A fighter from an al-Qaida splinter group, the Al-Nusra Front, poses next to the movement's flag in the south of Damascus on September 22, 2014. Terrorist recruiters bringing fighters to Iraq and Syria have been traced to locations in Russia and Eastern Europe. (Rami al-Sayed/AFP/Getty Images)
Một kẻ cực đoan ISIS bên cạnh lá cờ của tổ chức ở phía nam Damascus, Syria, ngày 22 tháng 9, 2014. Những người tuyển dụng cho ISIS và đưa những chiến binh tới Iraq và Syria mới đây đã bị truy dấu vết là đến từ các địa điểm ở Nga và Đông Âu. (Rami al-Sayed / AFP / Getty Images) (Rami al-Sayed / AFP / Getty Images)
Washington và đồng minh Pháp đã cải tiến cung cách tiến hành các hoạt động bí mật của họ. Trong vụ Charlie Hebdo, ngay lập tức họ đã biết đánh lạc hướng câu chuyện đã xảy ra để tránh bất kỳ câu hỏi nào từ báo chí hoặc truyền hình, và dựng nên một kịch bản chính thức thay vì tiến hành một cuộc điều tra.

Kịch bản này đã làm cho dư luận thấy không cần thiết phải giải thích về sự “tự sát” bí ẩn của một trong những nhà điều tra chính của cảnh sát khi ông này đang điều tra vụ việc. Vì thế, cũng  không cần phải giải thích lý do vì sao lại cần phải giết, thay vì có thể bắt những kẻ bị cáo buộc là có tội, hoặc giải thích về sai lầm của nhà chức trách Pháp khi hướng điều tra về người được cho là tài xế của chiếc xe chạy thoát – mà không phải về hai tay súng. Và cũng không có bất cứ lời giải thích vì sao chính quyền lại cho rằng có tồn tại một người lái xe như vậy và tại sao người này đã không bị bắt hoặc bị giết. Thật vậy, có quá nhiều câu hỏi chưa được trả lời mà không khơi dậy sự quan tâm của truyền thông đại chúng, ngoại trừ truyền thông trên Internet.
Những gì Mỹ và Pháp đã học được từ sự hoài nghi của những người sử dụng Internet qua câu chuyện Charlie Hebdo là: kịch bản câu chuyện cần phải mạch lạc. Charlie Hebdo liên quan đến hai vụ bạo lực và sự kết nối giữa hai hành vi khủng bố này là mơ hồ. Còn trong vụ tấn công hôm 13-11, đã có nhiều vụ tấn công liên tiếp và chúng được liên kết một cách rõ ràng hơn.
Quan trọng hơn, vụ này đã nhanh chóng tiếp diễn với nhiều sự kiện kịch tính hơn, chẳng hạn như theo dõi một tên bị nghi ngờ khủng bố ở Bỉ, cuộc không kích trả đũa của Pháp đối với Nhà nước Hồi giáo, tàu sân bay Pháp được điều tới Trung Đông, tuyên bố tình trạng chiến tranh của Tổng thống Pháp chống lại Nhà nước Hồi giáo, và tất cả sự việc trên dẫn đến sự suy đoán rằng Francois Hollande, dưới sức ép của Washington, sẽ viện dẫn Điều 5 của NATO để liên minh quân sự phương Tây tấn công Nhà nước Hồi giáo [và do đó sẽ xâm lược Syria].
Trên cơ sở một loạt các sự kiện đã diễn ra, dường như sự chú ý của công chúng đã được chuyển hướng. Hiện tại, vụ tấn công khủng bố đã là một tin cũ. Sự chú ý của công chúng đã được hướng tới vụ việc khác. Câu hỏi đặt ra bây giờ là bao lâu nữa thì NATO sẽ đưa quân tới chiến trường [Syria]?
Truyền thông đại chúng phương Tây dường như đã bỏ qua nhiều khía cạnh thú vị của các cuộc tấn công ở Paris. Ví dụ, những nội dung gì đã được các quan chức CIA và Mật vụ Pháp thảo luận trong cuộc họp của họ, diễn ra chỉ vài ngày trước các cuộc tấn công ở Paris? Tại sao họ lại dựa vào các quyển hộ chiếu giả để xác định danh tính những kẻ tấn công? Tại sao các vụ tấn công diễn ra trong cùng một ngày, tại nhiều địa điểm, cảnh sát, dịch vụ khẩn cấp và nhân viên y tế có vai trò gì trong các cuộc tấn công? Tại sao không có bất kỳ cuộc điều tra truyền thông nào về bản báo cáo cho rằng cảnh sát Pháp đã bị bịt mắt trước một cuộc tấn công không gian mạng tinh vi trên hệ thống giám sát dữ liệu di động của họ? Có ai tin rằng Nhà nước Hồi giáo có khả năng như vậy?
Truyền thông đại chúng phương Tây được sử dụng đơn giản như một bộ khuếch đại trong cỗ máy tuyên truyền của chính phủ. Ngay cả truyền thông không phải phương Tây cũng theo mô hình này. Và đây là một đề tài hấp dẫn cho truyền thông khai thác mà không cần phải tốn công sức.
Ban đầu, ngay cả truyền thông đại chúng Nga cũng hùa theo kịch bản về vụ khủng bố, một kịch bản đã giải cứu cho giới chính trị chủ chốt phương Tây khỏi thất bại trong chính sách đối nội và một thất bại trước Nga ở Syria. Nhưng truyền thông Nga đã sớm nhớ lại dụng ý thực đằng sau hàng loạt những câu chuyện giả, được lan truyền ở phương Tây, về cuộc xâm lược Ukraina của Nga, về việc Assad đã sử dụng vũ khí hóa học, về việc điều động lá chắn tên lửa Mỹ đến biên giới của Nga để bảo vệ châu Âu trước tên lửa đạn đạo liên lục địa không tồn tại của Iran. Và vvv.
Để hiểu được các cuộc tấn công ở Paris, hãy bắt đầu với câu hỏi: “Nhà nước Hồi giáo là gì?” Rõ ràng, Nhà nước Hồi giáo [gọi là ISIL hoặc ISIS] là một sản phẩm của CIA hoặc của một tổ chức có liên quan mật thiết đến chính phủ được che chắn bởi những hoạt động của CIA. Nhà nước Hồi giáo dường như đã được sử dụng để lật đổ Gaddafi ở Libya và sau đó được gửi đến để lật đổ Assad ở Syria. Ai có thể nghĩ rằng ISIL từ thủa ban đầu là do CIA, cơ quan tình báo Israel (Mossad), cơ quan tình báo Anh và Pháp tạo ra. Có thể Nhà nước Hồi giáo phát hiện rằng nó là một quyền lực độc lập và nó thay thế chương trình của Washington bằng chương trình riêng của mình. Nhưng có thể nói ISIL phần nào phụ thuộc vào sự hỗ trợ, tích cực hoặc thụ động, của Washington.
ISIL là một tổ chức mới đã bất ngờ xuất hiện. ISIL được mô tả là những kẻ cuồng tín man rợ từ thời trung cổ. Làm thế nào mà một tổ chức như vậy lại nhanh chóng có được một khả năng mở rộng thanh thế trên toàn cầu, để có thể làm rơi một máy bay chở khách của Nga trên bầu trời Ai Cập, thực hiện các vụ đánh bom tại Li-băng và Thổ Nhĩ Kỳ, đánh lừa mật vụ Pháp và thực hiện thành công nhiều cuộc tấn công phối hợp ở Paris? Nhưng tại sao ISIL lại không bao giờ tấn công Israel?
Câu hỏi tiếp theo là: “ISIL có thể được lợi gì từ các cuộc tấn công ở Paris?” ISIL có được lợi lộc gì không nếu châu Âu đóng cửa biên giới, do đó làm mất cơ hội để các chiến binh của họ xâm nhập vào châu Âu dưới danh nghĩa là người tị nạn? ISIL được lợi gì nếu phải hứng chịu các cuộc tấn công trả đũa của Pháp vào các vị trí của mình ở Trung Đông hoặc nghiêm trọng hơn là phải đương đầu với sự xâm lược của NATO?
Ai được lợi? Chắc chắn, giới chính trị chủ chốt Châu Âu và Mỹ được hưởng lợi bằng nhiều cách. Các đảng cầm quyền ở Pháp, Đức và Anh đang gặp rắc rối vì đã đồng tình với cuộc chiến tranh của Washington ở Trung Đông, và hậu quả là đã mang làn sóng người tị nạn tràn vào châu Âu. Tổ chức Công dân châu Âu chống hồi giáo hóa phương Tây ở Đức (PEGIDA) đang nổi lên tại Đức, Đảng Độc lập bài ngoại của Farage đang lan rộng tại Anh và Mặt trận Quốc gia của Marine Le Pen đang gia tăng ảnh hưởng tại Pháp. Thật vậy, một cuộc thăm dò gần đây cho thấy, Marine Le Pen đang dẫn đầu trong số những ứng cử viên Tổng thống Pháp nhiệm kỳ tới.
Các cuộc tấn công ở Paris làm lu mờ những quan điểm và sáng kiến của các đảng chính trị đối lập châu Âu. Những lời đầu tiên mà Francois Hollande tuyên bố ngay sau các cuộc tấn công ở Paris là đóng cửa biên giới của nước này. Mới đây, các liên minh chính trị của bà Merkel ở Đức cũng đẩy chính phủ của bà theo hướng đó. “Paris đã thay đổi tất cả”, họ nói. Chắc chắn nó đã cứu giới chính trị chủ chốt châu Âu khỏi thất bại và mất quyền lực.
Ở Mỹ cũng dẫn đến hệ quả tương tự. Những người ngoài cuộc như Donald Trump và Bernie Sanders đang đại bại trong cuộc đua vào chiếc ghế tổng thống. Trump và Sanders có sức hút, nhưng “Paris đã thay đổi tất cả”. Giờ đây Trump và Sanders đã bị cho ra rìa, không còn xuất hiện trên các bản tin. Sức hút đã mất, đề tài đã chuyển, như CNN đã khẳng định “Những cuộc tấn công Paris đã trở thành tiêu điểm của cuộc đua năm 2016”.
Ngoài ra, ngay sau các cuộc tấn công và cũng chưa có bằng chứng rõ rệt, nhưng Francois Hollande đã quy kết Nhà nước Hồi giáo đã tấn công nước Pháp. Rõ ràng, dư luận đều hiểu rằng Hollande sẽ viện dẫn Điều 5 của NATO, để điều quân tới Syria. Bằng cách này, Mỹ sẽ làm thất bại cố gắng ​​của Nga, khi mà Nga đã cứu chính phủ Assad khỏi rơi vào tay của Nhà nước Hồi giáo. Cuộc xâm lược của NATO chống lại Nhà nước Hồi giáo cũng sẽ nhân cơ hội đó lật đổ được Assad.
Chính phủ Nga đã không nhận ngay ra mối đe dọa này. Chính phủ Nga đã xem các cuộc tấn công ở Paris như một cơ hội để có được sự hợp tác của phương Tây trong cuộc chiến chống lại ISIL. Quan điểm của Nga đấy là phải chiến đấu cùng nhau, tất cả chống lại Nhà nước Hồi giáo.
Sự hiện diện của Nga, mặc dù khá hiệu quả, đang giảm đi ở Syria. Chính phủ Nga sẽ làm gì khi chính sách của họ ở Syria bị đẩy sát tường trước cuộc xâm lược của NATO?
Kẻ hưởng lợi duy nhất từ các cuộc tấn công ở Paris chính là giới chính trị chủ chốt ở phương Tây và Washington, với mục tiêu lật đổ được Assad. Các vụ tấn công ở Paris đã góp phần loại bỏ các mối đe dọa của Mặt trận Quốc gia, của PEGIDA và của Đảng Độc lập ở Anh đối với các đảng chính trị cầm quyền ở Pháp, Đức và Anh. Các vụ tấn công ở Paris đã loại bỏ mối đe dọa của lực lượng chính trị ở Mỹ chủ yếu từ phía hai ứng viên tổng thống của Đảng cộng hòa là Trump và Sanders. Các vụ tấn công ở Paris đã góp phần đẩy nhanh mục tiêu của Washington nhằm loại bỏ Assad khỏi quyền lực.
Câu trả lời cho câu hỏi kinh điển “cui bono” (ai được lợi?) là quá rõ ràng.
Nhưng đừng mong chờ bạn sẽ nghe được câu trả lời từ giới truyền thông phương Tây.
Quan điểm thể hiện trong bài viết này là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Việt Đại Kỷ Nguyên.
Tiến sĩ Paul Craig Roberts đã từng là Trợ lý của Bộ trưởng Tài chính Mỹ về chính sách kinh tế và là biên tập viên của tờ Wall Street Journal. Ông cũng đã là nhà báo cho Business Week, Scripps Howard News Service và Creators Syndicate.