Pages

Thứ Hai, 10 tháng 8, 2015

Gặp gỡ đội quân những bà nội bà ngoại do thám của Trung Quốc

Chinese urban block monitors take a stroll in Beijing in this undated photo. (Screenshot via Weibo)
Đội quân những bà nội bà ngoại do thám của Trung Quốc đi “tuần tra” ở Bắc Kinh trong bức ảnh không đề ngày tháng này. (Ảnh chụp màn hình thông qua Weibo)

Trong khi những phụ nữ cao tuổi Trung Quốc trở thành tít lớn trên báo chí nước ngoài vì những hành vi lập dị của mình, từ những chiếc xe độc mã ở trước cửa cung điện Louvre (Pháp), đến các trò chơi cờ bạc tại các sân bay quốc tế, trong nhiều thập kỷ tổ chức của chế độ cộng sản còn tạo ra một chức năng xảo quyệt hơn cho số lớn “những bà nội bà ngoại” này – đó là theo dõi và giám sát đồng bào mình.

Cũng giống như mạng lưới những người cung cấp thông tin tràn ngập Đông Đức trước khi bức tường Berlin sụp đổ, những phụ nữ này hình thành một tỷ lệ lớn “những người lao động tình nguyện giữ trật tự công cộng” ở Bắc Kinh. Họ được các cơ quan an ninh công của đảng huy động và đảm nhận những vai trò như tuần tra, tuyên truyền miệng, bảo vệ các tòa nhà, và bố trí nhân viên ở các trạm kiểm soát.

Tất cả những chi tiết này, và nhiều hơn nữa, đã được tiết lộ trong một báo cáo gần đây của tờ nhật báo Thanh niên Bắc Kinh, làm sáng tỏ một hệ thống giám sát ít được biết đến bên ngoài Trung Quốc.

Những người bà này chiếm khoảng 70 phần trăm những người làm việc tình nguyện ở quận Tây Thành, Bắc Kinh, theo phó bí thư đảng bộ thành phố, Vương Tịnh.

Phần còn lại, ông Vương cho biết, là những người làm việc phục vụ, các lính cứu hỏa, nhân viên bảo vệ và công nhân vệ sinh, tờ Nhật báo nhà nước Thanh niên Bắc Kinh đưa tin.

Tai mắt

Chinese urban block monitors take a stroll in Beijing in this undated photo. (Screenshot via Weibo)
Đội quân những bà nội bà ngoại do thám của Trung Quốc đi “tuần tra” ở Bắc Kinh trong bức ảnh không đề ngày tháng này. (Ảnh chụp màn hình thông qua Weibo)

Bắt chước kinh nghiệm của Đông Đức, những người giám sát đô thị ở Bắc Kinh cũng hoạt động như những người cung cấp thông tin, không chỉ giúp duy trì trật tự mà còn báo cho đảng biết về các quan điểm chính trị của đồng bào mình.

Trước khi nước Đức thống nhất năm 1989, cảnh sát bí mật của chế độ cộng sản đã sử dụng hàng trăm ngàn người cung cấp thông tin, cả chuyên nghiệp và không chính thức, để giám sát dân chúng.

“Nếu không có nhiều điều xảy ra, [các tình nguyện viên] có thể soi mói cuộc sống riêng tư của ai đó, hy vọng khai thác được một số điều vụn vặt về họ và báo cáo với nhà chức trách”, Lý Hồng Khoan, cựu biên tập viên của VIP Reference, một trong các bản tin điện tử đầu tiên phân phối ở Trung Quốc đưa tin về nạn tham nhũng và các vấn đề xã hội, nói.

Phát biểu với Đài Á Châu Tự Do (RFA), ông Lý nói rằng các hành vi như vậy rất phổ biến trong thời Cách mạng Văn hóa như một phương tiện thu thập thông tin được sử dụng chống lại các cá nhân trong cuộc đấu tranh chính trị, nhưng chúng hầu như không thích hợp với một xã hội điều hành bởi luật pháp.

“Trong một xã hội nơi pháp luật là quy tắc nghiêm ngặt, sẽ rất khó khăn để có được sự chấp thuận pháp lý. Tám đến chín trường hợp trong số mười báo cáo của tình nguyện viên có thể là giả. Những gì họ đang làm có thể gây cho những người khác nhiều phiền phức,” ông Lý nói.

Đôi khi các tình nguyện viên được nhận một số tiền thù lao cho công sức của họ. Theo báo cáo của tờ Thanh niên Bắc Kinh, 753 người theo dõi đã được trao tặng tổng cộng khoảng 90,000 USD cho việc cung cấp thông tin có giá trị cho cảnh sát từ tháng 1 đến tháng 4. Từ giữa năm 2011 đến năm 2014, 3.000 người dạng này đã nhận tổng cộng 336,500 USD.

Tám đến chín trường hợp trong số mười báo cáo của tình nguyện viên có thể là giả. Những gì họ đang làm có thể gây nhiều phiền phức cho những người khác.
Lý Hồng Khoan

Các tình nguyện viên duy trì trật tự công cộng là một hiện tượng phổ biến ở Bắc Kinh, nơi mà mỗi huyện và quận đều có nhóm tình nguyện riêng về trật tự xã hội. Họ thường đeo băng đỏ, đội mũ đỏ, ăn mặc giản dị, cầm tập tài liệu nhỏ gọn trong lòng bàn tay dày 22 trang, trong đó chỉ rõ bảy loại người, ba loại mặt hàng, và ba loại sự kiện phải thông báo ngay cho cảnh sát. (các báo cáo không chỉ chính xác ba loại này là gì, nhưng những người bất đồng chính kiến, các học viên Pháp Luân Công, và những nhóm người khác, tất cả đều thường là mục tiêu của các biện pháp giám sát như vậy.)

Nhưng bất chấp những biện pháp khuyến khích cho những người cung cấp thông tin hoạt động cả công khai lẫn bí mật này, hệ thống tình nguyện viên chỉ tuyển dụng được những người nhiệt tình tại một số quận nhất định ở Bắc Kinh và đã thất bại ở các nơi khác, một nhà văn mạng Trung Quốc họ là Lưu đã nói với RFA.

“Các nhà chức trách Trung Quốc đã cố gắng mở rộng trên toàn quốc, đặc biệt là ở Bắc Kinh và các thành phố lớn khác, nhưng điều này hoá ra rất khó khăn”, Lưu nói. “Quận Tây Thành và Triều Dương ở Bắc Kinh có nhiều cán bộ đảng. Có lẽ mức độ tổng thể về giác ngộ chính trị cao nên họ thích do thám người khác.”

Tác giả: Frank Fang, Epoch Times and Leo Timm, Epoch Times | Dịch giả: Xuân Dung

(Đại Kỷ Nguyên)

Không có nhận xét nào: