Pages

Thứ Tư, 20 tháng 5, 2015

Việt Nam ‘không đẩy ngư dân vào tình thế nguy hiểm’

Thuyền đánh cá neo đậu gần đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam.
                         Thuyền đánh cá neo đậu gần đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam.

Cơ quan bảo vệ quyền lợi của ngư dân của Việt Nam cho biết họ không đẩy các ngư phủ vào chỗ nguy hiểm khi tiếp tục kêu gọi ngư dân ra khơi, bám biển Đông, dù Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trong ba tháng tới.

Ông Nguyễn Ngọc Đức, Chánh văn phòng Hội nghề cá Việt Nam, bảo vệ hành động của Hội này với tuyên bố rằng “biển của Việt Nam thì ngư dân Việt Nam có quyền đánh bắt”. Ông nói thêm:

“Hội nghề cá cũng đã thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn cho ngư dân Việt Nam rằng đi đánh bắt phải hợp pháp, đúng với chủ quyền của Việt Nam, và khi đi thì mang đầy đủ trang thiết bị thông tin liên lạc, đánh bắt theo tổ đội để đoàn kết hỗ trợ nhau trong việc đánh bắt trên biển. Chúng tôi cũng kiến nghị lực lượng cảnh sát biển Việt Nam rồi lực lượng kiểm ngư Việt Nam thường xuyên hiện diện trên các vùng biển mà thuộc chủ quyền của Việt Nam để hỗ trợ cho ngư dân kịp thời. Biển của Việt Nam thì đương nhiên chúng tôi phải tiếp tục đánh bắt, không thể gọi là đẩy ngư dân Việt Nam vào chỗ nguy hiểm được.”

Chúng tôi kiến nghị lực lượng cảnh sát biển Việt Nam rồi lực lượng kiểm ngư Việt Nam thường xuyên hiện diện trên các vùng biển mà thuộc chủ quyền của Việt Nam để hỗ trợ cho ngư dân kịp thời. Biển của Việt Nam thì đương nhiên chúng tôi phải tiếp tục đánh bắt, không thể gọi là đẩy ngư dân Việt Nam vào chỗ nguy hiểm được.”.”
Chánh văn phòng Hội Nghề cá Việt Nam Nguyễn Ngọc Đức.

Thành phố Hải Khẩu thuộc tỉnh Hải Nam mới thông báo cấm toàn bộ các hoạt động đánh bắt cá trên biển từ 12 giờ ngày 16/5 đến 12 giờ ngày 1/8 trong vùng biển bao gồm cả vịnh Bắc Bộ.

Đây không phải là lần đầu tiên Bắc Kinh đơn phương ban hành lệnh cấm, và những năm trước, Việt Nam cũng đã lên tiếng phản đối.

Ông Đức thừa nhận rằng, trong những năm trước, đã xảy ra một số vụ việc. Ông nói:

“Trung Quốc có thể là xua đuổi tàu cá của Việt Nam một cách trái phép. Hiện tượng này cũng đã diễn ra và năm ngoái cũng có một số trường hợp, và chính phủ Việt Nam cũng đã kịp thời can thiệp cũng như đàm phán với phía Trung Quốc để không được bắt giữ ngư dân trái phép. Nếu bắt giữ thì phải thả vô điều kiện tàu cá và ngư dân Việt Nam về nước. Tuy nhiên, một số trường hợp bất lợi cũng đã xảy ra như bắt giữ tàu thuyền và đánh đập ngư dân thì Việt Nam cũng đã kịch liệt phản đối và can thiệp kịp thời thông qua con đường ngoại giao.”

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 16/5 vừa qua đã phản đối lệnh cấm đánh bắt này, coi đó là hành động “vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa”.

Đáp lại, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng bác bỏ sự chống đối của Hà Nội.

Ông Hồng Lỗi nói rằng việc cấm đánh bắt cá “ không những là biện pháp quản lý hành chính chính đáng nhằm bảo vệ tài nguyên biển, đồng thời cũng là biện pháp nhằm làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ quốc tế của Trung Quốc”.

(VOA)

Không có nhận xét nào: