Pages

Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2015

Cơ quan không gian Mỹ phá vỡ sự im lặng về mối đe dọa Trung Quốc

The Long March-2F rocket carrying China's manned Shenzhou-10 spacecraft blasts off from launch pad at Jiuquan Satellite Launch Center on June 11, 2013 in Jiuquan, Gansu Province of China.  (ChinaFotoPress/Getty Images)
Tên lửa Long March-2F mang theo tàu Thần Châu-10 có người lái của Trung Quốc rời khỏi bệ phóng tại Trung tâm Phóng Vệ tinh Tửu Tuyền ngày 11 tháng 6 năm 2013 tại Tửu Tuyền, tỉnh Cam Túc của Trung Quốc. (ChinaFotoPress / Getty Images)

Trung tâm chỉ huy không gian của Không quân Mỹ có nhiệm vụ theo dõi một trong những mối đe dọa nghiêm trọng nhất, nhưng lại hay bị phớt lờ nhất, đối với nước Mỹ. Bình thường, đây là một đơn vị riêng biệt khá kín tiếng của quân đội Mỹ, nhưng trung tâm chỉ huy này gần đây đã quyết định lên tiếng  trong một phân đoạn của chương trình “60 phút” trên CBS.

“Một người nào đó, ở một nơi nào đó, đã đưa ra một quyết định chính trị,” William Triplett, cựu cố vấn trưởng của Ủy ban Đối ngoại  Thượng viện Mỹ và là chuyên gia về an ninh quốc gia cho biết như vậy trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại.

Ông Triplett nói rằng mối đe dọa này cần phải do lãnh đạo cấp cao của Trung tâm chỉ huy không gian nói ra một cách công khai với báo chí. Điều này cũng trùng hợp khi các sĩ quan của Trung tâm có mặt tại chương trình “60 phút” đã từng cảnh báo mấy lần về quân đội Trung Quốc.

“Hãy thử nhớ xem liệu có ai đó  trong chính quyền gần đây nhất đã công khai tuyên bố Trung Quốc là một mối đe dọa quân sự”, ông Triplett nói thêm rằng từ khi làm việc trong lĩnh vực này, ông không nhớ đã có ai đó nói như vậy, ít nhất kể từ năm 1970.

Phân đoạn “Trận đánh phía trước” trong chương trình “60 phút” phát sóng ngày 26 tháng 4 đã cung cấp một số thông tin về hoạt động của Trung tâm chỉ huy không gian, cũng như về một trong những mối lo ngại chính của Trung tâm: đó là sự phát triển vũ khí chống vệ tinh của chính quyền Trung Quốc.

“[Cuộc chiến này] là một phần của một cuộc chiến phức tạp và rất bí mật để quân đội có một lợi thế vững chắc với vị thế tốt nhất”, phóng viên đài CBS David Martin nói.

Đảm bảo an toàn cho các vệ tinh là một trong những chủ đề ít được thảo luận nhất của quốc phòng hiện đại, nhưng nó lại là một trong những vấn đề quan trọng nhất, vì nó ảnh hưởng đến tất cả mọi thứ từ GPS đến thông tin quân sự. Trong khi đó, mối đe dọa của vũ khí chống vệ tinh thường chỉ được thảo luận trong những nhóm hạn chế về bảo vệ an ninh chung, gần đây chủ đề này đã bắt đầu nhận được sự chú ý ngày một nhiều.

Một sự kiện mà qua đó vấn đề vũ khí chống vệ tinh đã thu hút nhiều sự chú ý  là Hội nghị chuyên đề về không gian (Space Symposium), vừa kết thúc ngày 16 tháng 4 tại Colorado Springs, Mỹ.

Hội nghị này là một sự kiện toàn cầu, thu hút 11.000 người tham gia. Những cuộc thảo luận về an ninh mạng và vũ khí chống vệ tinh đã được mở chỉ dành cho những người được Bộ An ninh nội địa duyệt. Theo ông Triplett, vũ khí chống vệ tinh của Trung Quốc là một chủ đề chính.

Sự phát triển vũ khí chống vệ tinh của chính quyền Trung Quốc là một trong những chương trình bí mật nhất. Những vũ khí này là một phần của chương trình “Sát thủ giản” (quả chùy sát thủ) và “Át chủ bài”, nhằm giúp chính quyền Trung Quốc tiến hành một cuộc chiến tranh chống lại một đối thủ vượt trội về công nghệ.

150414-F-YZ649-006-480x337
Tướng John Hyten, tư lệnh của Trung tâm chỉ huy không gian, phát biểu tại Space Symposium ở Colorado Springs, ngày 14 tháng 4 năm 2015 (ảnh Air Force)

Vào tháng 1 năm 2007, chính quyền Trung Quốc đã thử nghiệm một loại vũ khí chống vệ tinh và đã phá hủy một trong những vệ tinh thời tiết của họ. Nhưng đây chỉ là bề mặt: trong phân đoạn của chương trình  “60 phút” đã khẳng định chính quyền Trung Quốc đã thử nghiệm “khoảng 6 vũ khí chống vệ tinh đặt trên mặt đất.”

Trong số những người xuất hiện trong chương trình “60 phút” có Tướng John Hyten (USAF), ông đã nói: “Tôi nghĩ rằng họ [nhà nước Trung Quốc] sẽ có khả năng đe dọa bất kỳ hệ thống quỹ đạo nào mà chúng ta đang hoạt động. Bây giờ chúng ta cần phải tìm ra cách để bảo vệ những vệ tinh này, và chúng tôi sẽ làm”.

Hơn nữa, ông nói rằng chính quyền Trung Quốc sẽ “tiếp tục thực hiện thử nghiệm” vũ khí chống vệ tinh, và thêm rằng “những thử nghiệm mà Trung Quốc tiến hành nhằm đảm bảo trong trường hợp xung đột với chúng ta hoặc với bất kỳ quốc gia nào khác hoạt động trong không gian, họ sẽ có khả năng phá hủy các vệ tinh. Và điều này là tai hại đối với Mỹ, và cũng là một điều tai hại đối với toàn thế giới.”

Joshua Philipp, Epoch Times

(Đại Kỷ Nguyên)

Không có nhận xét nào: