Pages

Thứ Ba, 11 tháng 8, 2015

Thủ tướng Nhật sẽ xin lỗi vì Thế Chiến II?

Quan hệ Nhật Bản và Trung Quốc có cải thiện hơn sau tranh chấp đảo Điếu Ngư/Senkaku vài năm trước.
Thủ tướng Abe có kê hoạch đưa từ “xin lỗi” và “xâm lược” trong tuyên bố sẽ đưa ra vào thứ Sáu tuần này để kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế Chiến II, các nguồn từ chính phủ nước này cho biết vào hôm thứ Hai.

Ông Abe đang cân nhắc dùng từ “xâm lược” để chứng tỏ Nhật Bản cam kết tuân theo nguyên tắc quốc tế cấm các nước xâm lược nước khác, bao gồm cả bối cảnh dẫn tới hành động của Nhật trong và trước Thế Chiến II.
Thủ tướng Abe đang trong quá trình sửa đổi câu chữ cuối cùng về việc liệu ông có đưa ra lời xin lỗi tới người dân chủ yếu là tại châu Á về những gì họ phải chịu đựng do hành động của Nhật thời chiến hay không.
Tuyên bố của ông Abe theo dự kiến sẽ gồm cả việc mô tả chi tiết các sự kiện lịch sử dẫn tới cuộc chiến và được cho là sẽ dài hơn tuyên bố mà cựu Thủ tướng Tomiichi Murayama đưa ra trong lần kỷ niệm 50 năm Thế chiến Hai kết thúc.
Ông Abe sẽ tính tới hệ lụy mà tuyên bố này sẽ tạo ra đối với chính sách ngoại giao của Nhật với Trung Quốc và Nam Hàn.
Tuy nhiên hai láng giềng của Nhật Bản có thể chỉ trích ý định dùng từ “xâm lược” là còn mơ hồ bởi tuyên bố vào năm 1995 và 2005 mà các thủ tướng Nhật lúc đó là ông Tomiichi Murayama và ông Junichiro Koizumi đưa ra đã nói rõ rằng hành động của Nhật trong thời chiến là xâm lược.
Trong tuyên bố vào năm 1995, ông Murayama đã bày tỏ "sự hối hận sâu sắc" của mình và "lời xin lỗi chân thành" của Nhật Bản cho "chế độ thực dân và xâm lược." Các cụm từ này được ông Koizumi lặp lại trong tuyên bố năm 2005.

'Học phương Tây ba điều'

"Có lẽ lần này ông Abe sẽ dùng từ ngữ thẳng thắn hơn để đối diện với sự thật để tránh áp lực của phía Trung Quốc và Triều Tiên là các nước láng giềng nói Nhật đã không nhìn thẳng vào lịch sử," ông Đỗ Thông Minh từ Tokyo nói.
Ông Minh cho rằng từ xưa tới giờ các đời thủ tướng đã xin lỗi nhiều lần nhưng tránh cùng từ xâm lược do đó nếu dùng từ xâm lược lần này thì là mạnh hơn so với trước.
"Xét về bối cảnh lịch sử thì Nhật Bản trong tình thế phát triển học ở Tây phương ba điều: Khoa học tự nhiên, hoa học nhân văn và tinh thần thực dân đế quốc.
"Khi một xã hội mạnh lên, nhất là nước Nhật, thiếu tài nguyên và là đảo quốc xa xôi, nên họ cần tài nguyên nhiên liệu và thị trường.
"Do đó họ học hai cái là khoa học tự nhiên và hoa học nhân văn rồi thì họ học cả tinh thần thực dân đế quốc nữa tức là dùng sức mạnh quân sự của mình để đi chiếm tài nguyên và thị trường và nguyên liệu.
"Kể như nó cũng khá giống với Trung Quốc ngày nay khi phát triển kỹ nghệ lên rồi thì cần những nhu cầu như vậy," ông Đỗ Thông Minh, một nhà quan sát đã sống tại Nhật Bản hơn 30 năm qua cho biết.

Không có nhận xét nào: