Ngày 20 tháng 8, mạng Weibo của Trung Quốc đã gỡ bỏ kiểm duyệt đối với những tin tức về làn sóng tố cáo Giang Trạch Dân và nhiều hình ảnh gây chấn động khác, có cư dân mạng còn viết status: “làn sóng kiện Giang, dân ý không thể trái”, “biến đổi lớn về cục diện, Trung Quốc đang xuất hiện làn sóng kiện Giang”. (Ảnh mạng).
Vào cuối tháng 5 năm nay, các học viên Pháp Luân Công đã phát khởi lên một làn sóng tố cáo Giang Trạch Dân, làn sóng này kết thúc vào ngày 20 tháng 8. Hơn 157.000 người đã đưa đơn kiện cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Giang Trạch Dân, cuộc vận động nhận được sự hưởng ứng của dân chúng và các thành phần chính phủ khắp nơi trên thế giới. Từ cuối tháng 7 đến nay, trong vòng chưa đầy 1 tháng, những cơ quan dưới quyền ông Tập Cận Bình đã không ngớt có những hành động nhắm vào Thượng Hải – sào huyệt cũ của ông Giang và gia tộc của ông ta, các kênh truyền thông chính phủ và dư luận bên ngoài liên tục phát đi những tin tức ám chỉ cái tên Giang Trạch Dân. Điểm lại những sự kiện, có ít nhất 18 loại dấu hiệu cho thấy tình cảnh hiện tại của Giang Trạch Dân là khá ảm đạm, bất cứ lúc nào cũng có thể bị các cơ quan của ông Tập lôi ra.

  1. “Học tập tiểu tổ” đăng hình trắng đen của Giang Trạch Dân

Ngày 21 tháng 8, một nickname trên mạng Weixin mang tên “học tập tiểu tổ” đã có bài viết điểm qua tình hình tổ chức duyệt binh của các lãnh đạo ĐCSTQ. Bài viết đã đăng lại những bức ảnh cũ của Nhân dân Nhật báo chụp những lãnh đạo ĐCSTQ đời trước như Giang Trạch Dân cho đến Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình… những bức ảnh màu đã được đổi thành ảnh trắng đen, bài viết này không nhắc tới buổi duyệt binh quy mô lần thứ 14 do ông Hồ Cẩm Đào tổ chức vào dịp kỷ niệm 60 năm thành lập đảng, bài viết hầu như không nói gì đến ông Hồ Cẩm Đào.
Giới bình luận thời sự phân tích, “học tập tiểu tổ” lúc điểm qua những cuộc duyệt binh lớn đều không nói đến ông Hồ Cẩm Đào, còn đổi tất cả các ảnh chụp thành trắng đen, là cố ý quy Giang Trạch Dân cùng loại với những người đã chết như Đặng Tiểu Bình, Mao Trạch Đông, ám thị tình cảnh của Giang hiện giờ không khác gì “người chết”; những gì mà “học tập tiểu tổ” truyền đi chính là ý chí của ông Tập Cận Bình.
Đằng sau “học tập tiểu tổ” là trận doanh của ông Tập Cận Bình, nơi phát đi những giải thích về lời nói của ông Tập Cận Bình và có nhiệm vụ thu hút sự quan tâm của ngoại giới. Nickname “học tập tiểu tổ” này còn để ảnh của ông Tập ở góc dưới, lại thêm một hàng chữ: “những năm này, đã tiến bộ cùng với Tập Cận Bình, cùng nhau đảm đương!”
  1. Tảng đá lưu niệm do Giang Trạch Dân đề từ ở cổng phía nam trường Đảng Trung ương đã bị dỡ bỏ

Ngày 21 tháng 8, trên mạng lại rộ lên bức ảnh táng đá lưu niệm đặt ở cổng phía nam trường Đảng Trung ương Bắc Kinh đã bị cuốc bỏ nguyên khối.
Ngày 22 tháng 8, mạng Tân Lãng còn cho đăng một bảng tin hiếm thấy. Bản tin này đã đăng tấm ảnh tảng đá đề tên được đặt ở cổng phía Nam trường Đảng Trung ương đã bị dỡ bỏ, lại còn nói: “ngày 21 tháng 8, trường Đảng Trung ương tại số 100 Đại Hữu Trang, khu Hải Điến, Bắc Kinh. Tảng đá đề tên “Trung Cộng Trung ương Đảng hiệu” đặt trước cổng vào đã được dời đi, những phương tiện cơ giới đang tiến hành thi công, một vài công nhân đang xử lý mặt đất trống trải”. Bản tin đã chứng thực lời đồn  được phát đi trên mạng một ngày trước.
Ngày 21 tháng 8, có người phát hiện tảng đá lưu niệm của Giang Trạch Dân đặt tại cổng phía nam trường Đảng Trung ương Bắc Kinh đã bị cuốc bỏ (Ảnh mạng)
Ngày 13 tháng 8, mạng Weixin lại nườm nượp truyền nhau tấm ảnh được chụp vào tháng 8 năm 2014 “chữ đề từ của Giang tại trường Chính trị Không quân Ngũ Giác Trường đã bị gỡ xuống” thu hút sự chú ý của dư luận.
Nhà quan sát chính trị Bắc Kinh, ông Hoa Pha bày tỏ, đây chính là những bước đi nhằm “khử Giang hóa”, trong tương lai những sự việc như thế này sẽ xuất hiện càng lúc càng nhiều.
  1. Xôn xao bức ảnh “Giang Trạch Dân bị khống chế”

Cũng trong thời gian tảng đá kỷ niệm của Giang Trạch Dân được đặt tại trường Đảng Trung ương bị dời đi, cư dân mạng tại Trung Quốc lại tiếp truyền nhau tấm ảnh “Giang Trạch Dân bị khống chế”.
Tấm ảnh này không nhất định thể hiện hoàn cảnh bị khống chế của Giang Trạch Dân một cách thật sự, lần theo tình hình hiện diện của Giang Trạch Dân kể từ sau kỳ đại hội thứ 18 trở về sau, thì bộ quần áo ông ta mặc trông rất giống với lần đi tảo mộ ở Dương Châu và năm 2014.
Ngày 22 tháng 8, cư dân mạng Trung Quốc truyền nhau tấm ảnh “Giang Trạch Dân bị khống chế”. Mặc dù tấm ảnh không có tính xác thực, nhưng dân chúng Trung Quốc vẫn không bận tâm đến điều đó, rất nhiều người biểu lộ sự vui mừng. (Ảnh mạng)
Nhưng qua những lời bình luận của cư dân mạng, chúng ta có thể thấy rằng, dân chúng không để ý lắm đến vấn đề thật giả của bức ảnh. Họ chỉ quan tâm tại sao trong thời khắc nhạy cảm thế này lại có một bức ảnh “Giang Trạch Dân bị cưỡng chế” xuất hiện và được truyền đi như thế. Rất nhiều người biểu thị sự hứng khởi, và họ đang đợi ngày ấy đến.
Các phân tích cho rằng, đây chính là điều mà lòng dân luôn hướng tới, dân chúng Trung Quốc luôn chờ đợi ngày phán xét Giang Trạch Dân
  1. Nguyên Bí thư Khu ủy khu Bảo Sơn, thành phố Thượng Hải bị khởi tố

Ngày 21 tháng 8, phân viện 2 Viện Kiểm sát Thượng Hải đã tiến hành khởi tố với nguyên Bí thư Khu ủy khu Bảo Sơn Khương Tiếp Phú về tội nhận hối lộ.
Ngày 19 tháng 12 năm 2014, ông Khương Tiếp Phú đã ngã ngựa. Ngày 28 tháng 4 năm nay, ông Khương Tiếp Phú đã bị cơ quan Kiểm sát lập án điều tra vì tình nghi hối lộ, vào ngày 12 tháng 8 thì bị bắt.
Ông Khương Tiếp Phú trong một thời gian dài từng giữ chức Bí thư đảng ủy Cục Tài nguyên Đất đai thành phố Thượng Hải, Phó chủ nhiệm Ủy ban Xây dựng và Bảo vệ môi trường, thường ủy Hội đồng Nhân dân thành phố Thượng Hải, chủ tịch không thường trực tập đoạn Thượng Trí, tất cả đều có liên quan đến lĩnh vực xây dựng, đất đai ở Thượng Hải.
Trước đó, những ẩn khuất trong việc người con thứ của Giang Trạch Dân là Giang Miên Khang nắm giữ lĩnh vực xây dựng ở Thượng Hải đã bị bại lộ. Ông Khương Tiếp Phú vốn có quan hệ mật thiết với Giang Miên Khang.
  1. Weibo gỡ bỏ kiểm duyệt với từ khóa “kiện Giang”

Ngày 20 tháng 8, ở Trung Quốc khi người ta nhập từ khóa “kiện Giang” vào ô tìm kiếm của mạng Weibo, thì kết quả sẽ cho ra rất nhiều những hình ảnh đáng kinh ngạc về những tấm poster, khẩu hiệu mang nội dung liên quan đến việc khởi tố Giang Trạch Dân như: “toàn thế giới phán xét Giang Trạch Dân”, “khởi kiện Giang Trạch Dân”, “chấm dứt bức hại Pháp Luân Công” cho đến hình ảnh những cuộc diễu hành lớn của các học viên Pháp Luân Công tại hải ngoại.
Ngày 20 tháng 8, mạng xã hội Weibo của Trung Quốc đã gỡ khóa với các thông tin về làn sóng khởi kiện Giang Trạch Dân cùng nhiều tin tức chấn động khác về Pháp Luân Công. (Ảnh mạng)
Có cư dân mạng bình luận, “Làn sóng kiện Giang, dân ý không thể trái”, “hình thế biến đổi lớn, Trung Quốc xuất hiện làn sóng tố cáo Giang”.
Trước đó vào ngày 7 tháng 7, khi nhập từ khóa “hồng truyền thế giới” trên trang tìm kiếm của mạng Baidu và Haosou 360, kết quả sẽ cho ra rất nhiều hình ảnh gây chấn động của Pháp Luân Công trên khắp thế giới.
Ngày 14 tháng 7, khi nhập từ khóa “làn sóng kiện Giang”, hàng đầu tiên của kết quả tìm kiếm sẽ cho ra “trước ngày 20 tháng 7, các học viên Pháp Luân Công tại Thái Lan lên tiếng ủng hộ làn sóng khởi kiện Giang”.
Ngày 12 tháng 7, tại Trung Quốc khi nhập cụm từ “làn sóng kiện Giang” vào thành tìm kiếm của mạng Haosou 360 hàng đầu tiên của kết quả hiển thị sẽ là “làn sóng tố cáo Giang trên toàn cầu”.  Khi click vào dòng kết quả này, chúng ta sẽ được dẫn đến bài viết “Một lượng lớn các chứng cứ của các cuộc điều tra quốc tế đã chứng minh: Tập đoàn Giang Trạch Dân phạm tội mổ cướp nội tạng sống các học viên Pháp Luân Công, đây là một hành vi tàn sát mang tính diệt chủng trên toàn quốc, số nạn nhận ước tính vượt qua 2 triệu người”.
Ngày 12 tháng 7, nếu nhập vào thanh tìm kiến của Baidu cụm từ khóa “lão hổ tiếp theo là Giang Trạch Dân”, dòng kết quả đầu tiên sẽ hiển thị một bản tin của một đài truyền hình Đài Loan mang tên “Tập Cận Bình đánh tham nhũng, lão hổ tiếp theo là Giang Trạch Dân?”, lại có cả bản tin của đài truyền hình Hoa ngữ tại hải ngoại Tân Đường Nhân: “’Tin cấm’ : dần dần bị dồn ép, Giang Trạch Dân hò hét muốn ra mặt”.
Trước đó, canh bạc giữa trận doanh của ông Tập Cận Bình, Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân đã bước vào thời khắc then chốt, những tin tức về âm mưu đảo chính của tập đoàn Giang Trạch Dân và tội ác mổ cướp nội tạng sống của các học viên Pháp Luân Công lần lượt được mạng Baidu gỡ bỏ kiểm duyệt.
  1. Hai Phó Bí thư một người bị mất chức, một người sa lưới

Ngày 19 tháng 8, các kênh truyền thông tại Trung Quốc nườm nượp chuyển đăng các mẩu tin từ trang web của chính quyền địa phương thành phố Thượng Hải, Phó Bí thư thành ủy Thượng Hải Trần Diễn đã bị cách chức. Ông Trần Diễn vào tháng 12 năm 2014 là Bí thư Khu ủy Dương Phố thuộc thành phố Thượng Hải, sau đó được thuyên chuyển sang làm Bí thư Đảng bộ Ủy ban Quản lý khu Tự do thương mại thành phố Thượng Hải kiêm phó Chủ nhiệm thường trực. Vào tháng 4 năm nay, ông ta đã bị cách chức Phó chủ nhiệm.
Trong ngày hôm đó, Viện Kiểm sát thành phố Thượng Hải cũng công bố, Phó Bí thư thành ủy Thượng Hải Đới Hải Ba cũng bị điều tra vì tình nghi nhận hối lộ.
Ông Đới Hải Ba, năm nay 63 tuổi, từng nhậm chức Bí thư Khu ủy khu Nam Hối, Phó trưởng khu Thường vụ khu Phố Đông Tân, Phó Bí thư thành ủy Thượng Hải. Tháng 9 năm 2013, ông ta nhậm chức phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Quản lý khu thương mại tự do thành phố Thượng Hải.
Thượng Hải là sào huyệt cũ của Giang Trạch Dân. Truyền thông Hồng Kông từng phân tích, ông Đới Hải Ba có quan hệ vô cùng mật thiết với hai người con của Giang Trạch Dân là Giang Miên Hằng và Giang Miên Khang. Đới Hải Ba bị điều tra là tin tức vô cùng chấn động trong giới quan trường ở Thượng Hải, có khả năng sẽ có “lão hổ lớn hơn” bị bắt.
  1. Các CEO của mạng lưới di động Trung Quốc lần lượt sa lưới

Ngày 19 tháng 8, mạng Tài Tân đưa tin, tập đoàn di động Trung Quốc vào ngày 19 đã triệu tập hội nghi nội bộ và thông qua quyết định cách chức đối với Bí thư chi bộ đảng của công ty Di động Quảng Đông, kiêm chủ tịch, tổng giám đốc Chung Thiên Hoa vì lý do qua tuần tra phát hiện thấy dấu hiệu sai phạm; Chủ tịch công ty di động Trùng Khánh, kiêm tổng giám đốc Tần Đại Bân cũng bị cách chứng vì tình nghi tham nhũng; một lô các nhân viên cấp cao cũng bị cảnh cáo, ghi lỗi, giáng chức và xử lý nội bộ. Trước đó các tổ tuần tra trong lúc thị sát đã phát hiện ra năm nhân viên có dính dáng đến các bản án lớn, bao gồm nguyên tổng giám đốc công ty di động Sơn Tây Miêu Kiệm Trung, nguyên Bí thư chi bộ đảng Công ty Hồ Nam Vương Kiến Căn, nguyên phó Tổng giám đốc công ty Phúc Kiến Lâm Bá Giang, nguyên phó tổng giám đốc công ty Quảng Đông Ôn Nãi Niêm cho đến nguyên phó tổng giám đốc công ty Bắc Kinh Lý Đại Xuyên, tất cả đều bị đưa đến cơ quan tư pháp.
Ngày 12 tháng 8, mạng Tài Tân đưa tin, Viện trưởng Viện nghiên cứu Thông tin Di động Hoàng Hiểu Khánh vào tháng 3 đã rời khỏi vị trí làm việc sau 8 năm. Chủ tịch Công ty Hồng Kông Lâm Chính Huy cũng từ chức cùng một thời gian với ông Hoàng Hiểu Khánh. Sau đó, Tổng giám đốc Hà Ninh của Công ty Chung Thụy, Phó tổng giám đốc Bộ phận Quản lý thị trường Từ Cang đến vô vàn các quản lý cấp cao tại các công ty con ở tỉnh thành đều đưa đơn từ chức, rời khỏi tập đoàn di động Trung Quốc.
Ông Giang Miên Hằng, con trai của ông Giang Trạch Dân được gọi là “Điện tín Đại vương” tại Trung Quốc, “Điện tín Đại vương” này nắm trong tay toàn bộ mạng lưới thông tin di động và thông tin mạng. Ông ta cũng được mệnh danh là “Trung Quốc đệ nhất tham”.
Bình luận viên thời sự Phương Lâm Đạt nói, mạng Tài Tân luôn phát ngôn thay cho trận doanh của ông Tập Cận Bình trong những thời khắc then chốt, đây chính là nơi khởi được tác dụng phong vũ biểu cho thời cục. Lần này, mạng Tài Tân đưa tin về làn sóng từ chức hàng loạt của các cấp quản lý trong Tập đoàn di động Trung Quốc đã cho thấy: Giang Miên Hằng bị các cơ quan của ông Tập Cận Bình khóa chặt.
  1. Cơ quan truyền thông của chính phủ phê phán tình trạng “cả nhà tham ô” của Chu, Bạc, Từ, Lệnh

Ngày 18 tháng 8, tờ Nhân dân Nhật báo – cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ – đã đăng bài viết, sau khi ông Tập Cận Bình nắm giữ vai trò lãnh đạo Trung Quốc, người mẹ của ông Tập đã lập tức triệu tập một cuộc họp gia đình, yêu cầu những người con khác trong nhà không được hoạt động kinh doanh ở những lĩnh vực mà ông Tập đã làm việc.
Bài viết còn nói, những người đã ngã ngựa như Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai, Từ Tài Hậu, Lệnh Kế Hoạch, Tô Vinh… đều có tình trạng “cả nhà tham ô” thậm chí  có đặc trưng tham ô mang tính chất gia tộc.
Ngày 18 tháng 2, cũng chính là đêm giao thừa 30, truyền thông Trung Quốc đã đưa tin về cuộc cải cách sắp tới trong mạng lưới thông tin cho đến việc thị sát tập đoàn di động Trung Quốc. Cả mạng lưới viễn thông lẫn di động đều là một bộ phận  của “Điện tín vương quốc” trong tay Giang Miên Hằng.
Cùng ngày, trong buổi họp mặt năm mới, ông Tập Cận Bình đã có một lời phát biểu chưa từng có trước đây: “tình thế trước mắt vẫn vô cùng trắc trở, phức tạp”, đồng thời ông Tập còn nhắc đến vấn đề “gia giáo trong gia đình”.
Lúc đó, các giới có phân tích nhận xét rằng, điều này có liên hệ đến mục tiêu cuối cùng của cuộc đả hổ là Giang Trạch Dân. Con trai Giang là “Điện tín đại vương” Giang Miên Hằng đã lũng đoạn toàn bộ thị trường thông tin liên lạc trên toàn quốc, là một đại diện tiêu biểu cho vấn đề tham nhũng gia tộc
  1. Giang Trạch Dân vắng mặt trong tang lễ Úy Kiến Hành

Ngày 16 tháng 8, bảy thường ủy của ông Tập Cận Bình sau nhiều ngày ẩn thân đã lộ diện cùng với ông Hồ Cẩm Đào trong tang lễ ông Úy Kiến Hành, cựu Thường ủy, cựu Bí thư Ủy ban Kiểm tra và Kỷ luật Trung ương ĐSCTQ.
Trước đó, vào ngày 19 tháng 6, là lễ hỏa táng di thể ông Kiều Thạch, một trong những tiền nhân của ĐCSTQ. Vào ngày 22 tháng 7, trong lễ hỏa táng Cựu ủy viên Hội đồng Nhân dân Vạn Lý, ông Tập Cận Bình, Hồ Cẩm Đào cùng với các thường ủy đương nhiệm đều tham gia tang lễ, nhưng “hạt nhân lãnh đạo đời thứ 3” Giang Trạch Dân lại không hề lộ diện.
Sau khi những người như Kiều Thạch, Vạn Lý, Úy Kiến Hành qua đời, cơ quan truyền thông chỉ đưa tin “Giang Trạch Dân ở bên ngoài gửi vòng hoa viếng”. Dư luận nghi vấn, có thể Giang Trạch Dân đã bị các cơ quan dưới quyền ông Tập Cận Bình hạn chế hoạt động, không cho tiến kinh.
  1. Sau vụ nổ Thiên Tân, cha con Giang Trạch Dân bị hạn chế hoạt động

Trong thời gian diễn ra hội nghị Bắc Đới Hà, đêm ngày 12 tháng 8, thành phố Thiên Tân đã phát sinh một vụ nổ thảm khốc, gây thương vong vô cùng nghiêm trọng. Trên mạng không ngớt truyền tai nhau, vụ nổ lần này là hoạt động phá đám của Giang Trạch Dân  nhắm thẳng vào Tập Cận Bình. Có người biết rõ tình hình ở Trung Nam Hải nói rằng, sau vụ nổ Thiên Tân, ông Tập Cận Bình đã mất ngủ hai đêm. Đến ngày 15 tháng 8, các cơ quan của ông Tập đã có hành động đối với cha con nhà Giang Trạch Dân, tạm thời hạn chế tự do của họ, Tăng Khánh Hồng cũng bị khống chế tại nhà. Vốn dĩ, ông Tập cũng không muốn xử lý cha con họ Giang nhanh đến vậy, nhưng vụ nổ Thiên Tân đã mở ra một bước ngoặc mới, sự kiện này đã công khai mâu thuẫn giữa hai thế lực Giang  – Tập, hai bên ở trong tình trạng một mất một còn.
Người này còn cho biết thêm, điều mà ông Tập lo lắng là: nếu không làm như thế thì nửa cuối năm nay không biết sẽ xảy ra sự kiện khủng bố nào nữa.
  1. Các quản lý xí nghiệp quốc doanh tại Thượng Hải lần lượt bị xử lý

Ngày 12 tháng 8, truyền thông của chính phủ đưa tin,  đã kết thúc điều tra đối với Nguyên phó Chủ tịch Công ty Hoa Nghị (thuộc tập đoàn Hoa Nghị) tại Thượng Hải Lý Quân, Nguyên tổng giám đốc  công ty trách nhiệm hữu hạn cổ phần hóa chất Chlor-Alkali Hà Cang, đồng thời quyết định khởi tố lên cơ quan Kiểm sát thành phố Thượng Hải. Trước đó, vào ngày 10 tháng 4 và ngày 17, hai người này đã lần lượt bị điều tra.
Ngày 11 tháng 8, Tổng giám đốc công ty (thuộc tập đoàn) Hữu Nghị Thượng Hải, chủ tịch công ty cổ phần TNHH Siêu thị Liên Hoa Vương Tông Nam bị kết án 18 năm tù. Ông Vương Tông Nam được xem là thân tín tâm phúc của cha con nhà Giang Trạch Dân.
Ngày 13 tháng 8, tờ Pháp Quảng dẫn lời bình luận nói rằng, Thượng Hải vốn được mệnh danh là “đại bản doanh” của cha con nhà Giang Trạch Dân. Sau khi ông Tập Cận Bình nhậm chức Chủ tịch nước, những tâm phúc thân cận của ông Giang như Cựu phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng, cho đến Cựu chủ tịch Tập đoàn Thực phẩm Quang Minh Thượng Hải Vương Tông Nam, và cả Chu Vĩnh Khang đã nườm nượp ngã ngựa.
  1. Truyền thông chính phủ ám chỉ việc Giang Trạch Dân can thiệp chính trị

Trong thời gian hội nghị Bắc Đới Hà diễn ra, vào ngày 10 tháng 8, tờ Nhân dân Nhật Báo đã có đăng bài phát biểu mang tiêu đề “Nhìn nhận một cách biện chứng về ‘sự lạnh nhạt’”. Bài viết đã ám chỉ việc cựu lãnh đạo ĐCSTQ  Giang Trạch Dân sau khi về hưu vẫn tiếp tục cài cắm “thân tín”, phát huy “dư quyền”, khiến cho người lãnh đạo mới “tứ bề nan giải”, vân vân.
Trong tối hôm đó, một nickname mạng Weixin trên tờ Tân Kinh Báo mang tên “Chính sự” đã có một bài phát biểu “chải chuốt” cho những cao quan đã “về” mà không “hưu”, lại còn dài tay can chính. Bài viết cao giọng bình luận về những lãnh đạo ĐCSTQ tiền nhiệm đã không “dài tay can chính” như Đặng Tiểu Bình, Vạn Lý, Điền Kỷ Vân, Chu Dung Cơ cho đến Hồ Cẩm Đào, đồng thời xỉa xói Chu Vĩnh Khang thay cho những nhân vật đã ngã ngựa, nhưng lại né tránh cái tên Giang Trạch Dân.
Bình luận viên thời sự Ngô Thiếu Hoa nhận định, những điều tiếng xung quanh việc Giang Trạch Dân “về” mà không “hưu”, dài tay can chính, cài cắm thân tín để chèn ép chính phủ Hồ, Ôn mọi người đều đã biết. Như hiện nay tờ báo của trung ương Nhân dân Nhật báo cũng đã có bài bình luận điểm trúng cái tên Giang Trạch Dân cho thấy việc tạo uy thế dư luận trước lúc Giang Trạch Dân bị bắt đang có tín hiệu dâng cao.
  1. Truyền thông Hồng Kông bình luận “hoạt động săn Giang” đã đến kỳ thu hoạch

Ông Phan Tiểu Đào, một bình luận viên khá có tiếng của tờ Minh Báo, Hồng Kông vào ngày 11 tháng 8 có phát biểu trong một bài viết: ông Tập Cận Bình không muốn đi theo vết xe đổ như ông Hồ Cẩm Đào, người đã từng bị Giang khống chế, nếu vậy ông Tập tất phải tranh giành quyền lực quân đội với hai họ Từ – Quách. Hai họ Từ – Quách đã bị xử lý lần lượt cho thấy ông Tập đã chiếm thế thượng phong, “hoạt động săn Giang” đã bươc vào thời kỳ thu hoạch.
Bài viết còn phân tích rằng: sách lược vây bắt Giang Trạch Dân của ông Tập cũng giống như sách lượt đối phó với Chu Vĩnh Khang, trước phải thanh trừ những tâm phúc hàng đầu. Do đó những “lão hổ” tiếp theo lọt vào tầm ngắm của ông Tập sẽ là Cổ Đình An, Tăng Khánh Hồng.
Ngày 8 tháng 8, mạng Minh Báo Gia Đông (trực thuộc tờ Minh Báo), và tờ Minh Thanh báo – Canada đã chuyển đăng hầu như là toàn bộ bài bình luận của tác giả Hạ Tiểu Cường đã được đăng trên Đại Kỷ Nguyên vào tháng 1 năm nay với tiêu đề “Úy Kiến Hành lên tiếng về bản án Chu Vĩnh Khang, việc “bắt Giang” đã được giới lãnh đạo cấp cao tán đồng”. Bài viết dẫn lời phân tích của ông Hạ Tiểu Cường nói rằng, những lời phát ngôn của ông Úy Kiến Hành hướng về Giang Trạch Dân đã đối ứng với lời của ông Tập Cận Bình trước đó từng nói: công cuộc chống tham nhũng đã được nội bộ các cán bộ lão thành ủng hộ, điều này cho thấy việc bắt giữ Giang đã được giới lãnh đạo cấp cao tán đồng.
  1. Truyền thông Trung Quốc ám chỉ hoàn cảnh ảm đạm của Giang Trạch Dân

Ngày 9 tháng 8, mạng Nhân dân và những mạng thông tin lớn khác tại Trung Quốc đại lục đều cao giọng đưa tin, ở Giang Tô có một nữ nghiên cứu sinh ăn thịt cóc ghẻ để trị mụn, kết quả là bị trúng độc nên phải nhập viện. Bài viết đặc biệt nhấn mạnh độc tính của con cóc, lại còn nói: “nghe nói sắp bị nấu lên thành món ăn, nội tâm của con cóc ghẻ đau đớn tan nát”.
Dân chúng luôn đặt cho Giang Trạch Dân cái biệt hiệu là “con cóc”, họ còn nói, bài viết này thật là thâm quá. Ngày 3 tháng 8, mạng tin tức The Paper của Trung Quốc lại tiếp tục phát biểu bài viết “N kiểu kết cục của đại ca cầm đầu”, bài viết còn sử dụng những từ ngữ của Giang Trạch Dân năm xưa khi chửi rủa các phóng viên Hồng Kông, hầu như ám chỉ thẳng vào Giang. Có cư  dân mạng còn bình luận rằng, loại bài viết này mà cũng dám đăng, thật đáng để “tâm tư”, “hắn (chỉ Giang Trạch Dân) còn nhảy nhót được mấy ngày?”
Đầu năm nay, những cơ quan dưới quyền ông Tập Cận Bình không ngớt tạo uy thế dư luận về “đánh con hổ Thiết Mạo vương tử”, là để ám chỉ Tăng Khánh Hồng, Giang Trạch Dân.
  1. Truyền thông Trung Quốc đăng danh sách các lãnh đạo, không có tên Giang Trạch Dân

Ngày 5 tháng 8, mạng The Paper trong mục “Tin đặc sắc” có cho đăng lại một bài viết cũ vào ngày 8 tháng 8 năm 2014 với tiêu đề “Bắc Đới Hà, nơi từng được mệnh danh là ‘Hạ đô’: Cơ cấu lại bản đồ chính trị Trung Quốc”. Bài viết thuật lại những sự việc có liên quan đến các cuộc họp ở Bắc Đới Hà từ các đời lãnh đạo như Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Hồ Cẩm Đào cho đến Tập Cận Bình, nhưng bên trong bài viết không hề nhắc đến cái tên Giang Trạch Dân dù chỉ nửa chữ.
Ông Trần Phá Không, một bình luận viên thời sự khá có tiếng tại Bắc Mỹ bày tỏ: Giang Trạch Dân đã bị gạch tên ra khỏi danh sách hàng ngũ lãnh đạo của Trung Quốc, “theo quán lệ tuyên truyền của ĐCSTQ, điều này dường như là dấu hiệu của việc đã bị ‘đánh gục’”.
  1. Giang Trạch Dân vắng mặt trong hội nghị Bắc Đới Hà

Theo tạp chí Động Hướng của Hồng Kông, số ra tháng 8, hội nghị Bắc Đới Hà được khai mạc vào ngày 2 tháng 8, thời gian diễn ra từ 12 đến 15 ngày. Trong thời gian đó, chủ yếu là hội đàm giữa các nguyên lão ĐCSTQ đã về hưu.
Theo bản tin, trong 16 quan chức cấp quốc gia đã về hưu của ĐCSTQ, chỉ có  Hồ Cẩm Đào, Chu Dung Cơ, Tống Bình, Lý Thụy Hoàn và Lý Phong Thanh – binh mã của Giang phái và 8 quan chức tham gia hội nghị; ngoài ra còn có 41 quan chức cấp phó (đã về hưu) cùng với 7 Thường ủy. Lúc đang bàn đến “nguy cơ vong Đảng”, những cán bộ về hưu này còn khóc đau khóc đớn, khiến cho hội nghị cứ tiến hành ngập ngừng.
Theo bản tin này cho hay, cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân không hề có mặt trong buổi hội nghị này.
  1. Mạng Tài Tân trực tiếp điểm danh Giang Trạch Dân đã nâng đỡ cho Quách Bá Hùng như thế nào

Ngày 20 tháng 7, truyền thông chính phủ thông báo Cựu phó Chủ tịch Quân ủy Quách Bá Hùng đã bị khai trừ khỏi đảng, chuyển đến cơ quan tư pháp. Bản tin còn nói cuộc họp của Bộ Chính trị đã nhấn mạnh cần phải đẩy mạnh hơn nữa cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Ngay sau đó, truyền thông chính phủ còn bình luận rằng, cuộc chống tham nhũng không phải là “kế sách tạm thời”, cũng không làm theo kiểu “vừa đủ rồi thôi”, mà là “tận lực trừ gian”.
Chỉ một tiếng đồng hồ sau khi truyền thông chính phủ đưa tin Quách Bá Hùng bị sa lưới, mạng Tài Tân – một trận doanh thân với Tập Cận Bình đã cho đăng một bài viết dài với tiêu đề “Chìm nổi Quách Bá Hùng”. Bài viết đã vạch ra những tình tiết, Quách Bá Hùng đã được Giang Trạch Dân nâng đỡ như thế nào khi họ Giang vẫn còn là Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Đây là một bài viết hiếm hoi có điểm trực tiếp đến cái tên Giang Trạch Dân.
Trước đó, sau bản án của Chu Vĩnh Khang, Lệnh Kế Hoạch, truyền thông chính phủ cũng không ngớt tung ra tín hiệu, nói rằng chống tham nhũng không hề có vùng cấm, vùng đặc biệt, điểm mù, không có “Thiết Mạo vương tử”… đủ các kiểu, lại không ngớt nhắc đến “Khánh Thân vương”, đem mục tiêu “đả hổ” nhắm vào Tăng Khánh Hồng và Giang Trạch Dân.
Bình luận viên thời sự Tạ Thiên Kỳ phân tích: mạng Tài Tân tức tốc đăng lên một bài viết dài để lật mặt Quách Bá Hùng như vậy, rõ ràng là đã có chuẩn bị từ trước. Đặc biệt trong đó có tình tiết ông Quách Bá Hùng nhờ nịnh bợ họ Giang để được cất nhắc lên chức vụ cao, điều này đã điểm trúng cái tên Giang Trạch Dân, ám chỉ các cơ quan dưới trướng ông Tập Cận Bình đã khóa chặt vào hậu đài sau lưng Quách Bá Hùng, chính là Giang Trạch Dân.
  1. Hơn 157.000 người tố cáo Giang Trạch Dân trên khắp các tỉnh thành ở Trung Quốc

Tháng 7 năm 1999, một tay Giang Trạch Dân đã dấy lên một cuộc bức hại tàn khốc đối với môn tín ngưỡng “Chân – Thiện – Nhẫn” Pháp Luân Công. 16 năm trở lại đây, rất nhiều học viên Pháp Luân Công đã phải chịu nhục hình hành hạ, bị mổ cướp nội tạng sống và bị bức tử bằng nhiều phương cách khác nhau.
Các cơ quan của ông Tập Cận Bình vào ngày 15 tháng 4 đã công bố, Tòa án Trung Quốc sẽ thực hiện cơ chế “có án là lập hồ sơ, có tố cáo là đáp ứng”. Các học viên Pháp Luân Công đã nhanh chóng phát khởi một làn sóng khởi kiện Giang Trạch Dân.
Theo thống kê của mạng Minh Huệ, đến ngày 20 tháng 8 đã có hơn 157.000 học viên Pháp Luân Công trong và ngoài Trung Quốc cùng gia đình của họ đã đưa đơn kiện lên cơ quan Kiểm sát Tối cao, yêu cầu khởi tố người cầm đầu vụ việc là cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân. Phạm vi và số lượng người đưa đơn kiện trong vụ án này là lớn nhất từ trước đến nay. Các đơn kiện đến từ 34 tỉnh thành trên toàn cõi Trung Quốc, 96% khu hành chính, cho đến 27 quốc gia và khu vực trên toàn cầu.
Con số này được mạng Minh Huệ thống kê thông qua những bản sao cáo trạng đã nhận được, do phong tỏa mạng thông tin cũng gây trở ngại cho liên lạc, con số thực tế có lẽ còn cao hơn.
Ông Tân Tử Lăng –  một quan chức của chế độ đã thoái đảng, vào ngày 24 tháng 6, khi trả lời phỏng vấn của các kênh truyền thông nước ngoài có nhắc tới làn sóng khởi kiện Giang Trạch Dân được phát khởi vào tháng 5 bởi những học viên Pháp Luân Công. 15 năm trước từng có một học viên tên Vương Kiệt đã từng đưa đơn kiện Giang Trạch Dân, người này lập tức đã bị bắt và bị bức hại đến chết.
Ông Tân Tử Lăng bày tỏ, so với trước kia, Trung Quốc thực sự đang đứng trước bờ vực của một sự biến động lớn về chính trị; rất có khả năng nửa cuối năm nay sẽ giải quyết Tăng Khánh Hồng, năm sau sẽ đến vấn đề Giang Trạch Dân.
Làn sóng khởi kiện Giang của dân chúng Trung Quốc đã nhận được sự ủng hộ của công chúng khắp nơi trên thế giới, họ đã tham gia ký tên tố cáo, đồng thời lên án hành vi tội ác của ĐCSTQ.
Bắt đầu từ tháng 7 trở đi, trong quãng thời gian 1 tháng ngắn ngủi, tại châu Á đã có hơn 140.000 người tham gia ký tên lên án tội ác phản nhân loại của Giang Trạch Dân, trong đó có gần 100.000 người là ở Đài Loan. Tất cả những bảng chữ ký này đã được các nước gửi cho viện Kiểm sát Tối cao và Tòa án Tối cao ĐCSTQ.
Đồng thời các thành phần chính quyền, dân chúng tại các quốc gia và khu vực như châu Âu, Mỹ, Canada, Ukraine, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng  Kông, Đài Loan cũng hưởng ứng cuộc vận động này, toàn thế giới đang hình thành một lực lượng ủng hộ làn sóng tố cáo Giang Trạch Dân.
Ngày 10 tháng 8, đã có 10 quan chức chính phủ Thụy Sĩ đã tham gia ký tên vào bức thư gửi lênh Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, hối thúc ông Tập Cận Bình tiến hành khởi tố đối với Giang Trạch Dân. Họ còn biểu thị, Giang Trạch Dân đã phạm tội phản nhân loại, tội sử dụng nhục hình vô cùng tàn ác, cần phải có sự xử lý của pháp luật. Giang Trạch Dân phải nhận sự trừng phạt thích đáng vì đã sỉ nhục toàn nhân loại.
Ngày 20 tháng 7, 3 nghị viện Hội đồng châu Âu đã gửi bức thư “Tố cáo hình sự đối với Giang Trạch Dân về tội ác bức hại Pháp Luân Công” lên Viện trưởng viện Kiểm sát Tối cao ĐCSTQ Tào Kiến Minh. Bức thư hối thúc ông Tào cùng với các cơ quan thẩm quyền của ĐCSTQ phải chấm dứt ngay hành động bức hại đối với Pháp Luân Công đông thời khởi tố công khai kẻ cầm đầu cuộc bức hại là Giang Trạch Dân. Ngoài ra, họ còn tham gia ký tên vào bức thư thỉnh nguyện gửi lên Đại sứ Trung Quốc tại Liên minh Châu Âu Dương Yến Hiệp, và đại sứ quán Trung Quốc tại Đức.