Pages

Thứ Ba, 5 tháng 5, 2015

Jonathan London - Diễn văn của Đảng ta

Tuần trước tôi có dịp sang Việt Nam vài ngày. Sang để dự một hội thảo về 40 năm thống nhất đất nước và vì đã muốn có mặt nhân dịp lễ kỉ niệm lịch sử này. Chuyến đi của tôi quả là thú vị. Thú vị không chỉ vì tôi đã ôm một cái cây rất to giữa thủ đô Hà Nội hay có cơ hội tranh luận bằng tiếng Việt với một GS người Nga. Thú vị vì tôi đã có điều kiện quan sát người Việt Nam chào đón những ngày lễ đầy ý nghĩa này như thế nào. Đối với một nhà xã hội học chính trị, đó là một cơ hội hiếm có.
Ông Nguyễn Tấn Dũng đọc diễn văn ở lễ diễu binh 30/4
Tôi sẽ không nói về những gì tôi đã thấy. Viết một bài như thế phải có nhiều thời gian. Việc tôi muốn đề cập là bài diễn văn do Ủy Viên Bộ Chính Trị và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đọc ngoài Dinh Độc Lập.

Như chúng ta đều biết, ngay sau khi Ngài Nguyễn Tấn Dũng đã đọc bài diễn văn, một số người cả trong lẫn ngoài Việt Nam đã bày sự mất hài lòng đối với một câu. Đó chính là tuyên bố nói rằng Mỹ: “đã gây ra biết bao tội ác dã man, biết bao đau thương, mất mát đối với đồng bào ta, đất nước ta.”
Xin nói ngay, về nội dung tôi thấy tuyên bố này gây nhiều tranh cãi. Chúng ta có thể tranh luận “nên hay không nên dùng những từ cụ thể nào đó vào thời điểm này,” khi quan hệ Mỹ-Việt đang hứa hẹn nhiều tiềm năng như hiện nay. Mặt khác, chiến tranh “chống Mỹ có yếu tố nội chiến” thực sự đã “gây ra biết bao tội ác dã man, biết bao đau thương, mất mát đối với đồng bào ta, đất nước ta” .
Cái làm cho tôi thấy hơi lạ là mục đích không rõ của bài. Xin hỏi, khán, tính giả của nó là ai? Đọc lại, tôi thấy bài đã được Ông Nguyễn Tấn Dũng đọc với tư cách thứ nhất là Ủy Viện Bộ Chính Trị, và thứ hai là Thủ tướng Chính Phủ. Có phải là khán, tính giả của bài chủ yếu là “đảng ta” ?
Nếu được xem là một diễn văn của một tổ chức chính trị, tức là Đảng Cộng Sản Việt Nam, thì bài này có thể được đánh giá cao: Bài đã nêu rõ những thành tích của Đảng cũng như những quan điểm của đảng. Đó chính là mục đích của một diễn văn viết do và vì một đảng, Song, nếu bài được viết cho “toàn dân” hoặc cho khán, thính giả quốc tế thì chưa chắc bài đã thành công.
Nếu muốn xem ngày 30 tháng 4 năm 1975 là ‘thắng lợi vĩ đại’ của Đảng thì rất dễ hiểu tại sao trong toàn văn riêng từ ‘Đảng’ đã xuất hiện tổng cộng 41 lần trong khi đó từ Việt Nam chỉ xuất hiện 28 lần. Song, nếu muốn xem ngày 30 tháng 4 là một ngày để nhớ đến những hy sinh của người dân từ tất cả các phía và hướng tới một nước Việt Nam dân chủ, bao trùm, văn minh, hòa giải v.v. thì cách viết như thế chưa chắc đã thích hợp.
Tất nhiên chỉ người Việt Nam mới có quyền quyết định cách chào đón ngày lễ quan trọng như Ngày 30 tháng 4. Tôi chỉ lo vì trong thời điểm khi mà tất cả các chính khách chủ chốt trong đảng đang nói đến một nước “dân chủ, công bằng, văn minh” việc bắt toàn dân đứng dưới ngọc cờ của Lênin có khả năng giảm nghiêm trọng tính “đại đoàn kết” của bài. Tôi đang quá hoài nghi?
Chia sẻ những ý tưởng lại có thể gây tranh cãi một chút nhưng tôi chỉ có những ý định xây dựng mà thôi. Cụ thể, muốn gửi một thông điệp đầy hy vọng, đầy tình đoàn kết và đồng thời nâng cao thanh thế của Việt Nam trên trường quốc tế, đề nghị các Ông Bà trong Bộ Chính Trị và những người viết bài cho họ tham khảo những diễn văn của những người vĩ đại như Lincoln, Gandhi, King, Mandela,Kim Dae-jung, Obama, Aung San Suu Kyi.. v.v. Tất nhiên, họ không nên chỉ viết và nói mà làm những gì cần làm để ưu tiên “đại doàn kết.” Hy vọng toàn dân Việt Nam sẽ không cần chờ muôn năm để nghe một bài như thế và thấy những gì đó được làm.
Phải xin lỗi những người còn hâm mộ V.I. Lenin, vì tôi thấy trước năm 2017 là vừa.
JL
Lưu ý: trong bài Giải Phòng (bài ngày trước bài này) tôi có viết “xã hội dân chủ” nhưng lại có ý viết “dân chủ xã hội” tức Social Democracy. Toàn ý là: Dân chủ xã hội là một con đường hứa hẹn nhất cho Việt nam và tiệm cận nhất với nguyện vọng và ý chí của nhân dân Việt Nam.

Không có nhận xét nào: