Pages

Thứ Hai, 10 tháng 8, 2015

Những lời hứa Nhân quyền của Việt Nam với Hoa Kỳ và Châu Âu

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) và của Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh  trong cuộc họp báo ở Bộ Ngoại giao tại Hà Nội vào ngày 07 Tháng Tám 2015.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) và của Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh trong cuộc họp báo ở Bộ Ngoại giao tại Hà Nội vào ngày 07 Tháng Tám 2015.
 AFP




Vấn đề nhân quyền lại được ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đặt ra trong chuyến công du Việt Nam mới kết thúc vào cuối tuần qua. Ủy hội Châu Âu trong văn kiện thông báo kết thúc cơ bản đàm phán Hiệp định Thương Mại Tự Do với Việt Nam cũng nêu ra những ràng buộc về nhân quyền đối với chính quyền Hà Nội.

Những người đang đấu tranh cho quyền con người tại Việt Nam nhận định ra sao đối với những tín hiệu đó?
US, EU và vấn đề nhân quyền tại Việt Nam
Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry trong trả lời câu hỏi của hãng thông tấn Pháp AFP nêu ra tại cuộc họp báo chung với người tương nhiệm Việt Nam tại Hà Nội vào ngày 7 tháng 8 vừa qua nói rõ ‘ Và chúng tôi tiếp tục thúc giục Việt Nam cải tổ một số luật mà có thể được sử dụng nhằm bắt bớ và kết án ai đó bày tỏ quan điểm một cách ôn hòa. Đây là chuyện mà rõ ràng chúng tôi cho là không nên xảy ra.’
Ông ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry cũng nhắc lại lời của chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói với ông vào cuộc tiếp kiến trước đó rằng nhân quyền là điều mà Việt Nam muốn cấp cho người dân và Việt Nam cần phải cải thiện và tạo ra thay đổi.
Vào ngày 4 tháng 8. Ủy hội Châu Âu ra thông cáo báo chí về việc Liên minh Châu Âu- EU và Việt Nam đạt được thỏa thuận trên nguyên tắc về mậu dịch tự do. Trong thông cáo báo chí cũng như biên bản ghi nhớ kèm theo có nêu rõ thỏa thuận về mậu dịch tự do-FTA cũng có liên kết ràng buộc pháp lý với Thỏa thuận Hợp tác và Đối tác-PCA ký vào tháng 6 năm 2012 chi phối mối quan hệ toàn diện giữa EU và Việt Nam, theo đó bảo đảm rằng nhân quyền, dân chủ và pháp trị là những yếu tố thiết yếu của những mậu dịch song phương. Trong trường hợp xảy ra những vi phạm nghiêm trọng những yếu tố thiết yếu này thì sẽ có quyền tiến hành những biện pháp thích hợp mà cũng liên quan đến FTA, cả việc ngưng thỏa thuận này.
Điều này nghe hoài (cười) chán lỗ tai rồi! Từ xưa nay rồi họ nói nhiều lần chứ đâu phải một lần mà họ có thực hiện đâu. Họ hứa nhưng rồi ‘nói một đằng, làm môt nẻo’; không bao giờ họ thực hiện lời hứa
dân oan Bùi thị Thành
Lạc quan dè dặt
Đối với những người đang tích cực đấu tranh cho quyền con người tại Việt Nam thì những lên tiếng và thỏa thuận mạnh mẽ thúc giục chính quyền Hà Nội cải thiện thành tích nhân quyền như thế có tạo ra được sự khích lệ lớn lao cho công việc họ làm lâu nay hay không?
Cô giáo dân oan Bùi thị Thành, từ Sài Gòn đưa ra nhận định của bản thân trước những hứa hẹn mới về nhân quyền từ các cấp lãnh đạo của Việt Nam với những đối tác nước ngoài:
“ Điều này nghe hoài (cười) chán lỗ tai rồi! Từ xưa nay rồi họ nói nhiều lần chứ đâu phải một lần mà họ có thực hiện đâu. Họ hứa nhưng rồi ‘nói một đằng, làm môt nẻo’; không bao giờ họ thực hiện lời hứa.
Họ giả vờ để khi vào được rồi, đạt được phần lợi rồi, xong lại quay ra đàn áp tiếp dân chứ làm sao … Bản chất của họ như vậy rồi!”
Chị Nguyễn Thị Thúy ở Đồng Linh, Hải Phòng, người đang cùng gia đình giữ đất khiếu kiện và tham gia Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam, cũng có đánh giá tương tự như của cô giáo Bùi Thị Thành:
Đại sứ EU tại Việt Nam Franz Jessen và Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng công bố kết thúc cơ bản đàm phán Hiệp định Thương Mại Tự Do với Việt Nam
Đại sứ EU tại Việt Nam Franz Jessen và Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng công bố kết thúc cơ bản đàm phán Hiệp định Thương Mại Tự Do với Việt Nam (laodong.com.vn)
“ Anh, mọi người cũng như tôi đều biết tại Việt Nam cộng sản chỉ nói và để đó thôi chứ thực hành là không có. Dân oan Việt Nam các nơi ngày nào cũng bị chà đạp bất công và bị đàn áp dã man … Người dân Việt Nam mất tin tưởng đối với cộng sản Việt Nam rồi ạ.
Anh, mọi người cũng như tôi đều biết tại Việt Nam cộng sản chỉ nói và để đó thôi chứ thực hành là không có. Dân oan Việt Nam các nơi ngày nào cũng bị chà đạp bất công và bị đàn áp dã man … Người dân Việt Nam mất tin tưởng đối với cộng sản Việt Nam rồi ạ
Chị Nguyễn Thị Thúy
Theo tôi nghĩ nếu có phải làm thì họ chỉ làm để đạt được mục đích của họ thôi, chứ dân Việt Nam mấy chục năm nay sống trong sự cai trị độc tài, độc quyền của họ nên khó có nhân quyền thực chất cho người dân.
Họ cam kết với người Mỹ để đạt được việc của họ thôi. Còn có ( nhân quyền) thì để sau này mới biết được, còn trước mắt chưa có cái gì để người dân tin tưởng.”
Bà Đặng thị Ngọc Minh, cựu tù nhân lương tâm và là mẹ của tù nhân lương tâm Nguyễn Đặng Minh Mẫu hiện thụ án 8 năm tù tại Trại 5 Yên Định Thanh Hóa, cũng tỏ ra dè dặt trước những yêu cầu và cam kết về nhân quyền mà bà biết được:
“ Tôi hy vọng Việt Nam làm gì cũng sẽ phải thay đổi; nhưng họ thay đổi từng bước chứ không làm một lần mạnh mẽ để cho mình thấy có sự thay đổi về đường lối chính sách của họ.
Tôi nghĩ với áp lực của Hoa Kỳ và đồng bào ở hải ngoại, tôi hy vọng khi Việt Nam tham gia hiệp ước kinh tế Xuyên Thái bình dương- TPP thì Việt Nam sẽ thay đổi và chắc chắn các tù nhân lương tâm sẽ được trả tự do và Việt Nam cũng sẽ có nhân quyền; nhưng tôi nghĩ họ sẽ không bỏ đảng, vẫn muốn nắm đảng cộng sản nên theo tôi nghĩ sự thay đổi của họ cũng không được tích cực lắm!”
Thực tế ‘nói và làm’
Tôi nghĩ với áp lực của Hoa Kỳ và đồng bào ở hải ngoại, tôi hy vọng khi VN tham gia hiệp ước TPP thì VN sẽ thay đổi và chắc chắn các tù nhân lương tâm sẽ được trả tự do và VN cũng sẽ có nhân quyền; nhưng tôi nghĩ họ sẽ không bỏ đảng, vẫn muốn nắm đảng cộng sản nên theo tôi nghĩ sự thay đổi của họ cũng không được tích cực lắm
Đặng thị Ngọc Minh
Chính qua thực tế lâu nay tại Việt Nam khi mà vẫn có cách biệt lớn giữa việc thực thi chính sách ở cấp trung ương và địa phương, cũng như tình trạng ‘lời nói không đi đôi với việc làm’ khiến những nhà hoạt động và những người dân phải trực tiếp làm việc với các cơ quan công quyền Việt Nam tỏ ra dè dặt và thiếu tin tưởng như vừa nêu. Theo họ chỉ có thời gian mới cho thấy thực tâm trong việc cải thiện vấn đề nhân quyền của giới chức Hà Nội.
Trong khi chờ đợi, những người đấu tranh cho biết họ vẫn tiếp tục công việc đang theo đuổi dù rằng cách thức giải quyết của chính quyền chỉ là những lời hứa suông.
Cô giáo Bùi thị Thành cho biết nhân viên an ninh đích thân cảnh báo không cho bà được đến tại những cơ quan tiếp dân, giải quyết khiếu kiện mà Nhà nước và đảng lập nên. Bà từng bị xịt hơi cay khi đến những nơi đó. Theo bà thì dường như người dân khiếu kiện đang ở trong tình trạng bế tắc. Có những cụ già trên 80 đã phải khiếu kiện mấy mươi năm rồi và không biết đến khi nhắm mắt có được giải quyết hay không.
Trong khi đó cựu tù nhân lương tâm Đặng thị Minh Mẫn thì thấy tình tình của những nhóm đấu tranh có khả quan hơn. Chị Nguyễn Thị Thúy tại Hải Phòng thì xác định cuộc đấu tranh sẽ kéo dài và có thể phải chịu hy sinhm mất mát.
Trong một trả lời phỏng vấn của chúng tôi sau khi tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng được tổng thống Hoa Kỳ tiếp đón tại Phòng Bầu Dục- Nhà Trắng hồi ngày 7 tháng 7 vừa qua, giáo sư Jonathan London từ Đại Học Hồng Kong nói rằng để tạo được niềm tin thì hãy thực thi những gì đã nói
.

Không có nhận xét nào: