Pages

Thứ Ba, 17 tháng 3, 2015

VNTB - Cam Ranh: Việt Nam đi ngược lại chính sách “ba không”?

Phương Thảo dịch (VNTB) - Yêu cầu của chính phủ Mỹ đến vào thời điểm khó xử cho Hà Nội khi Hà Nội đang chuẩn bị cho chuyến đi Mỹ đầu tiên của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng.
 
Cam Ranh: Việt Nam đi ngược lại chính sách “ba không”?
Ngày 11 tháng 3, cựu phóng viên Reuters David Brunnstrom đã cho đăng một bản tin rằng máy bay Nga Tu-95MS có gắn bom hạt nhân, đang thực hiện các cuộc tuần tiễu do thám gần các khu căn cứ quân sự gần Mỹ ở khu Guam và đã được máy báy Il-78 xuất phát từ cảng Cam Ranh đến tiếp nhiên liệu.

Các quan chức Mỹ nhận thấy rằng các chuyến bay của máy bay ném bom Nga đến gần khu vực Guam là một phần kế hoạch toàn cầu của tổng thống Nga Putin chống lại Mỹ và các đồng minh NATO nhằm đáp trả lại việc căng thẳng gia tăng về vấn đề Nga xâm chiếm Crimea, các hoạt động làm bất ổn định Ukraine và việc trừng phạt của phương Tây.

Bài viết cũng đề cập đến việc Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội đã bày bỏ quan ngại chính thức với bộ trưởng bộ ngoại giao Việt Nam. Một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết Mỹ đã đề nghị phía Việt Nam bảo đảm là Nga không được sử dụng căn cứ quân sự trong vịnh Cam Ranh để tiến hành các hoạt động có thể gây căng thẳng trong vùng.

Cùng lúc đó Bộ Ngoại giao Mỹ cũng lưu ý rằng Chính phủ Mỹ tôn trọng quyền của Việt Nam phải tôn trọng thỏa thuận với các quốc gia khác khi cho phép họ được sử dụng các căn cứ quân sự của Việt Nam. Bộ Ngoại giao Mỹ cũng tiết lộ rằng họ biết đến thỏa thuận Việt-Nga cho phép các máy bay tiếp nhiên liêu Il-79 cất cánh ở Cam Ranh.

Bộ Quốc phòng Nga xác nhận rằng máy bay tiếp liệu loại IL-78 đã sử dụng căn cứ Cam Ranh để tiếp dầu cho các máy bay ném bom chiến lược của Nga TU-95M lần đầu tiên hồi tháng 1 năm 2014. Việc này đã đặt Việt Nam vào một vị thế khó xử để làm sao có thể giữ hòa khí được với các cường quốc.

“Ba không”

Một mặt theo chính sách “ba không”, Việt Nam nhấn mạnh rằng " Việt Nam không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào cũng không cho phép các quốc gia khác được phép sử dụng các căn cứ quân sự hay lãnh thổ của Việt Nam để tiến hành các hoạt động quân sự nhằm chống lại các quốc gia khác."

Mặt khác, các quan chức quân sự cấp cao của Việt Nam đã bày tỏ sự ủng hộ sự hiện diện của quân đội Mỹ nhằm ổn định hòa bình trong khu vực. Phó bộ trưởng bộ quốc phòng, Tướng Nguyễn Chí Vịnh đã tuyên bố :"Việt Nam tôn trọng vị thế của Mỹ trong khu vực cũng như sự quan tâm của Mỹ đối với vùng Châu Á Thái Bình Dương và đặc biệt là khu vực Đông Nam Á."

Nhưng sự tôn trọng và chào đón ấy được dựa trên điều kiện sự hiện diện của Mỹ là duy trì hòa bình và ổn định cũng như là thúc đẩy sự bình đẳng trong các mối quan hệ quốc tế.
Việc các máy bay tiếp nhiên liệu của Nga cất cánh từ Cam Ranh có lẽ đã đi ngược lại điều thứ ba trong chính sách ba không, đó là sử dụng lãnh thổ Việt Nam để tiến hành các hoạt động quân sự nhằm chống lại các quốc gia khác.

Các hành động của Nga đã làm dậy lên câu hỏi liệu Việt Nam có áp dụng cùng một thái độ đối với Nga như là đối với Mỹ hay không. Rõ ràng máy bay ném bom của Nga là cho Mỹ quan ngại và nếu cứ tiếp tục như thế sẽ dẫn đến mối căng thẳng gia tăng ở vùng Đông Á.
Cho đến nay Việt Nam vẫn giữ im lặng về vấn đề này.

Chuyến đi Mỹ của Nguyễn Phú Trọng?

Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào Nga trên phương diện quân sự, nguồn cung cấp chính về quân trang và vũ khí cho Việt Nam, việc này đặt Hà Nội vào một tình trạng khó xử. Nga đã tạo sức ép để được quyền đặc biệt sử dụng càng Cam Ranh kể từ khi Nga giao các tàu ngầm Kilo cho Việt Nam.

Với việc giao các tàu ngầm vào tháng Giêng năm ngoái để đổi lấy việc các máy bay tiếp liệu được cất cánh ở Cam Ranh, Nga chắc chắn sẽ không hài lòng nếu Việt Nam vẫn giữ nguyên chính sách và điều kiện đã đặt ra hoặc từ chối không cho Nga sử dụng tiếp cảng Cam Ranh trong tương lai. Nga có thể sẽ phản ứng lại các nỗ lực của Việt Nam nhằm cắt giảm hoạt động tiếp nhiên liệu bằng việc giảm cường độ và phạm vi hợp tác quốc phòng với Việt Nam. Tuy nhiên ảnh hưởng của Nga cũng có phần nào bị giới hạn vì Nga không có được thỏa thuận hàng không như vậy với bất kỳ quốc gia Đông Nam Á nào khác.
Theo GS Carl Thayer, TBT Nguyễn Phú Trọng có thể sẽ không được phía Mỹ tiếp đón tại Phòng Bầu dục
Trung Quốc dường như vẫn lẳng lặng ủng hộ Nga vì hai quốc gia này cùng chia sẻ mục tiêu chính là thách thức vai trò cường quốc số một của Mỹ trên thế giới. Trung Quốc có thể thậm chí còn rất hài lòng khi thấy vấn đề về máy bay quân sự Nga sẽ làm gia tăng sự phức tạp trong mối quan hệ Việt Mỹ.

Yêu cầu của chính phủ Mỹ đến vào thời điểm khó xử cho Hà Nội khi Hà Nội đang chuẩn bị cho chuyến đi Mỹ đầu tiên của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng. Tình trạng hiện nay có thể sẽ làm cho chuyến đi của ông Trọng gặp nhiều bất lợi, như hoãn lại việc bán vũ khí sát thương, và làm chậm lại các hoạt động hợp tác quân sự.

Tình trạng cảng Cam Ranh hiện nay đã đẩy Nga và Trung Quốc về một phía và Mỹ về phía đối lập. Dù Hà Nội lúc nào cũng thận trọng trong mối quan hệ với các cường quốc trên thế giới, Việt Nam sẽ khó tìm được một giải pháp dễ dàng.

Nguồn: The Diplomat

Không có nhận xét nào: