Pages

Thứ Ba, 18 tháng 8, 2015

Những khía cạnh thực tế của hợp tác kỹ thuật quân sự Hoa Kỳ và Việt Nam

Практические аспекты ВТС США и Вьетнама
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh trong chuyến thăm của phái đoàn Mỹ tới Hà Nội vào tháng Sáu năm 2015 (a) REUTERS


Mặc dù có những  lợi ích chiến lược và kinh tế dung hợp, hợp tác quân sự và kỹ thuật tích cực giữa Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ không bắt đầu nhanh như vậy.



Vào đầu tháng Bảy, trong chuyến thăm Washington, tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng CS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng làm hai cử chỉ tượng trưng. Tại cuộc gặp gỡ với Barack Obama tại Nhà Trắng, ông đã dành hơn một giờ - nhiều hơn so với thời gian dự kiến. Ngày hôm sau, phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế, ông nói: "Trong một thế giới thay đổi nhanh chóng, chúng ta phải biết cả tư duy, cả hành động theo kiểu cách mới".

Một vài phút thêm với tổng thống và bàn luận về những thay đổi nom không nhiều hơn so với  việc tổng bí thư của UBTW Đảng Cộng sản Việt Nam đến thăm Washington. Tuy nhiên, tất cả điều này cho thấy một sự thực dụng mà nó sẽ dẫn đến những gì trước đó không ai dám nghĩ - bán vũ khí của Mỹ cho Việt Nam. Điều gì góp phần cho điều này?

Câu trả lời rõ ràng: Trung Quốc. Không chỉ có thế. Hãy nhớ rằng - như tổng bí thư Trọng nói - Hoa Kỳ, chứ không phải Trung Quốc, là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Trong năm 2014, doanh thu lên tới 36 tỷ dollars. Trong bối cảnh này, việc bán vũ khí AMSE trong tương lai theo chương trình Foreign military sales sẽ chỉ đóng góp vào quan hệ thương mại hiện có giữa hai nước.

Là nước nhập khẩu lớn nhất đối với Việt Nam (19,7 tỷ dollars trong nửa đầu năm 2015), Hoa Kỳ có thể  hy vọng rằng cán cân thương mại dễ dàng xích lại gần sự cân bằng trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Việt Nam đang tăng trưởng nhanh hơn so với Hoa Kỳ (trung bình 6,15% GDP mỗi năm trong thời kỳ những năm 2000-2015s). Tăng trưởng kinh tế chắc chắn mang lại lợi ích cho ngân sách quốc phòng của đất nước, nhưng hạn chế, bởi vì chi tiêu quốc phòng được giới hạn trong hai phần trăm của GDP.

Mới đây tổng bí thư Trọng đã kết luận vị trí địa lý và chiến lược của Việt Nam: "Trung Quốc là láng giềng lớn của chúng tôi. Cho dù chúng tôi có thích hay không, chúng tôi vấn  sống bên cạnh đất nước này. Hàng xóm là không thể lựa chọn”.

Đồng thời Việt Nam quan sát Trung Quốc một cách cẩn trọng. Là chuyên gia về Châu Á Carl Thaer nhận xét, “họ thừa nhận ưu thế của Trung Quốc, nhưng muốn  nền độc lập của họ phải được tôn trọng". Thaer, giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales tại Học viện Quốc phòng Australia, hai lần trong năm này đã đến thăm Việt Nam. Khi ông trở về từ Hà Nội, ông đã gặp gỡ với tòa sạn của chúng tôi. Như ông nói, quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc và Hoa Kỳ - đó là một phần của một chiến lược đa dạng hoá các quan hệ đối ngoại, đã được bắt đầu sau khi kết thúc Chiến tranh lạnh.

"Việt Nam thể hiện mình như một đất nước hấp dẫn đối với các cường quốc lớn", - Thaer nói. "Tuy nhiên, đất nước này xử sự thận trọng và không muốn bị lôi kéo vào bất kỳ quỹ đạo nào của ai đó. Việt Nam đang cố gắng tranh thủ các cường quốc để các nước đó không phải sợ  mất Việt Nam".

Và nếu Trung Quốc là  một đối tác chiến lược vô điều kiện của Việt Nam, thì tiếp theo danh sách này là Nga, Ấn Độ và Nhật Bản. Hoa Kỳ chỉ  đã ký với Việt Nam  "thỏa thuận chung", và điều này đặt họ thấp hơn một bậc. Thaer tin tường rằng chính sách đa phương và toàn diện - đó chính là chìa khóa để nhận thức Việt Nam xử sự như thế nào trong quan hệ với Hoa Kỳ và những hợp đồng vũ khí với họ. Thành thật mà nói, chính các đối tác chiến lược (đặc biệt là Nga, thực tế là độc quyền) sẽ là người đầu tiên trong danh sách cho các hợp đồng vũ khí.

Những hợp đồng  mua tàu ngầm project 636.1 "Warszawianka", tàu tuần tra 11661E và hệ thống tên lửa tích hợp cho các tàu ngầm "Caliber-C" của Nga xác nhận hệ thống tầng bậc các nhà cung cấp trong hợp tác kỹ thuật quân sự của Việt Nam (đồng thời Việt Nam bày tỏ quan tâm dự án tên lửa chống tàu siêu âm BraMos của Nga-Ấn Độ ). Trung Quốc cũng đang tích cực thúc đẩy  các vị trí của  họ trên thị trường vũ khí trong khu vực Đông Nam Á.

Tuy nhiên, những sự kiện gần đây và sự thay đổi của các thế hệ ở chính Việt Nam cho thấy rằng nước này sẽ không bỏ lở cơ hội để tận dụng lệnh cấm vận của Mỹ về AMSE đã được gỡ bỏ từng phần. "Tôi nghĩ, khi nói về một sự kết hợp của hai điều: mong muốn Hoa Kỳ quên đi những bóng ma của quá khứ và lợi ích quốc gia  khách quan của cả nước, một phần để đáp lại những hành động của Trung Quốc được xem là vũ lực", - Gregory Pauling từ  Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế bày tỏ ý kiến của mình.

"Những hành động vũ lực của Trung Quốc", mà  Pauling nói đến - đó là giàn khoan dầu mỏ "Haiyang Shiyu-981"  trong các vùng biển tranh chấp trên biển Hoa Nam  (Biển Đông-Việt Nam - Kichbu). Sự việc xảy ra đã làm tăng  tâm thái chống  Trung Quốc ở Việt Nam và buộc những người bảo thủ từ hàng ngũ của Đảng  CS Việt Nam (thân thiện với Trung Quốc) chuyển sang thế phòng thủ.

"Vụ việc này đã dẫn đến chỗ rằng trong một thời gian chỉ trích  chính sách xích lại gần với Hoa Kỳ và các nước khác là  một thái độ không tốt", - Pauling nhận xét. "Trong những tháng đám đông ủng thân Trung Quốc tại Hà Nội đã bị đánh bật".

Carl Thaer đồng ý rằng một phần của "lòng tin chiến lược" giữa các giới tinh hoa của Trung Quốc và Việt Nam đã bị mất. Đồng thời, lòng tin đó cũng đã bị hạ thấp trong thế hệ trẻ người Việt Nam.

"Tâm thế chống Trung Quốc lan rộng không tưởng tượng nổi ngay các trong tầng lớp thanh niên có học thức của Việt Nam" - Thaer nói thẳng. "Trong số những người tuổi dưới năm mươi, nhiều lần công khai bày tỏ sự giận dữ bởi tình hình ở biển Hoa Nam".

Thực tế rằng tháng Sáu này , Tổng công ty dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc đã di chuyển dàn khoan cách xa hơn một chút với bờ biển của Việt Nam, nhưng không hề gây ấn tượng với những người Việt Nam bình thường. Hành động biểu trưng của họ (sự thay đổi xảy ra trong một vài tuần trước chuyến thăm của tổng bí thư  đến  Washington) là rõ ràng.

Một thế hệ mới các nhà lãnh đạo đảng đang dành quyền lực vào tay của mình: theo luật pháp của Việt Nam, ở tuổi 65  chắc chắn phải nghỉ hưu, bởi vậy các tầng lớp  tinh hoa bảo thủ sắp tới sẽ rời khỏi chính trường. Một thế hệ đã đến sẽ có xu hương thân với Hợp chúng quốc hơn, nhưng chủ nghĩa thực dụng trong quan hệ với Trung Quốc sẽ không cho phép thay đổi đột ngột các nhà cung cấp vũ khí truyền thống.

Các khía cạnh thực tế cũng sẽ làm chậm sự tái định hướng nhập khẩu vũ khí,  Gregory Pauling cảnh báo. Hệ thống xuất khẩu của Mỹ theo chương trình Foreign military sales rất phức tạp mà đối với các nước như Việt Nam, không có kinh nghiệm có liên quan (không chỉ về mua vũ khí của Mỹ, mà còn bất kỳ mẫu nào khác của NATO) sẽ cần phải tìm hiểu cách lựa chọn các loại vũ khí và tạo ra các yêu cầu tương ứng. Việc mua những gói hàng đầu tiên sẽ diễn ra, nhiều khả năng, theo dòng hệ thống biển. Cảnh sát biển Việt Nam - đứng thứ ba sau Trung Quốc và Nhật Bản về quy mô, và  cũng vượt trội các nước như Malaysia và Philippines.

Đại diện của các hãng "Lockheed Martin" và "Boeing" gần đây đã đến Việt Nam, nêu ra vấn đề về khả năng bán các hệ thống radar và thông tin duyên hải. Thaer nhìn thấy những triển vọng mua một loạt các hệ thống, từ P-3 Orion “trần trụi” cho đến  máy bay trực thăng và hệ thống điều khiển thông tin chiến đấu. Pauling tin rằng giai đoạn thứ hai của việc mua sắm có thể được dự kiến cả máy bay và tàu thuyền. Ông cũng nhắc lại rằng hai năm trước đây, Việt Nam đã mua từ  Israel hệ thống radar. Như Pauling bổ sung, ngay cả nếu Hoa Kỳ sẽ có thể cung cấp các hệ thống chất lượng cao với giá cả phải chăng, những khó khăn liên quan đến các tiêu chuẩn mới về logostic và đào tạo có thể gây khó khăn cho Việt Nam.

"Những vấn đề này đang trở nên rõ ràng khi nhìn vào các nước láng giềng như Malaysia. Họ được trang bị cả hai sản phẩm của Nga và cũng như của NATO. Điều này rất không hiệu quả và tốn kém để bảo dưỡng”, - Pauling nhấn mạnh.

Tuy nhiên, theo Thaer khẳng định, những nỗ lực của những người ủng hộ cho sự cần thiết phải cân bằng ưu thế của Trung Quốc (mà  họ vẫn không công khai lên án triển vọng cung cấp vũ khí của Mỹ cho Việt Nam) có thể dẫn đến một thực tế rằng sự hợp tác quân sự-kỹ thuật giữa Việt Nam và Hoa Kỳ có thể dẫn đến một cấp độ cao hơn:

"Hoàn toàn có thể, rằng, ngoài việc mua các sản phẩm hoàn chỉnh, Việt Nam đang có kế hoạch hợp tác với các ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ với mục đích  tiến hành thiết kế, chuyển giao công nghệ và tổ chức hợp tác sản xuất".

Nhưng từ điều này sẽ không có gì xảy ra trong tương lai gần (Gregory Pauling cho rằng những hợp đồng đầu tiên được ký kết không sớm hơn năm 2016), còn thông tin mua sắm sẽ xuất hiện trong bối cảnh của kế hoạch năm năm của Đảng CS Việt Nam. Tuy nhiên, việc dung hợp các lợi ích chiến lược và kinh tế của hai nước, như  tổng bí thư Trọng nhấn mạnh, trong thực tế, đang thúc đẩy khả năng biết “tư duy và  hành động theo kiểu cách mới".

Kichbu

(Kichbu Blog)

Không có nhận xét nào: