây ông đang vấp phải một thách thức không nhỏ trên cung đường hoàn thành nốt những gì cần đạt được trước khi đại hội 12 của đảng diễn ra vào đằu năm 2016.

Từ ngàn xưa đến nay, người đời đều thấu hiểu "Ai nắm nhân sự sẽ quyết định tất cả".
Đề nghị cân nhắc 4 quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ


Báo cáo thẩm tra về dự thảo Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Ủy ban Pháp luật tán thành nhiều nội dung, đồng thời đề nghị cân nhắc 4 quyền hạn của Thủ tướng. 

Báo cáo thẩm tra dự án luật cách đây ít phút, ông Phan Trung Lý - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho biết ủy ban này đề nghị cân nhắc 4 thẩm quyền sau của Thủ tướng Chính phủ cho phù hợp quy định của Hiến pháp:

Một là, trong thời gian Quốc hội không họp, trình Chủ tịch nước quyết định tạm đình chỉ công tác của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tại khoản 3 Điều 24.

Hai là, giao quyền Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong trường hợp khuyết Bộ trưởng hoặc Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong khi chờ Quốc hội phê chuẩn và Chủ tịch nước bổ nhiệm tại khoản 5 Điều 24.

Ba là, tạm thời giao quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong trường hợp chưa bầu được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tại khoản 6 Điều 24.

Bốn là, Quyết định và chỉ đạo thực hiện các biện pháp cụ thể cần thiết để thi hành lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm tính mạng, tài sản của Nhân dân tại khoản 9 Điều 24. Bởi vì, trường hợp các biện pháp này hạn chế quyền con người, quyền công dân thì phải thực hiện theo đúng quy định tại Điều 14 Hiến pháp mà không thể quy định chung thẩm quyền này cho Thủ tướng Chính phủ như quy định của dự thảo Luật.




Ông Phan Trung Lý - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội. Ảnh: TTBC. 

Bên cạnh đó, Điều 47 dự thảo Luật quy định: Thủ tướng Chính phủ báo cáo hoặc ủy nhiệm cho “Bộ trưởng, Văn phòng Chính phủ” là người phát ngôn của Chính phủ thường xuyên thông báo trước nhân dân, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Theo ông Phan Trung Lý: "Một số ý kiến trong Ủy ban pháp luật cho rằng, theo quy định tại khoản 6 Điều 98 Hiến pháp thì trách nhiệm báo cáo trước nhân dân là trách nhiệm cá nhân của Thủ tướng Chính phủ đã được Hiến định. Do đó, ý kiến này đề nghị cần quy định rõ những trường hợp nào thì Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho người phát ngôn của Chính phủ. Còn lại, Thủ tướng Chính phủ vẫn có nghĩa vụ thường xuyên thông báo trước nhân dân, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ".

Trước đó, ông Nguyễn Thái Bình – Bộ trưởng Bộ Nội vụ trình bày trước Quốc hộidự thảo Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi), trong đó tại Điều 24 quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ gồm 11 điểm:

2. Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất và thông suốt của nền hành chính quốc gia:1. Lãnh đạo công tác của Chính phủ; lãnh đạo xây dựng chính sách và tổ chức thi hành pháp luật.

3. Trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ, cho từ chức đối với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; trong thời gian Quốc hội không họp trình Chủ tịch nước quyết định tạm đình chỉ công tác của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

4. Trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm, miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước ngoài.

5. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng, chức vụ tương đương thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ; trong trường hợp khuyết Bộ trưởng hoặc Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, giao quyền Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong khi chờ Quốc hội phê chuẩn và Chủ tịch nước bổ nhiệm.

Yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đình chỉ, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới, khi không hoàn thành nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao hoặc vi phạm pháp luật.6. Phê chuẩn việc bầu cử, miễn nhiệm và quyết định điều động, đình chỉ công tác, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; tạm thời giao quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong trường hợp chưa bầu được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

7. Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ.

8. Quyết định và chỉ đạo việc đàm phán, chỉ đạo việc ký kết, gia nhập điều ước quốc tế thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ; tổ chức thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

9. Quyết định và chỉ đạo thực hiện các biện pháp cụ thể cần thiết để thi hành lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm tính mạng, tài sản của Nhân dân.

10. Quyết định các tiêu chí, điều kiện thành lập hoặc giải thể các cơ quan chuyên môn đặc thù, chuyên ngành thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện. Quyết định thành lập các cơ quan, tổ chức khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; quyết định thành lập Hội đồng, Ủy ban hoặc Ban chỉ đạo khi cần thiết để giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những vấn đề quan trọng liên ngành.

11. Triệu tập và chủ trì các phiên họp của Chính phủ.

12. Thực hiện chế độ báo cáo trước Nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền giải quyết của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ; báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.


(Theo GDVN)

Không có nhận xét nào: