Pages

Thứ Năm, 12 tháng 2, 2015

Báo Thanh Tra có nhận tiền của Tân Hiệp Phát hay không?

Anh Vũ, thông tín viên RFA

Báo Thanh tra đã đăng bài khẳng định “Con ruồi trong chai nước tăng lực No.1 là bịa đặt” khi chưa có kết luận chính thức của Tòa án

Báo Thanh tra đã đăng bài khẳng định “Con ruồi trong chai nước tăng lực No.1 là bịa đặt” khi chưa có kết luận chính thức của Tòa án
 RFA files



Sự việc chai nước ngọt của Cty Tân Hiệp Phát chứa ruồi bên trong đã gây xôn xao dư luận, song Báo Thanh tra đã vội vã đăng bài khẳng định “Con ruồi trong chai nước tăng lực No.1 là bịa đặt” khi chưa có kết luận chính thức của Tòa án. Điều này  khiến dư luận buộc phải đặt câu hỏi Báo Thanh Tra có nhận tiền của Tân Hiệp Phát hay không?
Những ngày gần đây, câu chuyện anh Võ Văn Minh chủ một quán ăn ở Tiền Giang phát hiện một con ruồi trong chai nước của công ty nước giải khát Tân Hiệp Phát, sau đó anh đã thương lượng để lấy một số tiền thì đã bị bắt với cáo buộc “cưỡng đoạt tài sản”, đang gây nhiều bức xúc trong công luận.
Đằng sau Cty Tân Hiệp phát
Khi vụ việc này đang ở trong giai đoạn điều tra, ngày 9.2.2015, trên Báo Thanh tra online - Cơ quan của Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra, đã đăng lại thông tin của công ty Tân Hiệp Phát, với tựa đề “Con ruồi trong chai nước tăng lực No.1 là bịa đặt”.
Việc làm trên của Báo Thanh tra đã làm cho dư luận hết sức phẫn nộ và bất bình, ông Đinh Quang Tuyến một cư dân ở Quận 8 – Sài gòn cho chúng tôi biết suy nghĩ của ông, ông nói:
“Khi mà Báo Thanh tra can thiệp như thế, sẽ đặt ra câu hỏi là khả năng đằng sau Tân Hiệp Phát thì có những thành viên cao cấp của Chính phủ có cổ phần hoặc đứng sau lưng. Vì không có chuyện tự nhiên, một vụ án bé như thế của Tân Hiệp Phát lại dùng một quyền lực rất mạnh để phủ đầu người tiêu dùng. Rõ ràng là cái phản ứng của họ đã có dấu hiệu lạm quyền và rất có khả năng Tân Hiệp Phát đã được bảo kê.”
Khi mà Báo Thanh tra can thiệp như thế, sẽ đặt ra câu hỏi là khả năng đằng sau Tân Hiệp Phát thì có những thành viên cao cấp của Chính phủ có cổ phần hoặc đứng sau lưng. Vì không có chuyện tự nhiên, một vụ án bé như thế của Tân Hiệp Phát lại dùng một quyền lực rất mạnh để phủ đầu người tiêu dùng
ông Đinh Quang Tuyến
Bình luận về việc làm của Báo Thanh tra, từ Paris Nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn lưu nói với chúng tôi:
“Cơ quan « Thanh tra chính phủ » là một mắc xích quan trọng trong hệ thống pháp chế của VN. Theo tôi thì cơ quan này, cũng như các cơ quan khác như công an, viện kiểm sát có thẩm quyền điều tra để phát hiện tội phạm. Vụ án này còn trong vòng thụ lý. Tức là tòa chưa phán xét. Người ngoài cuộc không ai có thể kết luận là bên nào đúng, bên nào sai. Bài viết đăng trên cơ quan Thanh tra Chính phủ không phải là kết luận của cơ quan thanh tra mà là một bài viết của một bên trong vụ án. Đó là bên THP. Dĩ nhiên bài viết có mục đích bênh vực cho Tân Hiệp Phát và kết tội Võ Văn Minh. Các thông tin này đáng lẽ chỉ được trình bày trước Tòa án mà phía Võ Văn Minh cũng có quyền biện hộ với những lời lẽ và bằng chứng khác. Tức là, trên phương diện pháp luật, cơ quan Thanh tra vi phạm luật vì để lộ các thông tin trước tòa phân xử. Chiếu theo điều 124 HSTT (không được tiết lộ bí mật điều tra).”
Trả lời câu hỏi báo của cơ quan Thanh tra có quyền đăng một thông tin mang tính thiên vị như thế không?
Đây là một việc làm vi phạm pháp luật, vì bài viết đó mang ý nghĩa kết tội ông Võ Văn Minh khi Tòa chưa phán xét. Cơ quan Thanh tra đăng thông tin này là đồng lõa với một bên trong vụ án để “bôi nhọ”, “vu khống”… gây tâm lý bất lợi trong dư luận cho phía bên kia.
Ông Trương Nhân Tuấn khẳng định:
“Bài viết nhằm bênh vực cho Tân Hiệp Phát và để kết tội ông Võ Văn Minh vào tội « cưỡng đoạt tài sản ». Lý ra các thông tin này chỉ được trình bày trước Tòa án mà phía Võ Văn Minh cũng có quyền biện hộ với những lời lẽ và bằng chứng khác. Dầu vậy, khi đăng bài thông tin, cơ quan « Thanh tra Chính phủ » đã vi phạm các điều : - điều 5 : Quy định « Bảo đảm quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật. » - điều 9 : “Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật”. - điều 14 : “bảo đảm sự vô tư của người tiến hành tố tụng”. Bài “thông tin” của Tân Hiệp Phát được đăng trên Cơ quan Thanh tra chỉ là thông tin một chiều, có tác dụng thiên vị. Tính vô tư trong quá trình tố tụng (đáng lẽ phải có của bất kỳ) vụ án đã không có.”
Bài viết có mục đích bênh vực cho Tân Hiệp Phát và kết tội Võ Văn Minh. Các thông tin này đáng lẽ chỉ được trình bày trước Tòa án mà phía Võ Văn Minh cũng có quyền biện hộ...Tức là, trên phương diện pháp luật, cơ quan Thanh tra vi phạm luật vì để lộ các thông tin trước tòa phân xử
Ông Trương Nhân Tuấn
Chuyện thường ngày ở VN
Việc làm trên của anh Võ Văn Minh, ở một chừng mực nào đó hoàn toàn nằm trong giới hạn quyền của người tiêu dùng, khi phát hiện những sản phẩm không đạt chất lượng. Trong một cuộc trao đổi gần đây với RFA, T.S  Vương Ngọc Tuấn, Phó tổng thư ký Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho biết:
“Tôi nghĩ rằng khi phát hiện những sản phẩm không đạt chất lượng cũng như không thỏa mãn người tiêu dùng thì người tiêu dùng có thể khiếu nại để được giải quyết hoặc đền bù thỏa đáng quyền lợi của mình. Trước tiên là người ta phải khiếu nại trực tiếp đến doanh nghiệp hay cá nhân hay tổ chức cung cấp hàng hóa dịch vụ cho mình. Nếu không được giải quyết thỏa đáng thì lúc ấy họ có thể nương nhờ bên tư pháp hay các tổ chức xã hội như Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam.”
Báo Thanh tra cho đăng tin ấy nhằm mục đích để phụ họa cho việc buộc tội anh Võ Văn Minh, song cáo buộc ấy hoàn toàn chưa đủ cơ sở. Nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn cho biết:
“Còn về mục đích đăng để làm gì, dĩ nhiên là để kết ông Minh vào tội « cưỡng đoạt tài sản », tức những người « có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản » theo điều 135 BLHS. Nếu chứng minh phạm tội, ông Minh có thể bị tù từ 7 năm đến 15 năm.
Nhưng làm sao có thể chứng minh việc phạm tội ? Vấn đề là định nghĩa thế nào là « có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác » ?
Trường hợp ông Minh với chai nước có con ruồi chưa chắc là một « thủ đoạn ». Tức là, trong trường hợp chai nước (có gián hay có ruồi), khách hàng được quyền đòi bồi thường. Cơ quan công an buộc ông Minh vào tội “cưỡng đoạt tài sản” là không đúng cách. Đây là một vấn đề thuộc phạm vi luật dân sự.”
Chuyện Báo Thanh Tra nhận tiền hay trục lợi từ công ty Tân Hiệp Phát là chuyện dễ hiểu, vì đa phần người dân nghĩ rằng chuyện đó là có thật. Ông Đinh Quang Tuyến chia sẻ:
“Cái chuyện dùng tiền để dàn xếp các vụ án nó là chuyện thường ngày, ở VN nó là chuyện quá thường rồi. Và cái vụ (Tân Hiệp Phát) này đã quá lộ, cho nên cái chuyện người ta nghĩ rằng, thậm chí là tin rằng là Tân Hiệp Phát đã dùng tiền mua thì không có gì gọi là quá đáng hay cực đoan cả. Nó là chuyện bình thường và đương nhiên rồi.”
Ở VN có câu, “Những gì không mua được bằng tiền, thì sẽ mua bằng rất nhiều tiền” đã trở thành điều thường lệ và lẽ sống. Không có lẽ Báo Thanh tra online - Cơ quan của Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra lại không ở ngoài cái lệ thường đó? Dư luận đang chờ câu trả lời từ những người có trách nhiệm về vấn đề này
.

1 nhận xét:

Nặc danh nói...

GÍA CHÍNH THỨC PHÓNG VIÊN VIẾT BÀI BÊNH VỰC LÀ 25TRIỆU MỘT BÀI CÒN CĂNG HƠN CÓ THỂ TỚI 100 TRIỆU MỘT BÀI .DOANH NGHIỆP NÀY SỢ NGƯỜI TIÊU DÙNG BÁI BAI PHÁ SẢN NÊN THAY VÌ NHẸ NHÀNG TỪ TỐN VỚI Ô.MINH LẠI CHƠI GIỌNG DU ĐÃNG NÊN SỰ VIỆC ĐI QÚA XA PHẢI CHI BẠO HƠN TỪ ĐÓ LÒI RA CÁCH LÀM ĂN CẨU THẢ CỦA XÍ NGHIỆP VÀ MỌI NGƯỜI PHẢI HIỂU CON RUỒI LÀ CÓ THẬT KG PHẢI GỈA.PHẢI CHI BỘN TROG DỊP KHÁT TIỀN TIÊU TẾT NÀY CŨNG LÀ LỖI GIÁM ĐỐC MUỐN NỔ THAY PHÁO THÔI