Pages

Thứ Năm, 27 tháng 8, 2015

Chuyện đạo nhạc và quốc ca các nước


Image copyrightGetty

Quốc ca một số nước trên thế giới giống tới mức kinh ngạc khi so sánh với một số sáng tác khác. Liệu có phải do các tác giả 'chôm' giai điệu của người khác không, hay có những khó khăn gì mà ta chưa biết liên quan tới việc sáng tác giai điệu gốc? Đó là câu hỏi của Alex Marshall, tác giả cuốn sách mới về lịch sử các bản quốc ca đặt ra.
Có thể nói Dusan Sestic là tác giả đen đủi nhất thế giới. Hồi 1998, vì túng bấn nên ông quyết định dự thi sáng tác quốc ca mới cho Bosnia, là cuộc thi nhằm hàn gắn những phân rẽ sắc tộc đầy cay đắng sau cuộc nội chiến ở nước này.

Không thực sự muốn thắng bởi vẫn luyến tiếc Nam Tư thay vì mang tinh thần ái quốc với quốc gia mới, cho nên ông dự thi với một giai điệu sôi nổi vừa phải, mà ông nghĩ là đủ để giành giải nhì hoặc giải ba, giúp ông bỏ túi một khoản.
Thế nhưng ông đã thắng, và cuộc đời ông thay đổi tới mức kinh ngạc chỉ sau một đêm.

'Đi giữa hai làn đạn'

Những đồng bào người Serbia của ông, trong đó có những người quyết liệt phản đối sự tồn tại của Bosnia, gọi ông là kẻ phản quốc.
Nhiều người Bosnia và Croatia cũng khó chịu không kém về chuyện một người Serbia lại là tác giả của giai điệu biểu tượng của đất nước họ. Ông đã rất khó khăn khi kiếm việc làm.
Mười năm sau, ông lại thắng giải, lần này là trong cuộc thi viết lời cho quốc ca, nhưng các chính trị gia mang nặng tinh thần sắc tộc đã không phê chuẩn. Ông vẫn bị nợ khoản tiền 15 ngàn euro chưa được nhận.

Image captionDusan có lẽ là nhạc sỹ đen đủi nhất su khi sáng tác quốc ca cho Bosnia

Chưa hết, tới 2009, có người phát hiện ra rằng bản quốc ca của Dusan gần như tương tự với đoạn nhạc mở đầu của phim hài ra hồi 1978 National Lampoon's Animal House.
Ngay lập tức người ta đòi bỏ bài quốc ca của Dusan và ông bị cáo buộc tội đạo nhạc. Một tờ báo thậm chí còn tìm đến tận gia đình tác giả viết nhạc cho phim Animal House và thuyết phục họ khởi kiện. Dusan đã phải lên truyền hình để tự vệ.
"Tôi cảm thấy bị tổn thương về những dòng tin đó," ông nói với tôi hồi đầu năm nay, tại thành phố Banja Luka.
"Tôi không biết tên của bộ phim đó, nhưng tôi đã nghe và thực sự là rất ngạc nhiên. Tôi nghĩ về chuyện này, có lẽ thời trẻ trai tôi đã xem bộ phim hay nghe được ca khúc đó và cái giai điệu ấy đã đọng lại trong tâm trí tôi. Điều đó thực sự là có thể xảy ra, nhưng tôi không thể nói rằng đó là đạo nhạc."
Ông nêu ra một số điểm khác biệt trong hai giai điệu. "Không phải tất cả mọi người ở đất nước này đều là kẻ cắp hay tham nhũng," ông nói thêm. "Nếu tôi là kẻ như thế thì tôi có lẽ đã là chính trị gia và đã thành công hơn nhiều rồi."

Cáo buộc đạo nhạc

Tác phẩm của Dusan không phải là bản quốc ca duy nhất bị cáo buộc đạo nhạc.
Quốc ca của Uruguay, được Francisco Jose Debali viết năm 1846, là một trong những bản quốc ca hưng phấn nhất - giống như một vở opera mini nhiều hơn là một ca khúc - thế nhưng lại có phần giai điệu chủ đạo giống hệt với một đoạn trong vở opera Lucrezia Borgia của tác giả người Ý Donizetti.

Image captionQuốc ca Nam Phi bị cho là dựa trên một tác phẩm của Joseph Parry người xứ Wales

Có những bằng chứng cho thấy Debali có lẽ đã nghe vở opera này vài năm trước khi sáng tác ca khúc; một số trích đoạn đã được trình diễn tại Montevideo hồi 1841, và ông rất có thể còn được nghe từ khi ở Ý, trước khi chuyển tới Uruguay.
Bài quốc ca và bản opera có một đoạn chín nốt nhạc giống hệt nhau. Nhưng những người ủng hộ Debali nói đó chỉ là chín nốt nhạc và chúng xuất hiện khi vở opera dài hai tiếng đã diễn ra được phần tư. Có lẽ đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên.
Vấn đề không được nêu ra khi Debali còn sống, cho nên ông đã chẳng bao giờ phải đối diện với những cáo buộc mà Dusan phải đương đầu.
Đoạn dạo đầu ồn ào của quốc ca Argentina cũng bị cáo buộc là tương tự như một tác phẩm của Clementi, còn Enoch Sontonga, người đứng đằng sau bản quốc ca đầy tao nhã của Nam Phi, bài Nkosi Sikelel, thì thường được cho là dựa trên bản Aberystwyth của tác giả người xứ Wales, Joseph Parry.
Bài quốc ca đầu tiên được thừa nhận theo quy chuẩn ngày nay là bản God Save the King của Anh quốc.
Là một bài hát cổ, God Save the King được hồi sinh vào 1745, trong cuộc xâm chiếm của Hoàng tử Charlie người Scotland (Bonnie Prince Charlie) nhằm khôi phục vương triều Stuart.
Cuộc tiến quân chẳng mấy mà thất bại, nhưng God Save the King vẫn được hát lên trong hàng thập niên sau đó, và rồi các triều đại tiếp theo bắt đầu thấy rằng họ cần một ca khúc như vậy.


Rồi chẳng mấy chốc, giai điệu này được dùng ở Đan Mạch, ở hầu hết các bang của Đức, và cả ở Nga. Thậm chí nó còn từng được dùng làm quốc ca của Vương quốc Hawaii. Mọi người chỉ lấy nhạc và đặt lại lời phù hợp.
Sau cùng, hầu hết các nước quyết định rằng việc có một giai điệu cho riêng mình là điều quan trọng. Chỉ có một quốc gia nằm ngoài Khối Thịnh vượng chung là ngang ngược khước từ: Liechtenstein.
Nếu tới đó, bạn sẽ nghe thấy người dân vui vẻ hát bài Oben am Jungen Rhein mà không hề nghĩ rằng bất kỳ người nào từ Vương Quốc Anh tới cũng có thể hát chung, chỉ khác về ca từ.
Tất nhiên, người Liechtensteine biết rằng họ dùng chung phần nhạc của Anh, nhưng họ lại tự hào về điều đó.
Tương tự, Estonia và Phần Lan cũng dùng chung giai điệu, tức là người Estonia sẽ nghe được quốc ca của mình thời Xô-viết nếu mở nghe các kênh phát thanh Phần Lan. Giai điệu do tác giả người Đức Fredrik Pacius viết và bị một số người cho là dựa theo một ca khúc của Đức.
Quốc ca của nhiều nước khác lại dùng các giai điệu dân gian. Samuel Cohen, người sáng tác bản Hatikvah (Hy vọng) đầy bi thương cho Israel hồi 1888 nói ông lấy cảm hứng từ một bài hát dân tộc Romania, tuy một số người nói thực ra là ông đánh cắp từ một tác phẩm của tác giả người Czech, Bedrich Smetana.
Tương tự, Nam Hàn và Maldives từng cùng dùng bản Auld Lang Syne làm quốc ca. Nam Hàn có được giai điệu này từ các nhà truyền giáo Scotland. Còn một nhà thơ đã chọn nó làm quốc ca cho Maldives sau khi nghe được âm thanh phát ra từ chiếc đồng hồ của ông chú mình.

Image copyrightGetty
Image captionQuốc ca Mỹ dựa theo giai điệu của một bài hát cổ của hội uống rượu ở Anh, To Anacreon in Heaven

Ngay cả bài Star-Spangled Banner cũng không phải là tác phẩm nguyên bản, mà dựa theo giai điệu của một bài hát cổ của hội uống rượu ở Anh, To Anacreon in Heaven.
Khi các chính trị gia tranh luận xem có nên dùng nó làm quốc ca chính thức hay không, nhiều người đã phản đối với lý do cần phải có một giai điệu đặc chất Mỹ, và dứt khoát không thể dùng thứ giai điệu của những tay say xỉn.
Tất cả những điều này có ý nghĩa gì? Phải chăng mọi bản quốc ca đều được miễn trừ khỏi các quy định về đạo nhạc? Phải chăng mọi người không mấy quan tâm cho nên họ không phát hiện ra tính không nguyên gốc của các ca khúc đó?
Rất có thể là vậy. Nhưng tôi thì thực sự cho rằng điều đó cho thấy việc sáng tác ra một bản là khó tới mức nào.
Ngày nay, nếu viết một bản quốc ca, bạn cần có giai điệu đủ đơn giản để người ta có thể huýt sáo trên đường và gào vang trong các trận bóng đá, nhưng lại phải đủ chỉn chu và đủ sôi nổi.
Tại Bosnia, giai điệu mà nhiều người muốn hát thay cho bài quốc ca của Dusan là bản Jedna si Jedina.
Một số người Bosnia thậm chí còn hát bài này thay vì dùng bài của Dusan tại các sự kiện thể thao. Tác giả bài này là một trong những nhạc sỹ nổi tiếng nhất nước, và ông đã viết trong thời gian Sarajevo bị bao vây. Nhưng ông chỉ viết phần lời, còn nhạc thì được lấy nguyên xi từ một bài dân ca.

Không có nhận xét nào: