Pages

Thứ Tư, 14 tháng 1, 2015

Venezuela chuẩn bị đối phó với tình trạng bất ổn chính trị

Người dân Venezuela biểu tình ôn hòa tại thủ đô Caracas phản đối tổng thống Nicolas Maduro vào tháng 2 năm 2014. Gần đây tình trạng bất ổn ở Venezuela đang gia tăng (ảnh: Wikipedia)
Người dân Venezuela biểu tình ôn hòa tại thủ đô Caracas phản đối tổng thống Nicolas Maduro vào tháng 2 năm 2014. Gần đây tình trạng bất ổn ở Venezuela đang gia tăng (ảnh: Wikipedia)

Chính quyền Trung Quốc đang bán vũ khí cho một chính phủ đang mất dần sự ủng hộ của quần chúng một cách mau chóng.

Nhân việc chính phủ Venezuala chuẩn bị đối phó với tình trạng bất ổn bạo lực và nỗ lực bảo đảm sự trung thành của quân đội chính phủ, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Trung Hoa đã đề nghị viện trợ tiền mặt và vũ khí cho nước này.

Một trong bốn lô hàng vũ khí theo kế hoạch bao gồm các loại xe bọc thép, xe tải vận chuyển và pháo binh dã chiến từ Trung Quốc đã đến Venezuela vào ngày 29 tháng 12 năm 2014.

Khi lô hàng vũ khí đầu tiên đến, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Venezuela ông Vladimir Padrino López đã bày tỏ sự biết ơn và ủng hộ đến Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro. Theo IHS Jane’s – một công ty tình báo hàng đầu cho biết ông Vladimir cũng đã gửi một thông điệp Twitter tái khẳng định “sự trung thành với hiến pháp và Tổng thống” của quân đội nước này.

 “Ông Maduro đang đảm bảo quân đội được trả lương cao và  được trang bị vũ khí đầy đủ để họ sẵn lòng đàn áp sự bất đồng chính kiến nội bộ” – Ông Robert Burns, US Nava War College.

“Những nhà lãnh đạo quân đội đang phục vụ tận tuỵ như những Đại úy của Đội vệ sĩ của Hoàng đế La Mã ( Praetorian Guard) “, ông Robert Bunker – Giáo sư trợ giảng tại Cao đẳng Army War thuộc Viện nghiên cứu Mỹ cho biết khi đề cập đến những vệ sĩ  của các hoàng đế La Mã.

“Bọn họ đang thề nguyện trung thành với người kế thừa cuộc cách mạng Bolivarian của ông Hugo Chávez chứ không phải với những công dân của Nhà nước Venezuela”, “Đổi lại, họ sẽ được Tổng thống chăm sóc về các lô hàng vũ khí” – ông Bunker nói.

Giai đoạn khủng hoảng

Những lô hàng đến ngay sau khi nhiều cuộc biểu tình chống chính phủ quy mô lớn cùng với các vấn đề xã hội khác đã diễn ra tại Venezuela trong những tháng gần đây.

Jane’s đã nhắc đến bước tiến gần đây nhất trong sự liên hệ đến giá dầu thô của Venezuela đã giảm còn 48 USD một thùng vào ngày 28 tháng 12 năm 2014. Giá dầu giảm đã góp phần đẩy nền kinh tế có mức lạm phát cao nhất Nam Mỹ rơi vào tình trạng suy thoái.

Theo Jane’s, chính phủ Venezuela có thể sẽ sớm công bố các biện pháp kinh tế để đương đầu với việc giá dầu sụt giảm. Chi tiết của những biện pháp này vẫn chưa được công bố nhưng đã bị những thành viên quan trọng nhất của đảng Xã hội Chủ nghĩa Thống nhất Venezuela cầm quyền phản đối.

Nhiều thành viên của chính phủ Venezuela đã trình đơn xin từ chức vài tháng trước. Theo Jane’s vào ngày 22 tháng 8 năm 2014 cho biết ” Tất cả những Bộ trưởng giữ vị trí chủ yếu, bao gồm Phó tổng thống đã trình đơn xin từ chức”.

Những đơn từ chức và việc cải tổ chính phủ là một phần của những gì mà Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro gọi là một cuộc cách mạng trong một cuộc cách mạng.

Sau sự thay đổi trong chính phủ Venezuela, Trung Quốc đã bước đầu đạt được một vị thế vững chắc hơn tại  Venezuela, còn tình trạng bất ổn nội bộ đã đạt đến mức khủng hoảng trầm trọng. Trong khi đó, Venezuela đang phải đối mặt với sự vỡ nợ quốc gia – tức không có khả năng thanh toán khoản nợ của quốc gia.

Lỗ hổng kinh tế

Vào giữa tháng 9 năm ngoái, Venezuela đã ký nhiều hợp đồng với Trung Quốc. Hai nước đã thực hiện một cuộc trao đổi tiền tệ trị giá 11 tỉ USD và Venezuela đã nhận được những khoản vay từ Trung Quốc để tài trợ cho các dự án năng lượng và cơ sở hạ tầng. Jane’s đã đưa tin ngày 18 tháng 9 năm 2014 rằng những cuộc trao đổi đó sẽ có thể đem lại cho Trung Quốc một vai trò mạnh mẽ hơn trong các lĩnh vực kinh tế then chốt ở Venezuela.

Nó ghi nhận các thoả thuận sẽ tạo ra “một mối quan hệ bất bình đẳng mà trong đó Trung Quốc có thể có lợi thế hơn”.

Nền kinh tế Venezuela trong 9 tháng đầu của năm 2014 đã suy giảm 4 phần trăm so với năm trước . Theo số liệu chính thức, lạm phát đã ở mức 73.5% trong tháng 11 năm 2014.

Ngoài ra, Venezuela còn phải thanh toán khoản nợ nước ngoài trị giá 30 tỷ USD trong năm 2015 . Mặc dù đã có được khoản vay 4 tỷ USD từ Trung Quốc nhưng lượng dự trữ ngoại hối của nước này hiện tại chỉ ở khoảng 22 tỷ USD.

Những cuộc biểu tình bạo lực

Trong tháng 9 vừa qua, tình trạng bất ổn xã hội đã gia tăng. Sau việc Chính phủ đóng của biên giới Venezuela – Colombia, những người biểu tình đã đốt cháy 4 chiếc xe hơi và 3 chiếc xe mô tô ở Norte de Santander.

Theo Jane’s đưa tin vào ngày 30 tháng 9 năm 2014, Trưởng Khu Chiến lược Quốc phòng Venezuela đã khẳng định những cuộc biểu tình xuất phát từ các băng đảng tội phạm Colombia và nhóm bán quân sự cực hữu trước đây.

Chỉ một ngày sau đó, ông Robert Serra – một nghĩ sĩ của đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất cầm quyền tại Venezuela, đã bị ám sát ở thủ đô Caracas. Vụ ám sát được thực hiện tương tự như vụ giết ông Eliecer Otaiza – cựu Giám đốc cơ quan tình báo Venezuela vào tháng 4.

Vào giữa tháng 10, Venezuela đã đối mặt với những cuộc biểu tình quy mô lớn phản đối tình trạng mất điện, thiếu lương thực và tội phạm gia tăng. Theo Jane’s đưa tin vào ngày 16 tháng 10 năm 2014, đảng Bàn tròn Dân chủ thống nhất – một liên minh các Đảng dân chủ, đã kêu gọi những cuộc biều tình và đình công.

Nhiều người biểu tình đã viện đến đốt phá. Tình trạng bất ổn của nước này đang đến mức trầm trọng (ảnh : Wikipedia)
Nhiều người biểu tình đã viện đến hình thức đốt phá. Tình trạng bất ổn của nước này đang đến mức trầm trọng (ảnh : Wikipedia)

Chuyển giao quyền lực

Giữa tình trạng hỗn loạn ngày càng gia tăng, Ông Maduro yêu cầu Tướng López  (người gần đây đã khẳng định sự ủng hộ của quân đội Venezuela đối với chính phủ) tuyên thệ.

Ông Maduro đã tỏ ra lo lắng về việc liệu quân đội có trung thành với ông hay không. Ông López nhậm chức khi ông Maduro đã cải tổ bộ máy lãnh đạo Bộ Quốc Phòng và tăng lương cho những nhà lãnh đạo này.

Sau khi ông López tuyên thệ, “ông Maduro đã yêu cầu lực lượng vũ trang vẫn phải trung thành với tổ quốc, hệ tư tưởng của mình, giáo lý và sự huấn luyện. Đồng thời, ông tuyên bố việc tăng mức lương của lực lượng vũ trang lên 45% có hiệu lực từ ngày 1 tháng 11″ – Jane’s đưa tin vào ngày 27 tháng 10 năm 2014.

“Tôi nghĩ Tổng thống Maduro đang nối gót lời chỉ bảo của Hoàng đế La Mã Septimius Severus – người đã nỗ lực đẩy mạnh một “nhà nước cảnh sát” trong suốt triều đại của ông ấy”, ” Vào năm 211 trước công nguyên, trên giường bệnh, vị hoàng đế đã trăn trối với người con trai của ông rằng “hãy hoà hơp, gia tăng quân đội và xem thường tất cả đàn ông khác”” –  ông Bunker nói.

“Suy cho cùng, sự bùng nổ kinh tế của Venezuela là kết quả của việc tổng doanh thu dầu mỏ giảm trầm trọng”. Ông Bunker nói: ” Ông Maduro  đang đảm bảo rằng quân đội được trả lương cao và được trang bị tốt về mặt vũ trang để họ sẵn lòng đàn áp sự bất đồng chính kiến nội bộ”.

Bất ổn quân sự

Tình trạng bất ổn ngày càng tăng trong quân đội Venezuela.

Trong một cuộc phỏng vấn trực tiếp, bà Graca Salgueiro – một nhà báo chuyên về chính trị Mỹ Latin thuộc tờ báo Media Without Mask của Brazil đã cho biết: “Không phải tất cả các binh lính đều trung thành với chế độ của ông Chavez-Maduro”.

Bà Salgueiro cho rằng: “Những người ủng hộ trung thành với đảng vẫn hét to “tổ quốc, chủ nghĩa xã hội hay cái chết. Chúng ta sẽ chiến thắng!” là những quan chức cấp cao hưởng lợi về mặt tài chính từ việc buôn bán ma tuý với FARC ( những du kích cánh tả của Colombia – những người có dính líu chặt chẽ đến việc buôn bán ma tuý với Mỹ và Châu Âu), với những người mà họ có mối quan hệ chặt chẽ “.

“Ở Venezuela, những vị tướng ấy được biết đến như là ” Cartel Suns”  (những vị tướng này đeo một biểu tượng của mặt trời trên đồng phục của họ thay vì ngôi sao theo thông lệ) và dính líu đến những vụ bê bối tham nhũng lớn”, từ lâu đã quen thuộc với cơ quan tình báo Mỹ, bà Salgueiro cho biết.

Bà Salgueiro cũng cho biết những lô hàng vũ khí từ Trung Quốc nhiều khả năng chỉ dùng để kêu gọi phe quân sự của Venezuela, chủ yếu là những người chỉ huy, vẫn giữ sự trung thành với giới lãnh đạo Venezuela.

Bà nói thêm rằng những vũ khí đó có thể được sử dụng để để đàn áp cuộc nổi dậy trong nước, nhưng chính phủ Venezuela cũng có “lực lượng dân quân Bolivarian và các nhóm nhỏ khác, tất cả được trang bị nhiều vũ khí và sẵn sàng đàn áp bất kỳ cuộc biểu tình nào như họ đã thực hiện vào tháng 2 năm ngoái, gây ra 39 cái chết và hàng trăm người bị thương”.

Những vũ khí mới cùng với những lô hàng trước đây từ Nga, bà Salgueiro nói, “có thể làm tăng kho vũ khí chống lại “đế chế Mỹ” sau khi Tổng thống Obama ký đạo luật vào cuối tháng 11 về hủy bỏ thị thực của nhiều quan chức cấp cao trong quân đội và chính phủ, đồng thời phong toả tài sản của họ – các tòa nhà, chuồng ngựa và rất nhiều tiền trong ngân hàng Mỹ”.

Cảnh sát bắn hơi cay vào những người biểu tình chống chính phủ trong những cuộc đụng độ ở Caracas vào ngày tháng 2 năm 2014. Chính phủ Venezuela có thể phải chuẩn bị tinh thần trước tình trạng bất ổn trong nước. (ảnh : wikimedia)
Cảnh sát bắn hơi cay vào những người biểu tình chống chính phủ trong những cuộc đụng độ ở Caracas vào ngày tháng 2 năm 2014. Chính phủ Venezuela có thể phải chuẩn bị tinh thần trước tình trạng bất ổn trong nước. (ảnh : wikimedia)

Một nhà nước bất ổn

Ông Maduro có lý do rõ ràng để cố gắng giành được sự ủng hộ của quân đội. Có ít nhất 43 người bị giết chết trong các cuộc biểu tình chống chính phủ giữa tháng 2 và tháng 6 và những vụ đốt cháy vẫn tiếp diễn trong tháng 12.

Theo Jane’s vào ngày 7 tháng 12 năm 2014, chính phủ đã cáo buộc những nhà hoạt động của đảng đối lập Ý chí Nhân dân (Voluntad Popular) về những cuộc tấn công trên. Lãnh đạo của đảng Ý chí Nhân dân, ông Leopoldo López, đã bị bắt giam hồi tháng 2 vì vai trò bị cáo buộc của mình nhưng những thành viên của đảng này phủ nhận những cáo buộc đó.

Nhìn chung, sự ủng hộ của công chúng dành cho ông Maduro đang suy yếu. Các doanh nghiệp quốc gia phá sản, thuế gia tăng, và mặc dù Trung Quốc đã bảo trợ cho Venezuela trong ngắn hạn nhưng những sự thoả thuận sẽ có thể gây hại cho Venezuela trong dài hạn. Trong khi đó, nền kinh tế ở bờ sụp đổ, tình trạng bất ổn xã hội ngày càng tăng. Thay vì giải quyết các vấn đề trên, chính phủ Venezuela dường như bị các đảng chính trị đối lập cáo buộc và chỉ trích.

Giữa tất cả sự hỗn loạn, quân bài duy nhất của chính phủ Venezuela dường như vẫn là đút lót túi tiền của các nhà lãnh đạo quân đội khi đầu tư vào các lô hàng vũ khí lớn từ Trung Quốc.

Theo ông Bunker, Venezuela đã có gần 24.000 vụ giết người trong năm 2013 và nằm trong số những nơi sinh sống nguy hiểm nhất thế giới.

“Băng đảng bạo lực, những vụ cướp và bắt cóc tràn lan”, “Trên hết, những cuộc biểu tình xuất phát từ bạo lực ở mức độ cao và sự thất bại của nền kinh tế trong cung ứng hàng hoá cơ bản” – ông cho biết.

Khi đưa thêm việc rớt giá dầu vào trong bức tranh toàn cảnh, kết hợp với việc mất nền tảng kinh tế của Venezuela, khả năng bạo loạn thậm chí trở nên thực tế hơn.

“Tỏ vẻ ra ở mức tối thiểu thì các nhà lãnh đạo Venezuela cho thấy đang chuẩn bị đối phó với tình trạng bất ổn và bạo lực”, Ông Bunker cho biết.

Ông cũng nói thêm rằng: “Dĩ nhiên, câu hỏi hiện ra trong suy nghĩ của mọi người là chính phủ Bolivarian sẽ cho phép cuộc biểu tình hợp pháp diễn ra để làm giảm tình trạng căng thẳng về xã hội hay lập tức dập tắt những cuộc biểu tình, làm tình hình thêm nghiêm trọng vì lo sợ khả năng đảo chính”.

Joshua Philipp, Epoch Times và Luís Novaes, Epoch Times

(Đại Kỷ Nguyên)

Không có nhận xét nào: