Pages

Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2015

Thập Diện Mai Phục ' Tứ Bề Thọ Địch' Trên Bản Đồ Giải Phóng Quân Trung Quốc

Nguyên Trung Thuan lược dịch
Vậy là đã có thể giải mã được, vì sao Trung Quốc sống chết khống chế cho được Trường Sa !?
Việt Nam, từ lãnh đạo đến dân vẫn rất mơ hồ, không biết lý do vì sao TQ cho giàn khoan vào vùng biển của ta. Trong khi đó TQ đã có những chiến lược trên quy mô toàn cầu, và từ rất lâu rồi. Quả thực VN mình ngồi trong miệng cọp mà không hay biết gì. Không có chiến lược gì phòng xa, đó mới chính là điều đáng lo nhất.
Mới đây, trên mạng xuất hiện một phân cảnh “Loạt tin về Lớp nghiên cứu thảo luận Cán bộ cao cấp toàn quân” trên Đài truyền hình Trung ương, trên tường đằng sau mấy vị tướng có treo 2 tấm bản đồ. Bên trái là “Bản đồ thế giới”, bên phải là “Bản đồ hình thế quốc tế của Trung Quốc”, thực ra cũng là một tấm bản đồ thế giới, điều kì lạ nằm ở tấm bản đồ sau.

Mấy chữ “Bản đồ hình thế quốc tế của Trung Quốc” vừa không rõ lại chỉ là phần nhỏ ở phía dưới, sau khi phân tích có thể giải mã được. Trên bản đồ đầy những mũi tên, chữ chi chít tuy nhìn không rõ, nhưng các mũi tên hiển thị, Phương Tây đâu chỉ có bao vây Trung Quốc theo hình chữ C? Quả thực là Thập diện mai phục, vây chặn 8 mặt, đánh 6 mặt, “tứ bề thọ địch”.
Bốn mũi tên hướng về phía bắc Hoa Đông lớn nhất  
  
Hình thế tuy hiểm ác, nhưng theo những gì đã đánh dấu, cho thấy Giải phóng quân đã có sự chuẩn bị từ trước, cho đại binh tới sẽ chặn lại được thế này. 
Con đường thứ nhất (1) đến từ hướng đông bắc, các mũi tên ở con đường này đặc biệt lớn, cho thấy đây là chủ lực. Từ Mĩ, Canađa qua Bắc Thái Bình Dương đến Nhật Bản, Hàn Quốc có Hạm đội 7 đóng, trực chỉ Bắc Kinh khu vực trung tâm của Trung Quốc. Phạm vi đánh bao gồm các vùng Hoa Bắc, Đông Bắc.
Con đường thứ hai (2) xuất phát từ phía tây bắc Australia, trực chỉ lối vào phía đông eo biển Malacca, eo biển Sunda và eo biển Lombok trên biển Java của Indonesia, cùng quần đảo Trường Sa và Nam Việt Nam. Đánh vào đường biển Biển Đông, sẽ áp sát được vùng Hoa Nam.  
Con đường thứ ba (3) từ phía tây nam. Ở đây có Bộ tư lệnh Trung ương của Mĩ, các lực lượng trên biển xuất phát từ căn cứ quân sự Mĩ Diego Garcia trên quần đảo Chagos Ấn Độ Dương, phong tỏa lối vào phía tây eo biển Malacca, kiểm soát các nước Sri Lanka, Malaysia, Singapore…
Con đường thứ tư (4) qua Đại Tây Dương đến châu Âu, xuyên qua Thổ Nhĩ Kỳ, 5 nước Trung Á, ở trong lãnh thổ Kazakhstan là gõ thẳng vào cửa tây bắc Trung Quốc. Kiểm soát đường ống dẫn dầu và khí đốt Trung Á nối với Trung Quốc, cắt đứt nguồn cung cấp năng lượng của Trung Quốc. Giống như trong Chiến tranh Afghanistan, không quân Mĩ sẽ đóng quân trực tiếp tại các nước như Kyrgyzstan…, với bán kính đánh bao gồm toàn bộ khu vực phía tây của Trung Quốc, còn các căn cứ trung chuyển thông tin và hậu cần sẽ được đặt tại các nước NATO như Thổ Nhĩ Kỳ…  
Bốn con đường trên đều là những mũi tên màu xanh lớn.
Biển Philippine được khoanh tròn báo hiệu đại hải chiến  
Con đường thứ năm (5) lấy căn cứ quân sự của Mĩ ở Guam làm cốt lõi, hướng đánh là cả vùng kinh tế phát triển ven biển Hoa Đông và Hoa Nam. Trên bản đồ có một biểu đồ lấy biển Philippines làm tâm vòng tròn, sau đó mở rộng từng vòng từng vòng cho đến khi bao phủ toàn bộ Trung Quốc. Biển Philippines là khu vực Tây Thái Bình Dương theo cách nói của Trung Quốc, là khu vực diễn tập xa bờ chủ yếu của hải quân Trung Quốc. Theo đánh dấu cùng hình vẽ hàng không mẫu hạm… trên bản đồ, vùng biển này trong tương lai chắc hẳn sẽ nổ ra đại hải chiến. 
Ven biển Myanmar, có một mũi tên trực chỉ về phía tây nam Trung Quốc, đây là hướng của đường ống dẫn dầu và khí đốt Trung Quốc- Myanmar, hiển nhiên cũng là hướng của Con đường thứ sáu Mĩ tấn công Trung Quốc. Khi chiến tranh, Mĩ rất có thể sẽ bố trí tàu ngầm hạt nhân chiến lược tại vịnh Bengal, ở đây cách Bắc Kinh chỉ có hàng ngàn km, tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân sẽ bắn từ đây, Trung Quốc thậm chí còn không đủ thời gian để cảnh báo, chứ đừng nói gì đến đánh chặn.
Quân Mĩ có thể lấy đường Nam Việt Nam ngược lên phía bắc tấn công Hoa Nam 
  
Quân giải phóng có thừa kinh nghiệm phản bao vây, bao gồm “chặt đứt 1 ngón tay chứ không để cả 10 ngón bị thương”, “tấn công vào 1 điểm không bằng những phần còn lại”, “phân hóa tan rã, đánh kẻ cứng đầu”… Đại quân Sáu con đường của quân Mĩ dường như ở vào thế rất mạnh, song làm tan rã không hề khó, mà hiểm ác nhất lại chính là Việt Nam.
1)Giữa phần lồi ra của Nam Việt Nam với quần đảo Trường Sa, kẹp một con đường hải hải quốc tế nhộn nhịp nhất tương tự như eo biển Đài Loan, có thể bị phong tỏa bởi hỏa pháo tầm xa, hoặc dùng âm chiêu đánh úp bằng tàu ngầm dưới đáy biển;
2) Quân Mĩ có thể mượn đường Việt Nam để tấn công vùng Hoa Nam, tình hình cũng có đôi chút giống với trong Chiến tranh nha phiến, hạm đội Anh mượn từng trạm từng trạm bờ biển để ngược lên phía bắc tấn công Bắc Kinh.
Vì vậy, chế ngự Việt Nam, kiểm soát quần đảo Trường Sa là một mắt xích chiến lược quan trọng của Trung Quốc. Trung Quốc gần đây ứng phó cứng rắn với Việt Nam, xem ra không chỉ giản đơn là chuyện khai thác dầu khí.

Không có nhận xét nào: